So với giá bán cùng thời điểm năm 2017, với hơn 100.000 tấn thanh long đang bị ứ hàng, tỉnh Bình Thuận có thể sụt giảm doanh thu từ 11,5 – 13,5 lần.
Chiều 6/10, trả lời PV VTC News, ông Phạm Hữu Thủ, Chánh văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Thuận cho biết, thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10/2018 có khoảng 10.000 ha thanh long đồng loạt chín rộ. Trong đó, sản lượng ứ hàng vào khoảng hơn 100.000 tấn, bằng 20% giá trị tổng sản lượng thanh long năm 2017.
Tin liên quan: Giá thanh long rẻ như cho có loại chỉ dưới 1.000 đồng/kg
Theo ông Thủ, tùy theo chất lượng thanh long mà có giá biến động khác nhau, từ 2.000 – 4.000 đồng/kg. Đặc biệt từ cuối tháng 9, có thời điểm giá thanh long giảm xuống 1.000 đồng/kg.
“Giá thanh long thời gian qua biến động tùy theo từng thời điểm. Nếu ở vị trí địa lý thuận lợi, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, thương lái có thể thu mua với giá 4.000 đồng/kg. Nơi nào vào sâu hơn, di chuyển khó khăn, mẫu mã không đẹp thì mua với giá thấp hơn”, ông Thủ cho biết.
Theo vị Chánh văn phòng Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận, trong tháng 9/2017, giá thanh long tăng cao đột biến, có thời điểm từ 23.000 – 27.000 đồng/kg. Như vậy, nếu so với thời điểm này năm ngoái, tỉnh Bình Thuận đã thiệt hại từ 11,5 – 13,5 lần doanh thu.
Giá thanh long rớt kỷ lục khiến người dân Bình Thuận điêu đứng.
Về nguyên nhân khiến tình trạng thanh long bị ứ hàng, ông Thủ chia sẻ: “Từ tháng 8/2018, Bình Thuận đón nhận nắng nóng, đến tháng 8 bắt đầu có mưa nên hoa ra rất nhiều. Gắn vào đó, đến mùa mưa bệnh xuất hiện nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng trái thanh long.
Thêm một tác động nữa, đợt này bà con cũng chong đèn nhiều để thúc thanh long ra hoa trái vụ nên số lượng đậu quả lớn, dồn vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 gây sụt giá. Được mùa mất giá là quy luật bình thường từ trước đến nay”.
Được biết, hiện tại thị trường lớn nhất của người trồng thanh long ở Bình Thuận là Trung Quốc. Số lượng thanh long chín quá nhiều trong thời gian ngắn, cộng với việc Trung Quốc đột ngột dừng thu mua khiến các doanh nghiệp trong nước cũng rơi vào tình cảnh khó khăn, không thể tiếp tục nhập hàng.
Ước tính sản lượng thanh long đang bị ứ hàng ở Bình Thuận vào khoảng 100.000 tấn.
Trước mắt, để đẩy mạnh việc tiêu thụ, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận sẽ đề nghị các doanh nghiệp nếu còn sức chứa thì tiếp tục thu mua. Ngoài ra, Sở cũng kiến nghị tỉnh đẩy mạnh việc xuất thanh long ra các tỉnh phía Bắc.
“Bà con nông dân đến đợt mới người ta sẽ phải cắt lứa cũ. Một số doanh nghiệp cũng tranh thủ giá rẻ để thu mua, nhưng với sức chứa của kho đang dần đầy thì tốc độ mua sẽ chậm lại. Theo tôi để giải quyết vấn đề này, mình phải có chiến lược lâu dài”, ông Thủ chia sẻ.
Theo đó, về lâu dài Sở sẽ tổ chức cho người dân liên kết sản xuất với các doanh nghiệp để có thị trường tiêu thụ ổn định hơn. Đồng thời, để tránh lệ thuộc vào thị trường truyền thống là Trung Quốc, Bình Thuận sẽ mở rộng, tìm kiếm để làm phong phú, đa dạng hóa thị trường.
“Qua theo dõi của chúng tôi, ngoài thị trường Trung Quốc thì ngay trong thị trường nội địa của chúng ta cũng cần phải chú ý. Dân số Việt Nam là hơn 90 triệu người, nếu chúng ta thông qua việc quảng bá, kết nối với các doanh nghiệp ở tỉnh khác thì chúng ta có thể giải quyết được một số vấn đề cốt lõi”, ông Thủ nói.
Ngoài ra, Sở NN&PTNT Bình Thuận cũng đề nghị người dân nên rải vụ, không nên để thanh long ra hoa trong 1 lần, sẽ gây áp lực và thiệt hại.
Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2018, tổng diện tích thanh long được trồng tại tỉnh Bình Thuận đã đạt trên 27.750 ha. Năm 2017, tổng sản lượng thanh long thu hoạch đạt hơn 540.250 tấn; năng suất đạt 21 tấn/ha.
Ông Phạm Hữu Thủ, Chánh văn phòng Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận cho biết, tổng sản lượng thanh long năm nay có thể bằng hoặc cao hơn năm ngoái vì được mùa.
Về nghi vấn thương lái Trung Quốc dừng thu mua để ép giá người dân, ông Thủ cho biết cần thêm thời gian để kiểm tra, xác minh.
Nguồn Vtc
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Chiều 6/10, trả lời PV VTC News, ông Phạm Hữu Thủ, Chánh văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Thuận cho biết, thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10/2018 có khoảng 10.000 ha thanh long đồng loạt chín rộ. Trong đó, sản lượng ứ hàng vào khoảng hơn 100.000 tấn, bằng 20% giá trị tổng sản lượng thanh long năm 2017.
Tin liên quan: Giá thanh long rẻ như cho có loại chỉ dưới 1.000 đồng/kg
Theo ông Thủ, tùy theo chất lượng thanh long mà có giá biến động khác nhau, từ 2.000 – 4.000 đồng/kg. Đặc biệt từ cuối tháng 9, có thời điểm giá thanh long giảm xuống 1.000 đồng/kg.
“Giá thanh long thời gian qua biến động tùy theo từng thời điểm. Nếu ở vị trí địa lý thuận lợi, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, thương lái có thể thu mua với giá 4.000 đồng/kg. Nơi nào vào sâu hơn, di chuyển khó khăn, mẫu mã không đẹp thì mua với giá thấp hơn”, ông Thủ cho biết.
Theo vị Chánh văn phòng Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận, trong tháng 9/2017, giá thanh long tăng cao đột biến, có thời điểm từ 23.000 – 27.000 đồng/kg. Như vậy, nếu so với thời điểm này năm ngoái, tỉnh Bình Thuận đã thiệt hại từ 11,5 – 13,5 lần doanh thu.
Giá thanh long rớt kỷ lục khiến người dân Bình Thuận điêu đứng.
Về nguyên nhân khiến tình trạng thanh long bị ứ hàng, ông Thủ chia sẻ: “Từ tháng 8/2018, Bình Thuận đón nhận nắng nóng, đến tháng 8 bắt đầu có mưa nên hoa ra rất nhiều. Gắn vào đó, đến mùa mưa bệnh xuất hiện nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng trái thanh long.
Thêm một tác động nữa, đợt này bà con cũng chong đèn nhiều để thúc thanh long ra hoa trái vụ nên số lượng đậu quả lớn, dồn vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 gây sụt giá. Được mùa mất giá là quy luật bình thường từ trước đến nay”.
Được biết, hiện tại thị trường lớn nhất của người trồng thanh long ở Bình Thuận là Trung Quốc. Số lượng thanh long chín quá nhiều trong thời gian ngắn, cộng với việc Trung Quốc đột ngột dừng thu mua khiến các doanh nghiệp trong nước cũng rơi vào tình cảnh khó khăn, không thể tiếp tục nhập hàng.
Ước tính sản lượng thanh long đang bị ứ hàng ở Bình Thuận vào khoảng 100.000 tấn.
Trước mắt, để đẩy mạnh việc tiêu thụ, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận sẽ đề nghị các doanh nghiệp nếu còn sức chứa thì tiếp tục thu mua. Ngoài ra, Sở cũng kiến nghị tỉnh đẩy mạnh việc xuất thanh long ra các tỉnh phía Bắc.
“Bà con nông dân đến đợt mới người ta sẽ phải cắt lứa cũ. Một số doanh nghiệp cũng tranh thủ giá rẻ để thu mua, nhưng với sức chứa của kho đang dần đầy thì tốc độ mua sẽ chậm lại. Theo tôi để giải quyết vấn đề này, mình phải có chiến lược lâu dài”, ông Thủ chia sẻ.
Theo đó, về lâu dài Sở sẽ tổ chức cho người dân liên kết sản xuất với các doanh nghiệp để có thị trường tiêu thụ ổn định hơn. Đồng thời, để tránh lệ thuộc vào thị trường truyền thống là Trung Quốc, Bình Thuận sẽ mở rộng, tìm kiếm để làm phong phú, đa dạng hóa thị trường.
“Qua theo dõi của chúng tôi, ngoài thị trường Trung Quốc thì ngay trong thị trường nội địa của chúng ta cũng cần phải chú ý. Dân số Việt Nam là hơn 90 triệu người, nếu chúng ta thông qua việc quảng bá, kết nối với các doanh nghiệp ở tỉnh khác thì chúng ta có thể giải quyết được một số vấn đề cốt lõi”, ông Thủ nói.
Ngoài ra, Sở NN&PTNT Bình Thuận cũng đề nghị người dân nên rải vụ, không nên để thanh long ra hoa trong 1 lần, sẽ gây áp lực và thiệt hại.
Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2018, tổng diện tích thanh long được trồng tại tỉnh Bình Thuận đã đạt trên 27.750 ha. Năm 2017, tổng sản lượng thanh long thu hoạch đạt hơn 540.250 tấn; năng suất đạt 21 tấn/ha.
Ông Phạm Hữu Thủ, Chánh văn phòng Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận cho biết, tổng sản lượng thanh long năm nay có thể bằng hoặc cao hơn năm ngoái vì được mùa.
Về nghi vấn thương lái Trung Quốc dừng thu mua để ép giá người dân, ông Thủ cho biết cần thêm thời gian để kiểm tra, xác minh.
Nguồn Vtc
No comments:
Post a Comment