ĐBQH Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng nhà nước bao cấp cho dân đi bệnh viện và trường học đúng nghĩa, trong khi ngân sách của nhà nước là dân đóng góp. Điều này có nghĩa ông có phải lài đại biểu của dân không?
Phản biện thông tin chi thường xuyên cho bộ máy Nhà nước đang là một gánh nặng đối với ngân sách, ĐBQH Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng, chi cho bộ máy hành chính chỉ chiếm khoảng 10% chi thường xuyên. Chi thường xuyên bao gồm cả chi cho sự nghiệp y tế, giáo dục và Nhà nước đang bao cấp cho người dân ở 2 lĩnh vực này.
ĐBQH Bùi Văn Phương (Ninh Bình)
Sáng 27.10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế - xã hội. Đóng góp ý kiến về cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, biên chế, ĐBQH Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng, hiện người dân đang nhận thức không "đúng và đủ" về chi tiêu cho bộ máy, khiến họ nghĩ bộ máy là gánh nặng với dân.
ĐBQH Bùi Văn Phương nói: "Sự cần thiết tinh giản bộ máy ta nói không đầy đủ, làm cho người dân đang nhận thức bộ máy là một gánh nặng cho ngân sách. Chúng ta cần truyền thông để người dân nhận thức đầy đủ hơn, tránh tình trạng khi cứ bàn về bộ máy, cải cách, tinh giản là bị xuyên tạc, dẫn đến cách hiểu không đúng đắn".
Theo ĐBQH Bùi Văn Phương, chi cho bộ máy hành chính chỉ chiếm khoảng 10% chi thường xuyên. Và chi thường xuyên bao gồm cả chi cho sự nghiệp y tế, giáo dục. Hiện tại, Nhà nước đang bao cấp cho người dân ở 2 lĩnh vực này.
“Nếu không bao cấp thì người dân đi bệnh viện, trường học phải đóng chi phí như khi đi bệnh viện tư, trường học tư. Số chi đó là chi cho cả người dân chứ không phải là chỉ chi cho bộ máy”, ĐBQH Bùi Văn Phương nhấn mạnh.
Khẳng định mục tiêu là tinh giản biên chế, bộ máy Nhà nước nhưng ông Phương cho rằng, vẫn làm sao phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
"Tôi có nhận thức nhiều nơi đang chủ yếu chạy theo tinh giản, ai làm được nhiều, sáp nhập được nhiều thì coi đó là thành tích. Ví dụ, tại một số địa phương, các trường sáp nhập với nhau, nhập bộ phận kế toán, giáo viên dạy môn năng khiếu... song sau khi nhập hiệu quả chưa rõ ràng", ông Phương nhấn mạnh và đề xuất làm đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương, không vội vàng trong lĩnh vực này.
ĐBQH Bùi Văn Phương kết luận: "Chúng ta đang chạy theo vấn đề tinh giản. Ai làm được nhiều tinh giản, sáp nhập coi là thành tích. Chính phủ cần quan tâm, và phải trả giá về việc sáp nhập, nhập vào lại thôi. Gần đây tôi thấy có một số địa phương đã làm nhập sở nọ sở kia… nhưng nhập dựa trên quy phạm pháp luật nào, mà bên dưới thực hiện như thế nào, để đảm bảo đúng pháp luật?".
ĐBQH Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu)
Trước đó, phát biểu tại phiên thảo luận sáng 26.10, ĐBQH Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cho rằng bộ máy hiện còn cồng kềnh, việc tinh giản biên chế chưa đi đôi với tinh giản đội ngũ công chức, viên chức. Chưa tinh giản được những đối tượng có đạo đức công vụ, trình độ năng lực yếu kém. Ngân sách Nhà nước dành cho chi trả lương vẫn chiếm lớn.
“Đã tới lúc chúng ta phải nhận thức rõ ngân sách Nhà nước, hay nói cách khác là tiền thuế của nhân dân, không thể chịu nổi khi chi thường xuyên hàng năm vẫn chiếm hơn 60% tổng chi ngân sách Nhà nước, số tiền còn lại chi dành cho quốc phòng an ninh. Vậy còn tiền đâu để đầu tư phát triển?”, ĐBQH Tạ Văn Hạ chia sẻ.
Nguồn http://danviet.vn/kinh-te/chi-thuong-xuyen-lon-vi-bao-cap-cho-dan-di-benh-vien-truong-hoc-925101.html
Kinh tế
,
Tin trong nước
Phản biện thông tin chi thường xuyên cho bộ máy Nhà nước đang là một gánh nặng đối với ngân sách, ĐBQH Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng, chi cho bộ máy hành chính chỉ chiếm khoảng 10% chi thường xuyên. Chi thường xuyên bao gồm cả chi cho sự nghiệp y tế, giáo dục và Nhà nước đang bao cấp cho người dân ở 2 lĩnh vực này.
ĐBQH Bùi Văn Phương (Ninh Bình)
Sáng 27.10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế - xã hội. Đóng góp ý kiến về cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, biên chế, ĐBQH Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng, hiện người dân đang nhận thức không "đúng và đủ" về chi tiêu cho bộ máy, khiến họ nghĩ bộ máy là gánh nặng với dân.
ĐBQH Bùi Văn Phương nói: "Sự cần thiết tinh giản bộ máy ta nói không đầy đủ, làm cho người dân đang nhận thức bộ máy là một gánh nặng cho ngân sách. Chúng ta cần truyền thông để người dân nhận thức đầy đủ hơn, tránh tình trạng khi cứ bàn về bộ máy, cải cách, tinh giản là bị xuyên tạc, dẫn đến cách hiểu không đúng đắn".
Theo ĐBQH Bùi Văn Phương, chi cho bộ máy hành chính chỉ chiếm khoảng 10% chi thường xuyên. Và chi thường xuyên bao gồm cả chi cho sự nghiệp y tế, giáo dục. Hiện tại, Nhà nước đang bao cấp cho người dân ở 2 lĩnh vực này.
“Nếu không bao cấp thì người dân đi bệnh viện, trường học phải đóng chi phí như khi đi bệnh viện tư, trường học tư. Số chi đó là chi cho cả người dân chứ không phải là chỉ chi cho bộ máy”, ĐBQH Bùi Văn Phương nhấn mạnh.
Khẳng định mục tiêu là tinh giản biên chế, bộ máy Nhà nước nhưng ông Phương cho rằng, vẫn làm sao phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
"Tôi có nhận thức nhiều nơi đang chủ yếu chạy theo tinh giản, ai làm được nhiều, sáp nhập được nhiều thì coi đó là thành tích. Ví dụ, tại một số địa phương, các trường sáp nhập với nhau, nhập bộ phận kế toán, giáo viên dạy môn năng khiếu... song sau khi nhập hiệu quả chưa rõ ràng", ông Phương nhấn mạnh và đề xuất làm đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương, không vội vàng trong lĩnh vực này.
ĐBQH Bùi Văn Phương kết luận: "Chúng ta đang chạy theo vấn đề tinh giản. Ai làm được nhiều tinh giản, sáp nhập coi là thành tích. Chính phủ cần quan tâm, và phải trả giá về việc sáp nhập, nhập vào lại thôi. Gần đây tôi thấy có một số địa phương đã làm nhập sở nọ sở kia… nhưng nhập dựa trên quy phạm pháp luật nào, mà bên dưới thực hiện như thế nào, để đảm bảo đúng pháp luật?".
ĐBQH Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu)
Trước đó, phát biểu tại phiên thảo luận sáng 26.10, ĐBQH Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cho rằng bộ máy hiện còn cồng kềnh, việc tinh giản biên chế chưa đi đôi với tinh giản đội ngũ công chức, viên chức. Chưa tinh giản được những đối tượng có đạo đức công vụ, trình độ năng lực yếu kém. Ngân sách Nhà nước dành cho chi trả lương vẫn chiếm lớn.
“Đã tới lúc chúng ta phải nhận thức rõ ngân sách Nhà nước, hay nói cách khác là tiền thuế của nhân dân, không thể chịu nổi khi chi thường xuyên hàng năm vẫn chiếm hơn 60% tổng chi ngân sách Nhà nước, số tiền còn lại chi dành cho quốc phòng an ninh. Vậy còn tiền đâu để đầu tư phát triển?”, ĐBQH Tạ Văn Hạ chia sẻ.
Nguồn http://danviet.vn/kinh-te/chi-thuong-xuyen-lon-vi-bao-cap-cho-dan-di-benh-vien-truong-hoc-925101.html
No comments:
Post a Comment