Theo ĐBQH Hoàng Quang Hàm, như năm 2017 có 33 địa phương hụt thu, sau khi có yêu cầu dùng các nguồn để bù đắp thì rất nhiều tỉnh đã bán đất, đây là việc phải cân nhắc.
ĐBQH Hoàng Quang Hàm - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách
Thảo luận tại tổ sáng 24/10 về tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2018, ĐBQH Hoàng Quang Hàm - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách đề cập đến hàng loạt vấn đề nóng của nền kinh tế.
Ngân sách vượt thu nhưng không bền vững
Đề cập đến vấn đề về ngân sách trong 3 năm qua, ĐB Hoàng Quang Hàm ghi nhận nỗ lực của Chính phủ khi tốc độ tăng thu ngân sách của ta vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế, song vẫn còn một số vấn đề cần nhìn lại.
Điển hình như việc thu ngân sách vượt nhưng không bền vững. “Nếu tính 3 năm đều vượt thu nhưng lại vượt thu từ đất, từ xổ số, tài nguyên. Loại trừ khoản này ra thì 3 khoản quan trọng nhất mà cả 3 năm đều hụt thu là thu DNNN, thu FDI và thu cổ phần hoá quốc doanh. Chúng ta thu đáp ứng nhu cầu chi nhưng nguồn thu không cân đối một cách bền vững” – ông Hàm phân tích.
Cùng với đó, tỷ lệ thu ngân sách T.Ư hiện nay đang bị giảm so với giai đoạn trước, nếu ngân sách T.Ư không đủ nguồn, ông Hàm cho rằng các công trình quan trọng quốc gia chúng ta sẽ không làm được. Ví dụ việc lớn như tuyến đường ven biển, nếu T.Ư làm thì sẽ khác so với việc giao cho các địa phương làm, bởi các địa phương sẽ không làm thành công trình hoàn hảo được.
Theo ông Hàm, tỷ trọng này giảm sút cho thấy phân cấp, điều tiết ngân sách đang có vấn đề nên phải đảm bảo vai trò của T.Ư và phải đảm bảo nguồn thu thì mới có thể đảm bảo nhiệm vụ chi để phát triển kinh tế. Ông gợi ý Chính phủ có thể đi theo hướng khai thác các nguồn thu còn dư địa mà không ảnh hưởng đến người dân, tập trung vào thuế trực thu chứ không vào thuế gián thu như thuế VAT, thuế môi trường…
Một vấn đề đáng lưu ý được ông Hàm nhắc đến, là trong 3 năm gần đây, chúng ta đang giao phần nội địa quá cao cho các địa phương, như 2017 có 33 địa phương hụt thu, sau khi có yêu cầu dùng các nguồn để bù đắp thì rất nhiều tỉnh đã bán đất, đây là việc phải cân nhắc vì nó có giới hạn. Nhiều tỉnh cũng phải sử dụng quỹ tài chính và các nguồn dư từ bao nhiêu năm tích luỹ lại của cải cách tiền lương để sử dụng, dẫn đến cạn kiệt dư địa để phát triển. Ông Hàm lưu ý cần cân nhắc về vấn đề này.
Mỗi năm có thể phải mất 400 nghìn tỷ trả nợ
ĐBQH Hoàng Quang Hàm cũng nhấn mạnh về thành quả của đầu tư công trung hạn trong 3 năm qua và nhấn mạnh, đây là những thành quả rất lớn vì hệ quả của nhiệm kỳ trước để lại cho chúng ta quá nhiều dự án dở dang, việc ta ban hành được kế hoạch đầu tư công trung hạn và Luật đầu tư công đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, xử lý dứt điểm những bất cập kéo dài.
“3 năm vừa rồi, chúng ta đưa vào khai thác, sử dụng hơn 6.000 công trình, đây là việc chưa từng có, và mức vốn của dự án cũng không còn dàn trải” – ông Hàm dẫn số liệu.
Dù trong báo cáo của Chính phủ nhận định nhiều đường hướng để chúng ta tiếp tục thực hiện trong 2 năm tiếp theo và giai đoạn còn lại, nhưng về phân khai nguồn vốn, ĐBQH Hoàng Quang Hàm “nói thật” một thực tế là “chúng ta đang chia số tiền không có, và chia cả số tiền đã chia cả số tiền trong trung hạn cho các dự án rồi”.
Về vấn đề nợ công, ông Hàm nêu thành công lớn trong 3 năm qua khi chúng ta đã cơ cấu lại nợ, giảm khoản trả nợ trong ngắn hạn. Theo ông, vay mới trả nợ cũ cũng có ưu điểm là lãi suất thấp hơn giai đoạn trước, nhưng quy mô nợ rất lớn, và ngân sách T.Ư vẫn không có thặng dư để trả nợ nên có thể kéo dài nhiều năm nữa. “Từ này đến 2021, mỗi năm ta có thể mất 400 nghìn tỷ để trả nợ lãi và gốc, tương đương với chi đầu tư của ta” – ông Hàm nói và nhất trí với chủ trương vay để phát triển, nhưng kiến nghị ngoài việc siết chặt quản lý nợ thì đầu tư từ các nguồn vay nợ làm sao phải tạo được sự tăng trưởng, có tính liên kết vùng, tốt nhất là công trình có khả năng thu hồi vốn.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng phải nhìn lại việc cho vay lại và bảo lãnh vì hiện nay nợ quốc gia sắp chạm trần rồi, nếu vượt trần này thì mức tín nhiệm của Việt Nam sẽ khác, các DN không trả được nợ sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia.
Nguồn Baogiaothong
Kinh tế
,
Tin trong nước
ĐBQH Hoàng Quang Hàm - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách
Thảo luận tại tổ sáng 24/10 về tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2018, ĐBQH Hoàng Quang Hàm - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách đề cập đến hàng loạt vấn đề nóng của nền kinh tế.
Ngân sách vượt thu nhưng không bền vững
Đề cập đến vấn đề về ngân sách trong 3 năm qua, ĐB Hoàng Quang Hàm ghi nhận nỗ lực của Chính phủ khi tốc độ tăng thu ngân sách của ta vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế, song vẫn còn một số vấn đề cần nhìn lại.
Điển hình như việc thu ngân sách vượt nhưng không bền vững. “Nếu tính 3 năm đều vượt thu nhưng lại vượt thu từ đất, từ xổ số, tài nguyên. Loại trừ khoản này ra thì 3 khoản quan trọng nhất mà cả 3 năm đều hụt thu là thu DNNN, thu FDI và thu cổ phần hoá quốc doanh. Chúng ta thu đáp ứng nhu cầu chi nhưng nguồn thu không cân đối một cách bền vững” – ông Hàm phân tích.
Cùng với đó, tỷ lệ thu ngân sách T.Ư hiện nay đang bị giảm so với giai đoạn trước, nếu ngân sách T.Ư không đủ nguồn, ông Hàm cho rằng các công trình quan trọng quốc gia chúng ta sẽ không làm được. Ví dụ việc lớn như tuyến đường ven biển, nếu T.Ư làm thì sẽ khác so với việc giao cho các địa phương làm, bởi các địa phương sẽ không làm thành công trình hoàn hảo được.
Theo ông Hàm, tỷ trọng này giảm sút cho thấy phân cấp, điều tiết ngân sách đang có vấn đề nên phải đảm bảo vai trò của T.Ư và phải đảm bảo nguồn thu thì mới có thể đảm bảo nhiệm vụ chi để phát triển kinh tế. Ông gợi ý Chính phủ có thể đi theo hướng khai thác các nguồn thu còn dư địa mà không ảnh hưởng đến người dân, tập trung vào thuế trực thu chứ không vào thuế gián thu như thuế VAT, thuế môi trường…
Một vấn đề đáng lưu ý được ông Hàm nhắc đến, là trong 3 năm gần đây, chúng ta đang giao phần nội địa quá cao cho các địa phương, như 2017 có 33 địa phương hụt thu, sau khi có yêu cầu dùng các nguồn để bù đắp thì rất nhiều tỉnh đã bán đất, đây là việc phải cân nhắc vì nó có giới hạn. Nhiều tỉnh cũng phải sử dụng quỹ tài chính và các nguồn dư từ bao nhiêu năm tích luỹ lại của cải cách tiền lương để sử dụng, dẫn đến cạn kiệt dư địa để phát triển. Ông Hàm lưu ý cần cân nhắc về vấn đề này.
Mỗi năm có thể phải mất 400 nghìn tỷ trả nợ
ĐBQH Hoàng Quang Hàm cũng nhấn mạnh về thành quả của đầu tư công trung hạn trong 3 năm qua và nhấn mạnh, đây là những thành quả rất lớn vì hệ quả của nhiệm kỳ trước để lại cho chúng ta quá nhiều dự án dở dang, việc ta ban hành được kế hoạch đầu tư công trung hạn và Luật đầu tư công đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, xử lý dứt điểm những bất cập kéo dài.
“3 năm vừa rồi, chúng ta đưa vào khai thác, sử dụng hơn 6.000 công trình, đây là việc chưa từng có, và mức vốn của dự án cũng không còn dàn trải” – ông Hàm dẫn số liệu.
Dù trong báo cáo của Chính phủ nhận định nhiều đường hướng để chúng ta tiếp tục thực hiện trong 2 năm tiếp theo và giai đoạn còn lại, nhưng về phân khai nguồn vốn, ĐBQH Hoàng Quang Hàm “nói thật” một thực tế là “chúng ta đang chia số tiền không có, và chia cả số tiền đã chia cả số tiền trong trung hạn cho các dự án rồi”.
Về vấn đề nợ công, ông Hàm nêu thành công lớn trong 3 năm qua khi chúng ta đã cơ cấu lại nợ, giảm khoản trả nợ trong ngắn hạn. Theo ông, vay mới trả nợ cũ cũng có ưu điểm là lãi suất thấp hơn giai đoạn trước, nhưng quy mô nợ rất lớn, và ngân sách T.Ư vẫn không có thặng dư để trả nợ nên có thể kéo dài nhiều năm nữa. “Từ này đến 2021, mỗi năm ta có thể mất 400 nghìn tỷ để trả nợ lãi và gốc, tương đương với chi đầu tư của ta” – ông Hàm nói và nhất trí với chủ trương vay để phát triển, nhưng kiến nghị ngoài việc siết chặt quản lý nợ thì đầu tư từ các nguồn vay nợ làm sao phải tạo được sự tăng trưởng, có tính liên kết vùng, tốt nhất là công trình có khả năng thu hồi vốn.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng phải nhìn lại việc cho vay lại và bảo lãnh vì hiện nay nợ quốc gia sắp chạm trần rồi, nếu vượt trần này thì mức tín nhiệm của Việt Nam sẽ khác, các DN không trả được nợ sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia.
Nguồn Baogiaothong
No comments:
Post a Comment