Những gì làm được và chưa làm được của từng cá nhân, dân biết hết. Vì thế, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được coi là thành công nếu như đánh giá của đại biểu và cử tri cho cùng một kết quả và tất nhiên, sẽ ngược lại nếu kết quả trái chiều nhau.
Chỉ còn ít ngày nữa, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra. Kỳ họp này có một sự kiện rất quan trọng, đó là lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Nếu việc lấy phiếu tin nhiệm là cuộc “sát hạch”, “chấm điểm” giữa nhiệm kỳ của Quốc hội với các thành viên nói trên thì đồng thời, nó cũng là dịp để cử tri “sát hạch”, “chấm điểm” Quốc hội nhiệm kỳ này về sự khách quan, công bằng và khoa học qua việc đánh giá của Quốc hội.
Đánh giá trung thực, công tâm, khách quan, khoa học không chỉ là mong mỏi của cử tri mà còn là niềm mong đợi của chính các thành viên nằm trong diện được lấy phiếu, bởi không ai muốn xuất hiện sự thiếu công bằng dù bất cứ ở đâu.
Với thời gian nửa nhiệm kỳ, cũng không khó để cử tri nhận biết những ưu, nhược điểm, những đóng góp cũng như hạn chế của từng vị trí. Nói cách khác, những gì làm được và chưa làm được của từng cá nhân, dân biết hết.
Vì vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được coi là thành công nếu như đánh giá của đại biểu và cử tri cho cùng một kết quả và tất nhiên, sẽ ngược lại nếu kết quả trái chiều nhau.
Nhớ lại cách đây gần 6 năm (15/12/2012), tại buổi tiếp xúc cử tri các Quận 1, 3 và 4 TP.HCM, ông Trương Tấn Sang khi đó là Chủ tịch nước đã bày tỏ “cảnh giác” với hiện tượng “chạy tín nhiệm”:
“Coi chừng bỏ phiếu là đi chạy, đi vận động, sẽ có tình trạng chạy phiếu tức là vận động phiếu, mà vận động ở đây là vận động nháy nháy, móc ngoặc với nhau, được anh, được tôi. Đó là chuyện không lành mạnh. Phải bỏ phiếu trung thực, ông tốt thì phiếu nhiều, ông xấu thì phiếu ít hoặc không phiếu…”. Ông Sang nói.
Sự cảnh giác của ông Sang là cần thiết, song theo người viết bài này thì khó có khả năng xảy ra bởi mấy lý do.
Thứ nhất, đã “mưa thì mưa cho khắp”, không thể “chạy” ở chỗ này mà lại không “chạy” ở chỗ kia. Trong khi, đại biểu thì đông, số lượng lên tới 500 người, phần “phụ trợ” nữa thì có khi phải thành gấp rưỡi, gấp đôi.
Nếu có khoản “nháy nháy”, “nặng, dày” thì quá tốn kém (vì đông) mà “nhẹ, mỏng” thì chắc không ổn bởi nó không đáng để đánh mất uy tín, danh dự cao quí này.
Thứ hai, nếu có “chạy nháy nháy” thì cũng chỉ ở những vị trí có “tiền lực” còn đa số khác thì lấy đâu ra để “nháy nháy”. Mà trong cái chuyện này, không “công bằng” là rất dễ “đổ bể”.
Thứ ba, do đông nên cũng rất dễ… lộ. Ông bà nào trong diện mà dịp này đến các địa phương “gặp gỡ” các đoàn đại biểu là dân nghi ngay.
Và thứ tư, như đã nói ở trên, khi đại biểu Quốc hội “sát hạch” các thành viên do Quốc hội bầu và phê chuẩn thì cũng là lúc cử tri giám sát sự công tâm nơi Quốc hội.
Đã từng có những người nhận được số phiếu tín nhiệm cao nhưng rồi sau đó, lại bị kỉ luật nặng hay sa vòng lao lý như các ông Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng…
Người viết bài này tin rằng sẽ chẳng có vị đại biểu nào vì “nháy nháy” hay một lý do nào đó mà đánh mất đi niềm tin cậy của cử tri gửi gắm. Và cũng chẳng có vị nào “dại dột” mà vận động kiểu “nháy nháy, móc ngoặc” vì đầy rủi ro.
Vì vậy, có lẽ những trăn trở của ông Trương Tấn Sang xuất phát từ tinh thần cảnh giác, lo xa của một nhà lãnh đạo cao cấp từng trải. Song, cũng rất đáng để suy nghĩ bởi “tất cả đều có thể…!”.
Nguồn Dantri
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Nếu việc lấy phiếu tin nhiệm là cuộc “sát hạch”, “chấm điểm” giữa nhiệm kỳ của Quốc hội với các thành viên nói trên thì đồng thời, nó cũng là dịp để cử tri “sát hạch”, “chấm điểm” Quốc hội nhiệm kỳ này về sự khách quan, công bằng và khoa học qua việc đánh giá của Quốc hội.
Đánh giá trung thực, công tâm, khách quan, khoa học không chỉ là mong mỏi của cử tri mà còn là niềm mong đợi của chính các thành viên nằm trong diện được lấy phiếu, bởi không ai muốn xuất hiện sự thiếu công bằng dù bất cứ ở đâu.
Với thời gian nửa nhiệm kỳ, cũng không khó để cử tri nhận biết những ưu, nhược điểm, những đóng góp cũng như hạn chế của từng vị trí. Nói cách khác, những gì làm được và chưa làm được của từng cá nhân, dân biết hết.
Vì vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được coi là thành công nếu như đánh giá của đại biểu và cử tri cho cùng một kết quả và tất nhiên, sẽ ngược lại nếu kết quả trái chiều nhau.
Nhớ lại cách đây gần 6 năm (15/12/2012), tại buổi tiếp xúc cử tri các Quận 1, 3 và 4 TP.HCM, ông Trương Tấn Sang khi đó là Chủ tịch nước đã bày tỏ “cảnh giác” với hiện tượng “chạy tín nhiệm”:
“Coi chừng bỏ phiếu là đi chạy, đi vận động, sẽ có tình trạng chạy phiếu tức là vận động phiếu, mà vận động ở đây là vận động nháy nháy, móc ngoặc với nhau, được anh, được tôi. Đó là chuyện không lành mạnh. Phải bỏ phiếu trung thực, ông tốt thì phiếu nhiều, ông xấu thì phiếu ít hoặc không phiếu…”. Ông Sang nói.
Sự cảnh giác của ông Sang là cần thiết, song theo người viết bài này thì khó có khả năng xảy ra bởi mấy lý do.
Thứ nhất, đã “mưa thì mưa cho khắp”, không thể “chạy” ở chỗ này mà lại không “chạy” ở chỗ kia. Trong khi, đại biểu thì đông, số lượng lên tới 500 người, phần “phụ trợ” nữa thì có khi phải thành gấp rưỡi, gấp đôi.
Nếu có khoản “nháy nháy”, “nặng, dày” thì quá tốn kém (vì đông) mà “nhẹ, mỏng” thì chắc không ổn bởi nó không đáng để đánh mất uy tín, danh dự cao quí này.
Thứ hai, nếu có “chạy nháy nháy” thì cũng chỉ ở những vị trí có “tiền lực” còn đa số khác thì lấy đâu ra để “nháy nháy”. Mà trong cái chuyện này, không “công bằng” là rất dễ “đổ bể”.
Thứ ba, do đông nên cũng rất dễ… lộ. Ông bà nào trong diện mà dịp này đến các địa phương “gặp gỡ” các đoàn đại biểu là dân nghi ngay.
Và thứ tư, như đã nói ở trên, khi đại biểu Quốc hội “sát hạch” các thành viên do Quốc hội bầu và phê chuẩn thì cũng là lúc cử tri giám sát sự công tâm nơi Quốc hội.
Đã từng có những người nhận được số phiếu tín nhiệm cao nhưng rồi sau đó, lại bị kỉ luật nặng hay sa vòng lao lý như các ông Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng…
Người viết bài này tin rằng sẽ chẳng có vị đại biểu nào vì “nháy nháy” hay một lý do nào đó mà đánh mất đi niềm tin cậy của cử tri gửi gắm. Và cũng chẳng có vị nào “dại dột” mà vận động kiểu “nháy nháy, móc ngoặc” vì đầy rủi ro.
Vì vậy, có lẽ những trăn trở của ông Trương Tấn Sang xuất phát từ tinh thần cảnh giác, lo xa của một nhà lãnh đạo cao cấp từng trải. Song, cũng rất đáng để suy nghĩ bởi “tất cả đều có thể…!”.
Nguồn Dantri
No comments:
Post a Comment