Cập nhật tin tức nóng hổi

BRT gây thất thoát ‘khủng’, Sở GTVT Hà Nội phải chịu trách nhiệm

Nhiều đoàn nghiên cứu được UBND TP.Hà Nội cử đi khảo sát về BRT tại nước ngoài nhưng không có một báo cáo cụ thể nào để phục vụ dự án.
BRT gây thất thoát ‘khủng’
Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội do Sở GVT làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 53,6 triệu USD. Thời gian thực hiện giai đoạn I đề ra ban đầu là từ 2007 đến 2010, tuy nhiên đến năm 2013, Hợp phần BRT mới khởi công, nghĩa là chậm 6 năm so với thời gian phê duyệt và phải sau 9 năm mới đưa vào hoạt động.

Hàng loạt sai phạm

Kết luật của Thanh tra Chính phủ cho biết, có 3 đoàn được UBND TP.Hà Nội cử đi nghiên cứu, khảo sát mô hình hệ thống xe buýt nhanh BRT tại các nước Brazil, Colombia, Ecuado, Indonexia vào các 2004; 2009; 2015. Tuy nhiên, kết quả nhận được từ các đoàn khảo sát này là rất thảm hại, cụ thể 1 đoàn không có báo cáo kết quả, 2 đoàn còn lại thì có báo cáo nhưng lại bao gồm những nội dung có vẻ không liên quan đến khảo sát.

Các đoàn được cử đi nước ngoài cũng không có tài liệu để tham gia đóng góp đối với việc lập dự án đầu tư, thiết kế, dự toán xe BRT. Kết luận Thanh tra khẳng định: Không đạt mục tiêu của việc khảo sát.

Về phê duyệt kế hoạch đấu thầu và đấu thầu, kết luận thanh tra chỉ ra Sở GTVT Hà Nội đã vi phạm Khoản 2 và Khoản 4, điều 6 của Luật Đấu thầu. Cụ thể, việc lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu từ năm 2008 đến 2014 bị cho là thiếu đồng bộ, quy mô gói chưa hợp lý dẫn đến phải bổ sung điều chỉnh nhiều lần và làm cho việc tổ chức đấu thầu bị chậm, triển khai không đúng kế hoạch được phê duyệt.

Công tác thiết kế, lập dự toán cũng được xác định là có vi phạm khi CĐT cố tình lập thêm dự toán gói thầu để mời thầu, ký hợp đồng, nghiệm thu thanh toán cho các nhà thầu, gây thất thoát ngân sách số tiền hơn 332 triệu đồng.

Hiệu quả đầu tư của dự án cũng vướng mắc những sai phạm, việc đầu tư chưa đồng bộ, chưa tạo ra các lợi ích nhằm khuyến khích người dân sử dụng BRT. Nhiều hạng mục công trình trong dự án cũng chưa đạt yêu cầu. Như vậy, mặc dù được đầu tư với số tiền rất lớn nhưng dự án chưa đạt được hiệu quả, chưa góp phần hạn chế phương tiện cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông như mục đích ban đầu.


BRT đã gây lãng phí như thế nào?

Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, tại gói thầu CP08 có tổng giá trị là 17,6 tỷ đồng, Sở GTVT đã cố tình bổ sung các thiết bị vào nhưng không tổ chức đấu thầu mà chỉ ký phụ lục hợp đồng bổ sung. Đối với dịch vụ kiểm tra xe và vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ, CĐT thanh tóa cho nhà thầu một số khoản mục chi phí vượt so với hợp đồng đã ký 206 triệu đồng, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Ở gói thầu Trạm trung chuyển bến xe Kim Mã được thực hiện bởi Liên danh nhà thầu là Công ty CP đầu tư xây dựng Gia Long và Công ty CP Hồng Hà Việt Nam, không những gói thầu này bị chậm tiến độ tới hơn 1 năm, mà những con số thất thoát được chỉ ra cũng là rất lớn.

Cụ thể, số tiền là 1,7 tỷ đồng đối với 83 cây cừ Larsen do CĐT chấp thuận để lại. 625 triệu đồng thất thoát khác là do CĐT thực hiện một số việc không đúng quy định. Phần dự toán bổ sung khối lượng phần kết cấu thân, văn phòng kiến trúc, nhà chờ xe buýt bị tăng số tiền không đúng là 79 triệu đồng, chi phí phần vỏ máy và vận chuyển máy phát điện làm thất thoát 26 triệu đồng.

Các hạng mục thi công cũng gây ra thất thoát hàng tỷ đồng vì vi phạm của CĐT. Một số khoản tiền bị tính thừa như hạng mục cừ, giằng chống tầng hầm gây tổng thất thoát là 517 triệu đồng. Phần gia công, lắp dụng vách hợp kim vi phạm số tiền 823 triệu đồng. Một số hạng mục thiếu hóa đơn chứng từ với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Tại gói thầu Xây dựng đường trạm xe buýt từ Bộ Y tế đến Khuất Duy Tiến, CĐT, đơn vị tư vấn đã thay thế mặt đường bê tông nhựa bằng mặt đường bê tông xi măng trong khi báo cáo khảo sát nền mặt đường dự án được xác đị là cường độ mặt đường tốt, gây lãng phí ngân sách nhà nước hơn 15 tỷ đồng.

Vì những sai phạm gây lãng phí lớn, Thanh tra Chính phủ nêu rõ trách nhiệm thuộc về UBND TP. Hà Nội, Sở GTVT, BQL dự án và đơn vị Tư vấn thiết kế.

Nguồn Moitruongvadothi
,

No comments:

Post a Comment