Cập nhật tin tức nóng hổi

Phụ huynh ở Mỹ bất ngờ khi học sinh Việt phải mua sách giáo khoa hàng năm

Anh Alan Lê (48 tuổi, bang Mississippi, Mỹ) không phải mất tiền để mua sách cho hai con học ở trường tiểu học và THPT.

“Mỗi năm người Việt Nam mất khoảng 1.000 tỷ đồng để mua sách? Không thể tin nổi”, anh Alan Lê thốt lên khi biết thông tin khoảng 100 triệu bản sách giáo khoa được bán ra mỗi năm ở Việt Nam và không thể tái sử dụng do học sinh làm bài tập ngay trong sách.

Có con gái vừa học xong THPT tại trường THPT Hernando (bang Mississippi, Mỹ) và con trai mới vào lớp 1, anh Alan Le không tốn quá nhiều chi phí cho việc học của hai con. Vì học sinh tiểu học và trung học ở trường công lập Mỹ không phải đóng nhiều khoản tiền, ngoại trừ các hoạt động gây quỹ mang tính tự nguyện. Với trẻ mẫu giáo và lớp 1, mỗi năm cha mẹ phải nộp khoảng 150 USD mua dụng cụ học tập, giấy vệ sinh.

Tất cả trường công lập đều không yêu cầu mặc đồng phục nên phụ huynh tiết kiệm được rất nhiều. Đặc biệt, anh Alan Lê chưa bao giờ phải dùng tiền để mua bộ sách giáo khoa mới hàng năm cho con.
Một bài tập Toán của con trai anh Alan Le. Ảnh: NVCC  Với môn Toán, anh Alan Le thậm chí chưa từng nhìn thấy cuốn sách giáo khoa của con, dù cậu bé được học Toán từ mẫu giáo. Các bài tập Toán lớp 1 thường ở những dạng đơn giản như cộng trừ các số nhỏ, đo lường vật dụng thân thuộc… Bài tập được cô giáo in đen trắng trên giấy A4, mỗi ngày hai tờ, một tờ để làm trên lớp, một tờ đem về làm ở nhà.  Vào ngày đầu tiên trong tuần, giáo viên sẽ kẹp tờ giấy in nội dung con được học vào tệp tài liệu (folder) liên lạc giữa phụ huynh và giáo viên. Điều này giúp cha mẹ có thể dựa theo để dạy con.  Bên cạnh đó, nhà trường cũng cung cấp tên một số cuốn sách để phụ huynh có thể cho con đến đọc hoặc mượn ở thư viện địa phương. Mỗi học sinh có một mã để truy cập làm bài tập trên website của trường.  Cho rằng việc sử dụng sách giáo khoa nào và cách thức tùy thuộc vào từng tiểu bang, anh Alan Le tìm hiểu thêm thông qua phụ huynh ở tiểu bang khác như Tennessee, Florida hay California và thấy cách thức tái sử dụng sách giáo khoa từ mẫu giáo (5 tuổi) đến lớp 12 tương tự như Mississippi – nơi anh sinh sống. Điều này khiến phụ huynh gốc Việt tỏ ra bất ngờ trước sự lãng phí ở Việt Nam.  “Việc chi cả nghìn tỷ đồng mỗi năm để mua sách giáo khoa không chỉ gây lãng phí cho phụ huynh mà còn là sự lãng phí cho cả quốc gia”, anh Alan nhấn mạnh
Anh Alan Lê và hai con tại NASA Kennedy Space Center ở Florida hè 2018.

Ở trường THPT, nơi con gái anh theo học, nhà trường mua sách giáo khoa rồi cho học sinh mượn lại. Các em sẽ mượn sách theo từng học kỳ. Số sách mượn tương ứng với những môn học đã đăng ký, khoảng 4-5 môn. Tới cuối kỳ, các em trả lại sách cho trường và tiếp tục mượn những cuốn mới. Sách do trường cung cấp được tái sử dụng trong khoảng 10 năm.

Anh Alan cho biết sách giáo khoa của con có in phần bài tập để học sinh ôn lại bài khi về nhà. Tuy nhiên, không học sinh nào viết vào sách. Các em thường chép lại đề rồi làm ra giấy A4 và nộp lại cho thầy cô.

Ngoài sách giáo khoa được nhà trường cho mượn, phụ huynh này không phải mua bất kỳ cuốn nào khác cho con. Thỉnh thoảng có môn thầy yêu cầu một cuốn sách nào đó, con sẽ xin tiền để mua mã đọc trên mạng rồi làm bài tập ra giấy thay vì mua nguyên cuốn sách bởi làm như vậy sẽ tiết kiệm 30-40 USD.

“Mỗi cuốn sách giáo khoa giá từ 80 đến 120 USD, trong khi lương tối thiểu ở Mỹ là 7,25 USD/giờ và mọi người thường chỉ làm tối đa 40 giờ/tuần. Ở Mississippi – tiểu bang thuộc hàng nghèo nhất nước Mỹ, rất nhiều người sống bằng đồng lương trên mức tối thiểu một chút (khoảng 10 USD/giờ). Nếu phải mua một bộ sách giáo khoa (8-10 cuốn) hàng năm như ở Việt Nam, người dân sẽ phải chịu một khoản chi phí khá lớn”, anh Alan thông tin.

Với con trai đang học lớp 1, anh Alan không tốn bất kỳ khoản chi phí nào cho sách giáo khoa, kể cả việc học qua mạng. Ở môn Tập đọc (Reading), con trai phải đọc qua nhiều cuốn sách. Mỗi cuốn là một câu chuyện hoàn chỉnh với số trang, số chữ ít và tranh ảnh chiếm phần lớn diện tích. Con sẽ được mượn những cuốn sách này về nhà. Sau một tuần, thậm chí là 2-3 ngày, khi đọc xong cuốn sách, con sẽ đem tới trường trả lại và tiếp tục mượn cuốn khác.

“Quan sát sách của con tôi thấy học sinh khóa trước không hề vẽ bậy vào sách nhưng có cuốn bị rách. Nhà trường hay phụ huynh trước đó đã sử dụng băng keo dán lại cẩn thận và sạch sẽ. Với tôi, sách đó vẫn tốt để dùng”, anh Alan nói.
Một bài tập Toán của con trai anh Alan Le
Một bài tập Toán của con trai anh Alan Le.

Với môn Toán, anh Alan Le thậm chí chưa từng nhìn thấy cuốn sách giáo khoa của con, dù cậu bé được học Toán từ mẫu giáo. Các bài tập Toán lớp 1 thường ở những dạng đơn giản như cộng trừ các số nhỏ, đo lường vật dụng thân thuộc… Bài tập được cô giáo in đen trắng trên giấy A4, mỗi ngày hai tờ, một tờ để làm trên lớp, một tờ đem về làm ở nhà.

Vào ngày đầu tiên trong tuần, giáo viên sẽ kẹp tờ giấy in nội dung con được học vào tệp tài liệu (folder) liên lạc giữa phụ huynh và giáo viên. Điều này giúp cha mẹ có thể dựa theo để dạy con.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng cung cấp tên một số cuốn sách để phụ huynh có thể cho con đến đọc hoặc mượn ở thư viện địa phương. Mỗi học sinh có một mã để truy cập làm bài tập trên website của trường.

Cho rằng việc sử dụng sách giáo khoa nào và cách thức tùy thuộc vào từng tiểu bang, anh Alan Le tìm hiểu thêm thông qua phụ huynh ở tiểu bang khác như Tennessee, Florida hay California và thấy cách thức tái sử dụng sách giáo khoa từ mẫu giáo (5 tuổi) đến lớp 12 tương tự như Mississippi – nơi anh sinh sống. Điều này khiến phụ huynh gốc Việt tỏ ra bất ngờ trước sự lãng phí ở Việt Nam.

“Việc chi cả nghìn tỷ đồng mỗi năm để mua sách giáo khoa không chỉ gây lãng phí cho phụ huynh mà còn là sự lãng phí cho cả quốc gia”, anh Alan nhấn mạnh.

Nguồn Vnexpress
,

No comments:

Post a Comment