Hàng loạt đòn hiểm mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang nhắm vào Trung Quốc khiến Bắc Kinh lo ngại. Tuy nhiên, có những mối nguy cơ ẩn bên trong cường quốc châu Á còn đáng sợ hơn thế.
Ẩn họa đáng sợ
Một báo cáo của tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P của Mỹ vừa công bố cho thấy, Trung Quốc đang gánh những khoản nợ ngầm khổng lồ và tiềm ẩn những rủi ro to lớn đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Theo báo cáo vừa được S&P đưa ra, núi nợ khổng lồ này thuộc về chính quyền địa phương Trung Quốc. Nó có thể lên tới 40 ngàn tỷ Nhân dân tệ (NDT), tương đương khoảng 6 ngàn tỷ USD.
Núi nợ này không được phản ánh trong các số liệu chính thức của Trung Quốc và là một ẩn họa ngầm và thực sự đáng sợ. Bởi nếu tính thêm các khoản nợ không nằm trong sổ sách này thì nợ chính phủ của Trung Quốc vượt ngưỡng báo động 60%/GDP.
Nợ tiềm ẩn của Trung Quốc cao.
Đây thực chất là những khoản vay thông qua việc sử các cấu trúc gọi vốn của chính quyền địa phương (LGFV) một công cụ để ngụy trang các khoản nợ.
Trên thực tế, tỷ lệ nợ này đáng báo động nhưng vẫn còn thấp hơn một số nước, trong đó có Mỹ và Nhật. Tuy nhiên, tính chất nợ công ở nhóm các nước phát triển và đang phát triển khác nhau rất nhiều, sự khác nhau nằm ở tính hiệu quả và minh bạch của đồng vốn vay.
Trong khi đó, ở nhóm các nước đang phát triển thì nợ công của Trung Quốc vượt xa các nước khác. Một điều đáng lưu tâm là tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay để tạo ra tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc bị đánh giá thấp, một phần do sự yếu kém trong việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp nhà nước.
Nợ của Trung Quốc trở nên nguy hiểm trong bối cảnh nền kinh tế của Trung Quốc đang hạ nhiệt và nhất là cuộc chiến thương mại Mỹ -rung đang khiến các ngành sản xuất của Trung Quốc chịu nhiều đau đớn.
Không những thế, hệ thống tài chính của Trung Quốc đang gặp rất nhiều trục trặc, từ vấn đề tỷ giá, tín dụng ngầm cho tới nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Trong một báo cáo hồi cuối 2016, Fitch Ratings cảnh báo rằng các khoản nợ xấu của hệ thống tài chính Trung Quốc có thể gấp 10 lần số liệu ước tính do chính phủ nước này đưa ra.
Ẩn họa nội bộ Trung Quốc, đáng sợ hơn đòn hiểm của Donald Trump
Rủi ro lớn cho hệ thống tài chính.
Khi đó, Fitch cho rằng, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Trung Quốc có thể lên tới 20%, thay vì mức 1,8% như báo cáo của cơ quan chức năng Trung Quốc. Thậm chí, khi đó Fitch còn dự báo tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong trung hạn.
Những quả bom ngàn tỷ USD trong hệ thống đầu tư ngầm và tín dụng đen có thể phát nổ bất cứ lúc nào, đe dọa cho hệ thống tài chính cũng như ổn định xã hội ở đất nước đông dân nhất thế giới.
Xung đột với Donald Trump, tiến thoái lưỡng nan
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã rất vất vả chống đỡ lại những bất ổn và trục trặc trong hệ thống tài chính nước này, từ những cú sốc tỷ giá năm 2015, hệ thống ngân hàng cho tới sự tụt dốc của thị trường chứng khoán và nguy cơ nhiều địa phương, thành phố phải tuyên bố vỡ nợ.
Sau một thời gian ổn định trở lại, giờ đây Bắc Kinh đang phải đối mặt với những vấn đề còn khó khăn hơn rất nhiều. Đó là sự giảm tốc đáng lo ngại của nền kinh tế số 2 thế giới bất chấp tín dụng vẫn được bơm vào và những tác động tiêu cực từ một cuộc chiến thương mại với nước Mỹ của ông Donald Trump.
TTCK Trung Quốc gần đây liên tục tụt giảm và đã rơi vào tình trạng thị trường giá xuống (bear market). Chỉ số Shanghai Composite giảm liên tục và là một trong những chỉ số có diễn biến tồi tệ nhất thế giới.
Ẩn họa nội bộ Trung Quốc, đáng sợ hơn đòn hiểm của Donald Trump
Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc hiện vẫn là vấn đề đáng lo.
Nền kinh tế Trung Quốc đang diễn biến chậm chạp và phụ thuộc vào tăng trưởng nợ, và chưa có tín hiệu sáng sủa trở lại bất chấp những gói kích thích tài khoá và tiền tệ vẫn được tung ra.
Nếu như 5 năm trước, giới đầu tư tin tưởng vào một đợt bùng nổ thần kỳ mới của Trung Quốc, thì giờ đây niềm tin đang bị xói mòn. Hàng loạt các cú sốc khiến nhiều người phải nghĩ lại. Niềm tin vào sự trỗi dậy của Trung Quốc, “giấc mơ Trung Hoa”, “Made in China 2025” hay “vị trí ngôi đầu thế giới”… đang xa dần khi mà sự trục trặc và bất ổn dồn dập lộ diện.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc không đem lại sự tin tưởng cho giới đầu tư, mà thay vào đó là sự lo sợ. Giới đầu tư lo ngại với chính sự lớn mạnh của Trung Quốc cũng như những tính toán chiến lược của quốc gia này.
Ở trong nước, áp lực tăng trưởng và sự can thiệp khiến các thị trường bị đánh giá là méo mó. Tín dụng lớn, vay nợ nhiều khiến Trung Quốc đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ.
Các tập đoàn nhà nước trở thành các tay chơi chủ chốt trên thị trường, nhưng sự hỗ trợ từ chính quyền trong nước và sự độc quyền có thể sẽ khiến các ông lớn này khó có thể tiến xa và tiếp cận với thị trường quốc tế.
Ở ngoài nước, kế hoạch “Một vành đai, một con đường” vốn được Bắc Kinh kỳ vọng rất lớn đang gặp rất nhiều khó khăn và rủi do. Chiến lược mà Trung Quốc muốn thâu tóm vai trò lớn hơn trong thương mại toàn đang vấp phải sự phản đối của người dân tại nhiều nước mà con đường thương mại lấy Trung Quốc làm trung tâm đi qua.
Trong khi đang chống chọi với nhiều vấn đề trong nước, Trung Quốc giờ đây gặp rất nhiều vấn đề khi vươn tầm ảnh hưởng ra ngoài nước. Hàng loạt đòn giáng thương mại của tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây (gần nhất là tuyên bố rút khỏi Liên minh Bưu chính Thế giới của Mỹ) khiến Trung Quốc thực sự tiến thoái lưỡng nan, rút thì tai tiếng, mà chống trả thì thiệt hại khôn lường.
Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình không còn ẩn mình như trước mà trỗi dậy mạnh mẽ, nhưng đây cũng là lúc mà nền kinh tế nước này đối mặt với rất nhiều áp lực trong và ngoài nước, không chỉ từ cường quốc số 1 là Mỹ, mà còn một loạt đồng minh và đối tác của Mỹ.
Trong bản thỏa thuận Mỹ Mexico Canada (USMCA), một hiệp định tự do NAFTA mới, ông Trump đã buộc các nước thành viên phải được 2 nước còn lại nhất trí mới được đàm phán thương mại với một nền kinh tế bị coi là “phi thị trường”, một từ để ám chỉ Trung Quốc.
Trong thời gian tới, nếu Mỹ mà có những thỏa thuận tương tự với châu Âu và Nhật, thì sự khó khăn đối với Trung Quốc còn lớn lên gấp bội lần.
Nguồn Vietnamnet
Kinh tế
,
Tin trong nước
Ẩn họa đáng sợ
Một báo cáo của tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P của Mỹ vừa công bố cho thấy, Trung Quốc đang gánh những khoản nợ ngầm khổng lồ và tiềm ẩn những rủi ro to lớn đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Theo báo cáo vừa được S&P đưa ra, núi nợ khổng lồ này thuộc về chính quyền địa phương Trung Quốc. Nó có thể lên tới 40 ngàn tỷ Nhân dân tệ (NDT), tương đương khoảng 6 ngàn tỷ USD.
Núi nợ này không được phản ánh trong các số liệu chính thức của Trung Quốc và là một ẩn họa ngầm và thực sự đáng sợ. Bởi nếu tính thêm các khoản nợ không nằm trong sổ sách này thì nợ chính phủ của Trung Quốc vượt ngưỡng báo động 60%/GDP.
Nợ tiềm ẩn của Trung Quốc cao.
Đây thực chất là những khoản vay thông qua việc sử các cấu trúc gọi vốn của chính quyền địa phương (LGFV) một công cụ để ngụy trang các khoản nợ.
Trên thực tế, tỷ lệ nợ này đáng báo động nhưng vẫn còn thấp hơn một số nước, trong đó có Mỹ và Nhật. Tuy nhiên, tính chất nợ công ở nhóm các nước phát triển và đang phát triển khác nhau rất nhiều, sự khác nhau nằm ở tính hiệu quả và minh bạch của đồng vốn vay.
Trong khi đó, ở nhóm các nước đang phát triển thì nợ công của Trung Quốc vượt xa các nước khác. Một điều đáng lưu tâm là tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay để tạo ra tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc bị đánh giá thấp, một phần do sự yếu kém trong việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp nhà nước.
Nợ của Trung Quốc trở nên nguy hiểm trong bối cảnh nền kinh tế của Trung Quốc đang hạ nhiệt và nhất là cuộc chiến thương mại Mỹ -rung đang khiến các ngành sản xuất của Trung Quốc chịu nhiều đau đớn.
Không những thế, hệ thống tài chính của Trung Quốc đang gặp rất nhiều trục trặc, từ vấn đề tỷ giá, tín dụng ngầm cho tới nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Trong một báo cáo hồi cuối 2016, Fitch Ratings cảnh báo rằng các khoản nợ xấu của hệ thống tài chính Trung Quốc có thể gấp 10 lần số liệu ước tính do chính phủ nước này đưa ra.
Ẩn họa nội bộ Trung Quốc, đáng sợ hơn đòn hiểm của Donald Trump
Rủi ro lớn cho hệ thống tài chính.
Khi đó, Fitch cho rằng, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Trung Quốc có thể lên tới 20%, thay vì mức 1,8% như báo cáo của cơ quan chức năng Trung Quốc. Thậm chí, khi đó Fitch còn dự báo tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong trung hạn.
Những quả bom ngàn tỷ USD trong hệ thống đầu tư ngầm và tín dụng đen có thể phát nổ bất cứ lúc nào, đe dọa cho hệ thống tài chính cũng như ổn định xã hội ở đất nước đông dân nhất thế giới.
Xung đột với Donald Trump, tiến thoái lưỡng nan
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã rất vất vả chống đỡ lại những bất ổn và trục trặc trong hệ thống tài chính nước này, từ những cú sốc tỷ giá năm 2015, hệ thống ngân hàng cho tới sự tụt dốc của thị trường chứng khoán và nguy cơ nhiều địa phương, thành phố phải tuyên bố vỡ nợ.
Sau một thời gian ổn định trở lại, giờ đây Bắc Kinh đang phải đối mặt với những vấn đề còn khó khăn hơn rất nhiều. Đó là sự giảm tốc đáng lo ngại của nền kinh tế số 2 thế giới bất chấp tín dụng vẫn được bơm vào và những tác động tiêu cực từ một cuộc chiến thương mại với nước Mỹ của ông Donald Trump.
TTCK Trung Quốc gần đây liên tục tụt giảm và đã rơi vào tình trạng thị trường giá xuống (bear market). Chỉ số Shanghai Composite giảm liên tục và là một trong những chỉ số có diễn biến tồi tệ nhất thế giới.
Ẩn họa nội bộ Trung Quốc, đáng sợ hơn đòn hiểm của Donald Trump
Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc hiện vẫn là vấn đề đáng lo.
Nền kinh tế Trung Quốc đang diễn biến chậm chạp và phụ thuộc vào tăng trưởng nợ, và chưa có tín hiệu sáng sủa trở lại bất chấp những gói kích thích tài khoá và tiền tệ vẫn được tung ra.
Nếu như 5 năm trước, giới đầu tư tin tưởng vào một đợt bùng nổ thần kỳ mới của Trung Quốc, thì giờ đây niềm tin đang bị xói mòn. Hàng loạt các cú sốc khiến nhiều người phải nghĩ lại. Niềm tin vào sự trỗi dậy của Trung Quốc, “giấc mơ Trung Hoa”, “Made in China 2025” hay “vị trí ngôi đầu thế giới”… đang xa dần khi mà sự trục trặc và bất ổn dồn dập lộ diện.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc không đem lại sự tin tưởng cho giới đầu tư, mà thay vào đó là sự lo sợ. Giới đầu tư lo ngại với chính sự lớn mạnh của Trung Quốc cũng như những tính toán chiến lược của quốc gia này.
Ở trong nước, áp lực tăng trưởng và sự can thiệp khiến các thị trường bị đánh giá là méo mó. Tín dụng lớn, vay nợ nhiều khiến Trung Quốc đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ.
Các tập đoàn nhà nước trở thành các tay chơi chủ chốt trên thị trường, nhưng sự hỗ trợ từ chính quyền trong nước và sự độc quyền có thể sẽ khiến các ông lớn này khó có thể tiến xa và tiếp cận với thị trường quốc tế.
Ở ngoài nước, kế hoạch “Một vành đai, một con đường” vốn được Bắc Kinh kỳ vọng rất lớn đang gặp rất nhiều khó khăn và rủi do. Chiến lược mà Trung Quốc muốn thâu tóm vai trò lớn hơn trong thương mại toàn đang vấp phải sự phản đối của người dân tại nhiều nước mà con đường thương mại lấy Trung Quốc làm trung tâm đi qua.
Trong khi đang chống chọi với nhiều vấn đề trong nước, Trung Quốc giờ đây gặp rất nhiều vấn đề khi vươn tầm ảnh hưởng ra ngoài nước. Hàng loạt đòn giáng thương mại của tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây (gần nhất là tuyên bố rút khỏi Liên minh Bưu chính Thế giới của Mỹ) khiến Trung Quốc thực sự tiến thoái lưỡng nan, rút thì tai tiếng, mà chống trả thì thiệt hại khôn lường.
Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình không còn ẩn mình như trước mà trỗi dậy mạnh mẽ, nhưng đây cũng là lúc mà nền kinh tế nước này đối mặt với rất nhiều áp lực trong và ngoài nước, không chỉ từ cường quốc số 1 là Mỹ, mà còn một loạt đồng minh và đối tác của Mỹ.
Trong bản thỏa thuận Mỹ Mexico Canada (USMCA), một hiệp định tự do NAFTA mới, ông Trump đã buộc các nước thành viên phải được 2 nước còn lại nhất trí mới được đàm phán thương mại với một nền kinh tế bị coi là “phi thị trường”, một từ để ám chỉ Trung Quốc.
Trong thời gian tới, nếu Mỹ mà có những thỏa thuận tương tự với châu Âu và Nhật, thì sự khó khăn đối với Trung Quốc còn lớn lên gấp bội lần.
Nguồn Vietnamnet
No comments:
Post a Comment