Chỉ cần nộp 10 triệu đồng là có 1.500m2 đất - vụ án lạ đời đang làm chấn động dư luận ở Long An với số nạn nhân lên tới khoảng 200 người. Thậm chí, nhiều người được cảnh báo là “lừa đảo”, nhưng thấy chỉ bỏ ra 10 triệu đồng mà có cơ hội sở hữu 1.500m2 đất, nên đã đưa tiền.
10 triệu đồng 1.500m2 đất
Cuối tháng 12.2017, một nhóm đối tượng lạ mặt đến khu vực đất công cặp kênh Bà Kiểng (xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức, Long An), ngang nhiên phân chia đất, dựng nhà. Mỗi người chiếm phần đất ngang 15m dọc theo kênh Bà Kiểng, sâu vô 100m.
Chỉ sau vài đêm, hàng chục nhà tạm, chòi lá được dựng lên, trước mỗi nhà cắm cờ "báo hiệu" phần đất đã có chủ. Những ngày sau, số người từ các nơi đến chiếm đất tăng lên hơn 60 hộ, theo đó là hơn 60 nhà tạm trải dài theo bờ kênh.
Một căn nhà dựng trái phép sau khi bị tháo dỡ.
Bà T, một người dân đến từ huyện Đức Hòa (Long An), cho biết: Cuối tháng 12.2017, bà nghe trong xóm xôn xao chuyện Nhà nước chia đất cho hộ dân nghèo ở xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức. Bà kêu con chở đi xem thực hư ra sao. Đến nơi, bà thấy đã có mấy chục người được “cấp đất”.
Bà hỏi thăm thì được yêu cầu nộp 20 triệu đồng làm “lệ phí” giao đất, rồi bà cũng được “cấp” thửa đất 1.500m2 như những người trước đó.
Bà T hỏi thăm thì biết những người đến trước chỉ nộp 10 triệu đồng là được “cấp” đất. Càng về sau, số tiền phải nộp để được “cấp” đất càng tăng dần. Nhiều người phải nộp đến 50 – 70 triệu đồng, trong khi diện tích đất được “cấp” ngày càng giảm xuống vì “quỹ đất” không còn.
Số đất bị bao chiếm ngày càng tăng, lấp kín suốt 3km dọc theo kênh Bà Kiểng. Số nhà tạm dựng trái phép cũng tăng nhanh, lên đến khoảng 200 nhà.
Một căn nhà cất trái phép trên ruộng chanh của người dân bị tháo dỡ.
Họ tổ chức thành “Ban quản lý”, luôn cắt cử lực lượng canh giữ cả ngày lẫn đêm, sẵn sàng ngăn cản khi cán bộ tiếp cận. Người lạ vào khu vực cũng bị xét hỏi, kiểm tra…
Các hộ bao chiếm đất trái phép bắt đầu đào mương, trồng cây, chăn nuôi… Việc mua bán, chợ tạm cũng ra đời phục vụ nhu cầu của hàng trăm con người. Cuộc sống tạm bợ (không điện, không nước ngọt, không điều kiện vệ sinh tối thiểu…) làm cho môi trường khu vực nhanh chóng bị ô nhiễm. Các hộ thậm chí còn ngang nhiên chiếm đất cất nhà trên phần đất nhà chùa, đất của dân trong khu vực, nhưng không ai dám can ngăn vì sợ nguy hiểm. Sự việc cứ thế kéo dài đến tháng thứ 4…
Khoảng 200 căn nhà cất tạm cặp kênh Bà Kiểng đã bị cưỡng chế tháo dỡ.
Khởi tố vụ án
Sự thật, ngay ngày đầu tiên khi chỉ có ít hộ đến bao chiếm đất, cất nhà trái phép, chính quyền địa phương đã phát hiện. Khi lực lượng chức năng đến ngăn cản, lập biên bản vụ việc, những người bao chiếm đất không hợp tác. Họ viện cớ rằng, khu vực này vốn được quy hoạch làm khu dân cư cho những hộ nghèo trong tỉnh Long An về đây thành lập xã mới. Họ là những hộ nghèo, vì vậy phần đất này là của họ.
Theo UBND huyện Bến Lức, phần đất khoảng 30ha mà nhóm đối tượng bao chiếm trái phép là đất công do Nhà nước trực tiếp quản lý.
Trước đây, khu vực này được quy hoạch làm khu dân cư tập trung. Năm 2011, UBND tỉnh Long An bổ sung quy hoạch sử dụng đất, khu vực cặp kênh Bà Kiểng được chuyển đổi sang đất dành cho giao thông. Cụ thể là xây dựng tuyến đường Lương Hòa – Bình Hòa Bắc với chiều dài 20,6 km nối quốc lộ N2 và quốc lộ N1, dự kiến hoàn thành vào năm 2030.
Đại diện Công an tỉnh Long An thông tin về vụ án trong một cuộc họp báo ngày 28.9.
Rạng sáng 6.4, huyện Bến Lức đã huy động lực lượng lớn cùng nhiều phương tiện cơ giới để cưỡng chế tháo dỡ toàn bộ khoảng 200 nhà xây dựng trái phép nói trên.
Theo ông Trần Văn Tươi – Chủ tịch UBND huyện Bến Lức, khi thực hiện cưỡng chế, không có hộ dân nào đứng ra nhận là nhà của mình để lập biên bản, tất cả họ đều biết mình sai, cũng không có sự chống đối nào đáng kể.
Đồ đạc của những người chiếm đất gửi lại 1 nhà dân sau vụ cưỡng chế tháo dỡ.
Quá trình điều tra, Công an huyện Bến Lức xác định được 2 đối tượng trực tiếp nhận tiền của người dân số tiền lên đến hàng tỉ đồng. Mới đây, Công an huyện Bến Lức đã quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 2 đối tượng về hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” hồi cuối tháng 9.2018.
Đề phòng việc người dân quay lại chiếm đất, huyện Bến Lức luôn cắt cử lực lượng trực bảo vệ suốt ngày đêm khu vực kênh Bà Kiểng.
Nguồn Laodong
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
10 triệu đồng 1.500m2 đất
Cuối tháng 12.2017, một nhóm đối tượng lạ mặt đến khu vực đất công cặp kênh Bà Kiểng (xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức, Long An), ngang nhiên phân chia đất, dựng nhà. Mỗi người chiếm phần đất ngang 15m dọc theo kênh Bà Kiểng, sâu vô 100m.
Chỉ sau vài đêm, hàng chục nhà tạm, chòi lá được dựng lên, trước mỗi nhà cắm cờ "báo hiệu" phần đất đã có chủ. Những ngày sau, số người từ các nơi đến chiếm đất tăng lên hơn 60 hộ, theo đó là hơn 60 nhà tạm trải dài theo bờ kênh.
Một căn nhà dựng trái phép sau khi bị tháo dỡ.
Bà T, một người dân đến từ huyện Đức Hòa (Long An), cho biết: Cuối tháng 12.2017, bà nghe trong xóm xôn xao chuyện Nhà nước chia đất cho hộ dân nghèo ở xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức. Bà kêu con chở đi xem thực hư ra sao. Đến nơi, bà thấy đã có mấy chục người được “cấp đất”.
Bà hỏi thăm thì được yêu cầu nộp 20 triệu đồng làm “lệ phí” giao đất, rồi bà cũng được “cấp” thửa đất 1.500m2 như những người trước đó.
Bà T hỏi thăm thì biết những người đến trước chỉ nộp 10 triệu đồng là được “cấp” đất. Càng về sau, số tiền phải nộp để được “cấp” đất càng tăng dần. Nhiều người phải nộp đến 50 – 70 triệu đồng, trong khi diện tích đất được “cấp” ngày càng giảm xuống vì “quỹ đất” không còn.
Số đất bị bao chiếm ngày càng tăng, lấp kín suốt 3km dọc theo kênh Bà Kiểng. Số nhà tạm dựng trái phép cũng tăng nhanh, lên đến khoảng 200 nhà.
Một căn nhà cất trái phép trên ruộng chanh của người dân bị tháo dỡ.
Họ tổ chức thành “Ban quản lý”, luôn cắt cử lực lượng canh giữ cả ngày lẫn đêm, sẵn sàng ngăn cản khi cán bộ tiếp cận. Người lạ vào khu vực cũng bị xét hỏi, kiểm tra…
Các hộ bao chiếm đất trái phép bắt đầu đào mương, trồng cây, chăn nuôi… Việc mua bán, chợ tạm cũng ra đời phục vụ nhu cầu của hàng trăm con người. Cuộc sống tạm bợ (không điện, không nước ngọt, không điều kiện vệ sinh tối thiểu…) làm cho môi trường khu vực nhanh chóng bị ô nhiễm. Các hộ thậm chí còn ngang nhiên chiếm đất cất nhà trên phần đất nhà chùa, đất của dân trong khu vực, nhưng không ai dám can ngăn vì sợ nguy hiểm. Sự việc cứ thế kéo dài đến tháng thứ 4…
Khoảng 200 căn nhà cất tạm cặp kênh Bà Kiểng đã bị cưỡng chế tháo dỡ.
Khởi tố vụ án
Sự thật, ngay ngày đầu tiên khi chỉ có ít hộ đến bao chiếm đất, cất nhà trái phép, chính quyền địa phương đã phát hiện. Khi lực lượng chức năng đến ngăn cản, lập biên bản vụ việc, những người bao chiếm đất không hợp tác. Họ viện cớ rằng, khu vực này vốn được quy hoạch làm khu dân cư cho những hộ nghèo trong tỉnh Long An về đây thành lập xã mới. Họ là những hộ nghèo, vì vậy phần đất này là của họ.
Theo UBND huyện Bến Lức, phần đất khoảng 30ha mà nhóm đối tượng bao chiếm trái phép là đất công do Nhà nước trực tiếp quản lý.
Trước đây, khu vực này được quy hoạch làm khu dân cư tập trung. Năm 2011, UBND tỉnh Long An bổ sung quy hoạch sử dụng đất, khu vực cặp kênh Bà Kiểng được chuyển đổi sang đất dành cho giao thông. Cụ thể là xây dựng tuyến đường Lương Hòa – Bình Hòa Bắc với chiều dài 20,6 km nối quốc lộ N2 và quốc lộ N1, dự kiến hoàn thành vào năm 2030.
Đại diện Công an tỉnh Long An thông tin về vụ án trong một cuộc họp báo ngày 28.9.
Rạng sáng 6.4, huyện Bến Lức đã huy động lực lượng lớn cùng nhiều phương tiện cơ giới để cưỡng chế tháo dỡ toàn bộ khoảng 200 nhà xây dựng trái phép nói trên.
Theo ông Trần Văn Tươi – Chủ tịch UBND huyện Bến Lức, khi thực hiện cưỡng chế, không có hộ dân nào đứng ra nhận là nhà của mình để lập biên bản, tất cả họ đều biết mình sai, cũng không có sự chống đối nào đáng kể.
Đồ đạc của những người chiếm đất gửi lại 1 nhà dân sau vụ cưỡng chế tháo dỡ.
Quá trình điều tra, Công an huyện Bến Lức xác định được 2 đối tượng trực tiếp nhận tiền của người dân số tiền lên đến hàng tỉ đồng. Mới đây, Công an huyện Bến Lức đã quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 2 đối tượng về hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” hồi cuối tháng 9.2018.
Đề phòng việc người dân quay lại chiếm đất, huyện Bến Lức luôn cắt cử lực lượng trực bảo vệ suốt ngày đêm khu vực kênh Bà Kiểng.
Nguồn Laodong
No comments:
Post a Comment