Hầu hết các tuyến đường tại TP.HCM đều bị ngập nặng do cơn mưa lớn kéo dài khiến giao thông trở nên hỗn loạn, người dân phải mắc võng để ngủ vì nước tràn vào nhà.
Theo đó, đến rạng sáng ngày 4/10, cơn mưa lớn đã giảm nhưng các tuyến đường ở quận 12, quận Tân Bình, Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) vẫn còn ngập trong biển nước.
Cơn mưa nặng hạt kéo dài nhiều giờ khiến các tuyến đường ngập nặng.
Trước đó, vào khoảng 19h ngày 3/10, cơn mưa lớn đổ xuống hầu như khắp các quận ở TP.HCM. Nhiều tuyến đường thấp trũng trên địa bàn thành phố tiếp tục ngập sâu trong nước khiến người dân phải mò mẫm tìm lối đi.
Đường Phan Huy Ích ngập sâu trong biển nước.
Ghi nhận trên tuyến đường Phan Huy Ích (đoạn giáp ranh giữa quận Gò Vấp và quận Tân Bình), nhiều phương tiện chết máy phải dắt bộ trong đêm tối để về nhà. Nhiều người khác sợ xe bị chết máy đành phải đứng chờ cho nước rút bớt mới dám đi tiếp.
Người dân trên đường Nguyễn Văn Quá phải dùng các thanh gỗ chắn trước cửa để tránh nước tràn vào trong.
Thậm chí, nhiều nhà dân, cửa hàng ven đường phải dùng những tấm ván, bao cát chặn trước cửa để ngăn những con sóng khi những chiếc xe ô tô lưu thông nhanh tạo thành.
Trao đổi với PV Tri thức trực tuyến, bà Nguyễn Thị Kim Tiền (54 tuổi, ngụ quận Tân Bình) cho biết khoảng 3 năm trở lại đây, bà không hiểu vì sao đường Phan Huy Ích bị ngập nhiều và sâu như vậy.
"Nhà tôi kinh doanh vật liệu xây dựng, trận mưa lớn năm trước nước ngập tràn vào ướt hết mấy chục tấm ván thạch cao, thiệt hại hơn 10 triệu đồng”, bà Tiền chia sẻ.
Nước dâng cao khiến các phương tiện bị chết máy, nhiều người phải dắt bộ mò mẫm tìm lối đi trong đêm tối.
Xe máy chết máy la liệt do đường ngập.
Người dân phải dùng võng để ngủ vì nước ngập sâu vào trong nhà.
Tại tuyến đường Nguyễn Văn Quá (quận 12) có đoạn bị ngập sâu 0,5 mét làm ngập một dãy phòng trọ khiến nhiều đồ đạc bị ướt, người thuê trọ đành phải căng võng để ngủ
Giao thông hỗn loạn do nước ngập sâu.
Đến 21h cùng ngày cơn mưa đã tạnh hẳn nhưng các tuyến đường Phan Huy Ích, Nguyễn Văn Quá (quận 12), Cây Trâm, Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp) vẫn chưa có dấu hiệu rút nước.
Nguồn Dspl
Giao thông
,
Tin trong nước
Theo đó, đến rạng sáng ngày 4/10, cơn mưa lớn đã giảm nhưng các tuyến đường ở quận 12, quận Tân Bình, Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) vẫn còn ngập trong biển nước.
Cơn mưa nặng hạt kéo dài nhiều giờ khiến các tuyến đường ngập nặng.
Trước đó, vào khoảng 19h ngày 3/10, cơn mưa lớn đổ xuống hầu như khắp các quận ở TP.HCM. Nhiều tuyến đường thấp trũng trên địa bàn thành phố tiếp tục ngập sâu trong nước khiến người dân phải mò mẫm tìm lối đi.
Đường Phan Huy Ích ngập sâu trong biển nước.
Ghi nhận trên tuyến đường Phan Huy Ích (đoạn giáp ranh giữa quận Gò Vấp và quận Tân Bình), nhiều phương tiện chết máy phải dắt bộ trong đêm tối để về nhà. Nhiều người khác sợ xe bị chết máy đành phải đứng chờ cho nước rút bớt mới dám đi tiếp.
Người dân trên đường Nguyễn Văn Quá phải dùng các thanh gỗ chắn trước cửa để tránh nước tràn vào trong.
Thậm chí, nhiều nhà dân, cửa hàng ven đường phải dùng những tấm ván, bao cát chặn trước cửa để ngăn những con sóng khi những chiếc xe ô tô lưu thông nhanh tạo thành.
Trao đổi với PV Tri thức trực tuyến, bà Nguyễn Thị Kim Tiền (54 tuổi, ngụ quận Tân Bình) cho biết khoảng 3 năm trở lại đây, bà không hiểu vì sao đường Phan Huy Ích bị ngập nhiều và sâu như vậy.
"Nhà tôi kinh doanh vật liệu xây dựng, trận mưa lớn năm trước nước ngập tràn vào ướt hết mấy chục tấm ván thạch cao, thiệt hại hơn 10 triệu đồng”, bà Tiền chia sẻ.
Nước dâng cao khiến các phương tiện bị chết máy, nhiều người phải dắt bộ mò mẫm tìm lối đi trong đêm tối.
Xe máy chết máy la liệt do đường ngập.
Người dân phải dùng võng để ngủ vì nước ngập sâu vào trong nhà.
Tại tuyến đường Nguyễn Văn Quá (quận 12) có đoạn bị ngập sâu 0,5 mét làm ngập một dãy phòng trọ khiến nhiều đồ đạc bị ướt, người thuê trọ đành phải căng võng để ngủ
Giao thông hỗn loạn do nước ngập sâu.
Đến 21h cùng ngày cơn mưa đã tạnh hẳn nhưng các tuyến đường Phan Huy Ích, Nguyễn Văn Quá (quận 12), Cây Trâm, Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp) vẫn chưa có dấu hiệu rút nước.
Nguồn Dspl
No comments:
Post a Comment