Đó là vấn đề đặt ra tại cuộc làm việc của HĐND tỉnh với BHXH Nghệ An theo chương trình giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh lao động và chế độ chính sách đối với người lao động.
Đồng chí Cao Thị Hiền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc làm việc. Cùng tham gia có đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh. Ảnh: Mai Hoa
558 doanh nghiệp nợ BHXH khó thu
Theo cơ quan BHXH Nghệ An, thời gian qua, ngành đã triển khai nhiều giải pháp, biện pháp nhằm đẩy mạnh tuyên truyền gắn kiểm tra, thanh tra, đôn đốc các doanh nghiệp chấp hành việc tham gia BHXH, BHYT đối với người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nợ đóng BHXH.
Trên địa bàn Nghệ An, tổng số người lao động trong doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT, BHTN tăng lên mỗi năm. Năm 2016 là 109.141 người, năm 2017 có 112.590 người và 6 tháng đầu năm là 115.481 người/6.108 doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động.
Mặc dù vậy, số doanh nghiệp chưa tham gia BHXH cho người lao động trên địa bàn tỉnh còn lớn. Qua số liệu quản lý của Cục Thuế tỉnh, tính đến 31/12/2017, trên địa bàn tỉnh còn 6.049 doanh nghiệp có mã số thuế đang hoạt động nhưng chưa đăng ký tham gia BHXH.
Theo Giám đốc BHXH tỉnh Lê Trường Giang, qua rà soát, khảo sát hơn 4.500 doanh nghiệp được cơ quan BHXH tỉnh tiến hành trong năm 2018 thì còn khoảng hơn 1.200 doanh nghiệp thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, nhưng chưa tham gia BHXH; còn lại là các doanh nghiệp thành lập nhưng chưa hoạt động, chưa phát sinh việc tuyển dụng, sử dụng lao động.
Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị cơ quan BHXH tỉnh cần công khai các doanh nghiệp nợ đóng BHXH. Ảnh: Mai Hoa
Bên cạnh số doanh nghiệp chưa tham gia BHXH thì nổi lên là tình trạng doanh nghiệp nợ đóng BHXH cho người lao động còn nhiều. Tính đến tháng 6/2018 có 4.338 doanh nghiệp nợ, trong đó có 163 doanh nghiệp nợ từ 12 tháng trở lên và 558 doanh nghiệp nợ khó thu do mất tích, phá sản, giải thể, dừng hoạt động...
Tìm giải pháp thu hồi nợ BHXH
Trên cơ sở báo cáo của BHXH và qua thực tiễn giám sát tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tại cuộc làm việc, các thành viên đoàn giám sát đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến các giải pháp đôn đốc các doanh nghiệp chưa tham gia hoặc tham gia mà còn nợ đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
Phân tích những khó khăn, bất cập trong thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT cũng như làm rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp sau thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cho rằng, trên cơ sở thực tiễn đặt ra, cơ quan BHXH cần chủ động nghiên cứu đề xuất các chế tài để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thu hồ nợ đóng BHXH.
Giám đốc BHXH tỉnh Lê Trường Giang nêu tình trạng doanh nghiệp nợ đóng BHXH còn nhiều. Ảnh: Mai Hoa
Khẳng định không phải không có giải pháp để thu hồi nợ đóng BHXH, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cho rằng, cơ quan BHXH tỉnh cần công khai các doanh nghiệp nợ đóng BHXH, đồng thời chủ động đề xuất với tỉnh, các ngành hạn chế quyền lợi của doanh nghiệp trong đầu tư, thuê đất để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
Song song với đó là tăng cường phối hợp với các sở, ngành và ngân hàng, Hải quan… để thu hồi nợ; đối với doanh nghiệp phá sản thì cũng cần trích trong tài sản của đơn vị để nộp đóng, bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Kết luận tại cuộc làm việc, bên cạnh chia sẻ những khó khăn của ngành BHXH, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Thị Hiền đề nghị đơn vị tăng cường công tác tham mưu triển khai các Luật, Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương và của tỉnh liên quan đến BHXH, chính sách tiền lương cho người lao động.
Gắn với đó là đẩy mạnh tuyên truyền, trong đó chú trọng tuyên truyền quyền lợi của người lao động cũng như cập nhật thường xuyên tình trạng đóng BHXH, BHYT, BHTN của doanh nghiệp để người lao động nắm bắt được, bởi có thực tế, doanh nghiệp nợ đọng BHXH trong thời gian dài, khi người lao động cần giải quyết chế độ mới biết được.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Thị Hiền kết luận tại cuộc làm việc. Ảnh: Mai Hoa
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cũng đề nghị BHXH tỉnh tăng cường cải cách hành chính, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ làm công tác BHXH, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động.
Mặt khác, nghiên cứu để tiếp tục đưa ra các giải pháp thu hồi nợ đọng BHXH, đồng thời rà soát, phân loại các doanh nghiệp thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa tham gia để có sự tác động tập trung, đảm bảo quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp.
Nguồn Baonghean
Kinh tế
,
Tin trong nước
Đồng chí Cao Thị Hiền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc làm việc. Cùng tham gia có đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh. Ảnh: Mai Hoa
558 doanh nghiệp nợ BHXH khó thu
Theo cơ quan BHXH Nghệ An, thời gian qua, ngành đã triển khai nhiều giải pháp, biện pháp nhằm đẩy mạnh tuyên truyền gắn kiểm tra, thanh tra, đôn đốc các doanh nghiệp chấp hành việc tham gia BHXH, BHYT đối với người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nợ đóng BHXH.
Trên địa bàn Nghệ An, tổng số người lao động trong doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT, BHTN tăng lên mỗi năm. Năm 2016 là 109.141 người, năm 2017 có 112.590 người và 6 tháng đầu năm là 115.481 người/6.108 doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động.
Mặc dù vậy, số doanh nghiệp chưa tham gia BHXH cho người lao động trên địa bàn tỉnh còn lớn. Qua số liệu quản lý của Cục Thuế tỉnh, tính đến 31/12/2017, trên địa bàn tỉnh còn 6.049 doanh nghiệp có mã số thuế đang hoạt động nhưng chưa đăng ký tham gia BHXH.
Theo Giám đốc BHXH tỉnh Lê Trường Giang, qua rà soát, khảo sát hơn 4.500 doanh nghiệp được cơ quan BHXH tỉnh tiến hành trong năm 2018 thì còn khoảng hơn 1.200 doanh nghiệp thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, nhưng chưa tham gia BHXH; còn lại là các doanh nghiệp thành lập nhưng chưa hoạt động, chưa phát sinh việc tuyển dụng, sử dụng lao động.
Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị cơ quan BHXH tỉnh cần công khai các doanh nghiệp nợ đóng BHXH. Ảnh: Mai Hoa
Bên cạnh số doanh nghiệp chưa tham gia BHXH thì nổi lên là tình trạng doanh nghiệp nợ đóng BHXH cho người lao động còn nhiều. Tính đến tháng 6/2018 có 4.338 doanh nghiệp nợ, trong đó có 163 doanh nghiệp nợ từ 12 tháng trở lên và 558 doanh nghiệp nợ khó thu do mất tích, phá sản, giải thể, dừng hoạt động...
Tìm giải pháp thu hồi nợ BHXH
Trên cơ sở báo cáo của BHXH và qua thực tiễn giám sát tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tại cuộc làm việc, các thành viên đoàn giám sát đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến các giải pháp đôn đốc các doanh nghiệp chưa tham gia hoặc tham gia mà còn nợ đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
Phân tích những khó khăn, bất cập trong thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT cũng như làm rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp sau thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cho rằng, trên cơ sở thực tiễn đặt ra, cơ quan BHXH cần chủ động nghiên cứu đề xuất các chế tài để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thu hồ nợ đóng BHXH.
Giám đốc BHXH tỉnh Lê Trường Giang nêu tình trạng doanh nghiệp nợ đóng BHXH còn nhiều. Ảnh: Mai Hoa
Khẳng định không phải không có giải pháp để thu hồi nợ đóng BHXH, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cho rằng, cơ quan BHXH tỉnh cần công khai các doanh nghiệp nợ đóng BHXH, đồng thời chủ động đề xuất với tỉnh, các ngành hạn chế quyền lợi của doanh nghiệp trong đầu tư, thuê đất để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
Song song với đó là tăng cường phối hợp với các sở, ngành và ngân hàng, Hải quan… để thu hồi nợ; đối với doanh nghiệp phá sản thì cũng cần trích trong tài sản của đơn vị để nộp đóng, bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Kết luận tại cuộc làm việc, bên cạnh chia sẻ những khó khăn của ngành BHXH, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Thị Hiền đề nghị đơn vị tăng cường công tác tham mưu triển khai các Luật, Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương và của tỉnh liên quan đến BHXH, chính sách tiền lương cho người lao động.
Gắn với đó là đẩy mạnh tuyên truyền, trong đó chú trọng tuyên truyền quyền lợi của người lao động cũng như cập nhật thường xuyên tình trạng đóng BHXH, BHYT, BHTN của doanh nghiệp để người lao động nắm bắt được, bởi có thực tế, doanh nghiệp nợ đọng BHXH trong thời gian dài, khi người lao động cần giải quyết chế độ mới biết được.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Thị Hiền kết luận tại cuộc làm việc. Ảnh: Mai Hoa
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cũng đề nghị BHXH tỉnh tăng cường cải cách hành chính, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ làm công tác BHXH, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động.
Mặt khác, nghiên cứu để tiếp tục đưa ra các giải pháp thu hồi nợ đọng BHXH, đồng thời rà soát, phân loại các doanh nghiệp thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa tham gia để có sự tác động tập trung, đảm bảo quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp.
Nguồn Baonghean
No comments:
Post a Comment