Cập nhật tin tức nóng hổi

Chủng Virus tay chân miệng biến đổi nguy hiểm đang đe dọa TP. Hồ Chí Minh

Bệnh tay chân miệng ở TP.HCM gia tăng là do có sự biến đổi chủng gen của vi rút EV71 từ B5 sang C4. Đây cũng là chủng gen vi rút gây nên dịch bệnh tay chân miệng.
Virus tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng ở TP.HCM gia tăng là do có sự biến đổi chủng gen của vi-rút EV71 từ B5 sang C4. Đây cũng là chủng gen vi-rút gây nên dịch bệnh tay chân miệng ở nước ta vào năm 2011 với 70.000 người mắc và 150 người …

“Bệnh tay chân miệng (TCM) dễ lây lan ở các cháu nhỏ tuổi. Do vậy, Sở Y tế TP.HCM sẽ phối hợp với Sở GD&ĐT TP kiểm soát chặt dịch bệnh này tại các trường mầm non, nhóm trẻ”. sáng 28/9, bác sĩ (BS) Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết thông tin trên.

9 tháng, 27 ca TCM trong trường học

Sáng cùng ngày, Sở Y tế TP.HCM đã kiểm tra tình hình phòng, chống dịch bệnh TCM tại Trường Mầm non phường 1, quận 10, TP.HCM.

Bà Nguyễn Thị Đoan Trang, Hiệu trưởng Trường Mầm non phường 1, quận 10, cho biết đã xuất hiện hai ca TCM trong trường. Ca đầu tiên phát hiện vào sáng 22-9. Đến sáng 24-9, nhà trường phát hiện thêm ca thứ hai. Cả hai ca xảy ra tại lớp mầm 3 (trẻ bốn tuổi).

Xem thêm: Bắt Quả Tang Nữ Y Tá Tiêm Vacxin Hết Hạn Cho Trẻ Em

“Sau khi phát hiện hai ca mắc bệnh TCM, trường đã tổng vệ sinh và khử khuẩn. Cùng với đó nhắc nhở phụ huynh khi phát hiện con bị sốt, nổi bóng nước thì đưa tới các bệnh viện chuyên khoa nhi ngay” bà Trang cho biết thêm.

Sở Y tế TP.HCM cũng khảo sát một điểm nhóm trẻ tại phường này.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế quận 10, trong chín tháng đầu năm 2018, trên địa bàn quận xuất hiện 27 ca bệnh TCM trong trường học.

Bệnh tay chân miệng năm nay đã thấy sự xuất hiện trở lại của chủng virus Enterovirus 71.

Cảnh giác với chủng virus nguy hiểm

“Bệnh TCM năm nay đã thấy sự xuất hiện trở lại của chủng virus Enterovirus 71 (EV71). Chủng virus này đã gây ra dịch TCM lớn trên cả nước vào năm 2011 và làm nhiều trẻ ,….. Đây có thể là nguyên nhân làm gia tăng ca bệnh TCM trên địa bàn TP.HCM trong những tuần gần đây” BS Hưng nhận định.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, bệnh TCM lây qua đường tiêu hóa. Bệnh xuất hiện rải rác và gây thành những ổ dịch nhỏ tại Việt Nam từ những năm cuối của thập niên trước. Năm 2011, bệnh TCM đã gây ra dịch lớn trên cả nước với hơn 150 trường hợp ….. Riêng TP.HCM có hơn 30 ca …..

Lý giải nguyên nhân vì sao năm nay dịch bệnh TCM có nguy cơ quay trở lại như năm 2011, Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, PGS-TS Phan Trọng Lân, cho hay, qua điều tra dịch tễ, năm 2018 có sự phổ biến của vi-rút EV71, chiếm 25% tổng ca mắc.

Lý giải nguyên nhân vì sao năm nay dịch bệnh TCM có nguy cơ quay trở lại như năm 2011, Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, PGS-TS Phan Trọng Lân, cho hay, qua điều tra dịch tễ, năm 2018 có sự phổ biến của vi-rút EV71, chiếm 25% tổng ca mắc.

Vi-rút này khiến bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nặng hơn, tác động lên hệ thần kinh, tim mạch và hô hấp, có thể gây …… Đặc biệt, có sự biến đổi chủng gen của vi-rút EV71 từ B5 sang C4. Đây cũng là chủng gen vi-rút gây nên dịch bệnh tay chân miệng ở nước ta vào năm 2011 với 70.000 người mắc và 150 người …… Chủng này cũng dễ gây biến chứng nặng, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi cao gấp 1,7 lần so với các chủng gen khác của vi-rút EV71.

Từ năm 2012 đến nay, bệnh TCM tại TP.HCM và trên cả nước có khuynh hướng giảm. Chủ yếu là các trường hợp nhẹ, điều trị ngoại trú. Năm 2018, bệnh TCM tại TP.HCM cũng diễn tiến như các năm trước. Số trường hợp nhập viện nội trú xoay quanh 100. Đến tháng 7 và tháng 8, bệnh nhân nhập viện có xu hướng tăng nhẹ theo chu kỳ với trung bình hằng tuần là 140 và 190.

Tuy nhiên, trong hai tuần giữa tháng 9, số ca bệnh TCM ở TP.HCM nhập viện có hiện tượng tăng nhanh. Đồng thời, số ca nhập viện từ các tỉnh cũng gia tăng so với trước đó. Trong những ca nhập viện vào các bệnh viện nhi đồng ở TP.HCM do TCM có gần 60% đến từ các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Theo BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, bệnh TCM do virus lây qua đường tiêu hóa. Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chưa có vaccine phòng. Việc phòng bệnh chủ yếu thông qua ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ và người chăm sóc trẻ như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh hằng ngày, khử khuẩn hằng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ.

Có 80% ca mắc bệnh TCM ở thể nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ và người chăm sóc cần theo dõi sát tình trạng của trẻ, nếu phát hiện các dấu hiệu trở nặng như giật mình, đi đứng loạng choạng, yếu liệt… phải đưa trẻ đến các bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch

Ngoài bệnh TCM, trong tháng 8 và tháng 9, các ca bệnh sởi, sốt xuất huyết (SXH) liên tục bùng phát ở các tỉnh khu vực phía Nam.

Đối với bệnh SXH, kết quả giám sát dịch tễ của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho thấy trong tám tuần gần đây, số ca bệnh nhập viện hằng tuần có khuynh hướng tăng. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã có 12.282 ca. Riêng tại BV Nhi đồng 2, số ca SXH trong tháng 9 tiếp tục tăng, trung bình mỗi tuần BV tiếp nhận khoảng 300 ca đến khám và hơn 100 ca nhập viện điều trị. Sắp tới, thời tiết mưa nhiều vẫn là điều kiện thuận lợi để bệnh SXH lây lan và xuất hiện nhiều.

Đối với dịch bệnh TCM và SXH, do chưa có vaccine phòng ngừa nên để phòng bệnh, cộng đồng cần thực hiện bốn sạch: ăn sạch, ở sạch, đồ chơi sạch và bàn tay sạch.

Theo số liệu từ Viện Pasteur TP.HCM, số ca bệnh sởi tăng đột biến trong tháng 9. Dù đã có vaccine phòng ngừa nhưng hiện tỉ lệ tiêm chủng vaccine này vẫn đang khá thấp. Đơn vị này yêu cầu các địa phương cần chủ động triển khai rộng rãi chương trình tiêm chủng mở rộng, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những trẻ trong độ tuổi tiêm chủng nhưng chưa được tiêm vaccine đầy đủ.

Nguồn Vnmedia ,

No comments:

Post a Comment