Chiều nay 16.10, tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM lần thứ 18, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân đã kết luận nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề xây dựng Nhà hát Giao hưởng tại Thủ Thiêm gây nhiều luồng ý kiến tranh luận gay gắt suốt thời gian qua.
Theo Bí thư Thành uỷ TP.HCM, việc xây Nhà hát Giao hưởng là phải triển khai vì kế hoạch xây nhà hát này đã có từ 25 năm mà chưa thể thực hiện do nhiều lý do. “Nhiều người, nhiều ý kiến không ủng hộ là do chính quyền TP.HCM chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân”, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.
Tin liên quan: Văn tế Thủ Thiêm
Trước đó, trao đổi trực tiếp với phóng viên Dân Việt, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói: “Việc xây dựng nhà hát là theo kế hoạch, làm theo kế hoạch, làm bây giờ là còn muộn vì kế hoạch đã có từ 25 năm nay”.
Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân.
Cũng theo ông Nhân, khi việc xây dựng nhà hát được HĐND TP thông qua, đã có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.
“Trong đó, luồng ý kiến không ủng hộ có phần gay gắt và không muốn nói là rất cực đoan. Vấn đề nằm ở chỗ thông tin chưa đủ, chính quyền TP chưa cung cấp đầy đủ thông tin… Các bạn làm truyền thông nên giúp chính quyền TP thông tin một cách tích cực trong dự án nhà hát Thủ Thiêm tới người dân. Khi đã đầy đủ thông tin, tôi nghĩ mọi người sẽ không còn gay gắt nữa”, ông Nhân gửi gắm.
Cũng theo ông Nhân, việc xây nhà hát không tốn quá nhiều tiền. Trong khi nhìn lại con số xây trường học, bệnh viện trong 5 năm vừa qua là hơn 34.000 tỷ đồng, nhà hát (Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch) chỉ hơn 1.500 tỷ đồng, mới bằng 4% so với tiền xây bệnh viện, trường học… Phải nhìn tổng thể của các kế hoạch để thấy rằng xây nhà hát là điều nên làm.
“Ở đây bài học là gì, là lỗi ở chính quyền chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân trong dự án này. Có những việc trước kia làm không tốt như Nhà hát Trần Hữu Trang, làm xong không sử dụng được. Cái này phải nhận lỗi với người dân, không chối được. Nhưng không phải như vậy mà không xây nhà hát giao hưởng, nghĩ như vậy là sai. Chúng ta phải xót xa khi giàn nhạc giao hưởng phải tập ở tầng hầm, nhạc cụ thì đem gửi khắp nơi. Trong khi những người để chơi được một số nhạc cụ trong đó phải học tới 10 năm”, ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ.
“Tồn tại 25 năm mà không thấy được hình hài nhà hát cũng phải suy nghĩ chứ, cứ đi thuê mãi sao được”, Bí thư TP.HCM nói và cho biết nhà hát giao hưởng sắp tới phải thuê nước ngoài thiết kế, vì Việt Nam chưa thiết kế được.
Trước đó, sáng 8.10, tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP.HCM khóa IX (kỳ họp bất thường), Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã trình HĐND TP tờ trình về dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch và đã được HĐND TP thông qua với 100% phiếu thuận.
Đại biểu HĐND TP thông qua tờ trình xây dựng nhà hát Thủ Thiêm.
Đây là nhà hát đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 1.508 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP (từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn, quận 1). Nhà hát này có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2018 – 2022.
Chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao. Ông Liêm cho rằng TP.HCM là một TP văn minh, hiện đại, là đầu mối giao lưu không chỉ về kinh tế, khoa học mà còn các giá trị văn hóa xã hội khác nên rất cần những công trình văn hóa xứng tầm.
Tin trong nước
,
Xã hội
Theo Bí thư Thành uỷ TP.HCM, việc xây Nhà hát Giao hưởng là phải triển khai vì kế hoạch xây nhà hát này đã có từ 25 năm mà chưa thể thực hiện do nhiều lý do. “Nhiều người, nhiều ý kiến không ủng hộ là do chính quyền TP.HCM chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân”, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.
Tin liên quan: Văn tế Thủ Thiêm
Trước đó, trao đổi trực tiếp với phóng viên Dân Việt, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói: “Việc xây dựng nhà hát là theo kế hoạch, làm theo kế hoạch, làm bây giờ là còn muộn vì kế hoạch đã có từ 25 năm nay”.
Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân.
Cũng theo ông Nhân, khi việc xây dựng nhà hát được HĐND TP thông qua, đã có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.
“Trong đó, luồng ý kiến không ủng hộ có phần gay gắt và không muốn nói là rất cực đoan. Vấn đề nằm ở chỗ thông tin chưa đủ, chính quyền TP chưa cung cấp đầy đủ thông tin… Các bạn làm truyền thông nên giúp chính quyền TP thông tin một cách tích cực trong dự án nhà hát Thủ Thiêm tới người dân. Khi đã đầy đủ thông tin, tôi nghĩ mọi người sẽ không còn gay gắt nữa”, ông Nhân gửi gắm.
Cũng theo ông Nhân, việc xây nhà hát không tốn quá nhiều tiền. Trong khi nhìn lại con số xây trường học, bệnh viện trong 5 năm vừa qua là hơn 34.000 tỷ đồng, nhà hát (Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch) chỉ hơn 1.500 tỷ đồng, mới bằng 4% so với tiền xây bệnh viện, trường học… Phải nhìn tổng thể của các kế hoạch để thấy rằng xây nhà hát là điều nên làm.
“Ở đây bài học là gì, là lỗi ở chính quyền chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân trong dự án này. Có những việc trước kia làm không tốt như Nhà hát Trần Hữu Trang, làm xong không sử dụng được. Cái này phải nhận lỗi với người dân, không chối được. Nhưng không phải như vậy mà không xây nhà hát giao hưởng, nghĩ như vậy là sai. Chúng ta phải xót xa khi giàn nhạc giao hưởng phải tập ở tầng hầm, nhạc cụ thì đem gửi khắp nơi. Trong khi những người để chơi được một số nhạc cụ trong đó phải học tới 10 năm”, ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ.
“Tồn tại 25 năm mà không thấy được hình hài nhà hát cũng phải suy nghĩ chứ, cứ đi thuê mãi sao được”, Bí thư TP.HCM nói và cho biết nhà hát giao hưởng sắp tới phải thuê nước ngoài thiết kế, vì Việt Nam chưa thiết kế được.
Trước đó, sáng 8.10, tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP.HCM khóa IX (kỳ họp bất thường), Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã trình HĐND TP tờ trình về dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch và đã được HĐND TP thông qua với 100% phiếu thuận.
Đại biểu HĐND TP thông qua tờ trình xây dựng nhà hát Thủ Thiêm.
Đây là nhà hát đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 1.508 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP (từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn, quận 1). Nhà hát này có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2018 – 2022.
Chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao. Ông Liêm cho rằng TP.HCM là một TP văn minh, hiện đại, là đầu mối giao lưu không chỉ về kinh tế, khoa học mà còn các giá trị văn hóa xã hội khác nên rất cần những công trình văn hóa xứng tầm.
No comments:
Post a Comment