Miền Bắc thời tiết vào thu với nắng nhẹ, trời mát trong 2 ngày cuối tuần (6 – 7.10). Qua tuần sau không khí lạnh tăng cường khá mạnh sẽ làm cho trời nhiều mây và có mưa trở lại trong nửa đầu tuần, vùng mưa từ vùng núi và khu vực Tây Bắc rồi mở rộng dần hầu hết miền Bắc và bắc Trung bộ.
Không khí lạnh tràn về làm cho nhiệt độ giảm nên trời lạnh đêm và sáng, vùng núi lạnh hơn với nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 15 – 17oC, tại Sa Pa dưới 12oC và Sìn Hồ 14oC. Hiện tượng sương mù xuất hiện khá nhiều, nhất là ở những vùng núi cao làm cho tầm nhìn xa rất hạn chế.
Những cơn mưa ở miền Trung sẽ tăng dần từ giữa tuần sau do không khí lạnh kết hợp với rãnh áp thấp và nhiễu động trong đới gió đông, vùng có mưa to là từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế, sau đó mở rộng sâu xuống phía nam cho đến cuối tuần, trời trở lạnh ở phía bắc và gió mạnh dần lên cả trên đất liền lẫn trên biển. Như vậy, miền Trung bắt đầu vào mùa mưa lũ, trong đợt mưa này từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, nhất là các vùng núi, cần đề phòng mưa to liên tiếp với điều kiện địa hình có thể gây ra đợt lũ nhỏ hoặc vừa. Hình thái thời tiết này cũng gây mưa, lũ ở Tây nguyên và nam Trung bộ.
Đối với miền Nam, do ảnh hưởng nhiễu động thời tiết trong rãnh thấp đi ngang qua nên mưa vẫn còn xảy ra từ trưa chiều đến đêm về sáng. Một số nơi ở miền Đông, TP.HCM và vùng ven biển, vùng gần biên giới ở các tỉnh ĐBSCL có nơi mưa vừa mưa to, đề phòng giông sét, lốc xoáy và gió giật. Tuần sau, rãnh thấp này có khả năng suy yếu nên sáng đến trưa trời hửng nắng nhiều hơn, mưa tập trung về chiều tối và vùng có mưa lớn lùi xuống phía nam, nhất là vùng ven biển Cà Mau, Kiên Giang. Nhiệt độ ban đêm có hơi giảm, miền Đông bắt đầu cảm nhận trời trở lạnh gần sáng, do độ ẩm cao nên sương mù cũng dễ hình thành, có lúc khá dày đặc và kéo dài đến gần trưa.
Đáng chú ý là đợt triều cường đầu tháng 9 âm lịch sẽ ở mức cao hơn nhiều so với đợt triều trước. Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Nam bộ, đỉnh triều vượt mức báo động (BĐ) 3 sẽ xuất hiện từ ngày 9 – 12.10 (4 – 6 giờ và 16 – 18 giờ), lớn nhất tại Phú An và Nhà Bè có thể đạt từ 1,55 m đến 1,60 m (mức BĐ 3 là 1,50 m). Ở vùng hạ lưu các sông miền Tây Nam bộ tại Cần Thơ và Mỹ Thuận đều cao hơn BĐ 3 0,10 – 0,17 m. Mưa buổi chiều trùng với lúc có đỉnh triều lớn nên khó tránh khỏi tình trạng ngập nặng ở những vùng trũng thấp và các đô thị ven sông, kênh rạch có thể gây nhiều khó khăn và đặc biệt chú ý phòng tránh tai nạn khi bị ngập lụt.
Còn ở vùng đầu nguồn, nước sẽ lên lại theo triều cường, đỉnh lũ cao nhất trong ngày 12.10, tại Tân Châu và Châu Đốc ở mức BĐ 2 nên vẫn còn ngập lụt ở Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An.
Như vậy, ở miền Trung và miền Nam thời tiết mưa ẩm là chủ yếu, tình hình dịch bệnh đáng chú ý trong tuần là bệnh lùn sọc đen, rầy lưng trắng, sâu đục thân gây hại lúa ở giai đoạn đòng trổ ở miền Trung. Miền Nam còn đối phó với mưa và triều cường ngày càng tăng cao, đối với các vùng sau khi nước bắt đầu xuống, chuẩn bị gieo sạ lúa đông xuân sớm, cần chú ý làm đồng loạt, tập trung theo lịch thời vụ để né rầy và phòng trị ốc bươu vàng ngay từ đầu vụ. Trong điều kiện nắng thiếu, lượng bốc hơi kém và mưa ẩm còn kéo dài, sương mù cùng trời lạnh sẽ khiến bệnh đạo ôn tiếp tục gây hại đối với lúa đẻ nhánh đến làm đòng, trổ.
Đối với Tây nguyên và miền Đông, cần tập trung tiêu hủy mì nhiễm nặng bệnh khảm lá, tăng cường trị loại bệnh này để tránh lây lan cho vụ sau. Đặc biệt, do thời tiết bất thường, các diện tích trồng điều ở Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương có nguy cơ giảm năng suất và chết cây do thán thư, bọ xít và sâu đục thân tấn công, cần xử lý bằng cách phun thuốc bảo vệ, chặt bỏ nếu bị nhiễm nặng.
Nguồn Thanhnien
Thời tiết
,
Tin trong nước
Không khí lạnh tràn về làm cho nhiệt độ giảm nên trời lạnh đêm và sáng, vùng núi lạnh hơn với nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 15 – 17oC, tại Sa Pa dưới 12oC và Sìn Hồ 14oC. Hiện tượng sương mù xuất hiện khá nhiều, nhất là ở những vùng núi cao làm cho tầm nhìn xa rất hạn chế.
Những cơn mưa ở miền Trung sẽ tăng dần từ giữa tuần sau do không khí lạnh kết hợp với rãnh áp thấp và nhiễu động trong đới gió đông, vùng có mưa to là từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế, sau đó mở rộng sâu xuống phía nam cho đến cuối tuần, trời trở lạnh ở phía bắc và gió mạnh dần lên cả trên đất liền lẫn trên biển. Như vậy, miền Trung bắt đầu vào mùa mưa lũ, trong đợt mưa này từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, nhất là các vùng núi, cần đề phòng mưa to liên tiếp với điều kiện địa hình có thể gây ra đợt lũ nhỏ hoặc vừa. Hình thái thời tiết này cũng gây mưa, lũ ở Tây nguyên và nam Trung bộ.
Đối với miền Nam, do ảnh hưởng nhiễu động thời tiết trong rãnh thấp đi ngang qua nên mưa vẫn còn xảy ra từ trưa chiều đến đêm về sáng. Một số nơi ở miền Đông, TP.HCM và vùng ven biển, vùng gần biên giới ở các tỉnh ĐBSCL có nơi mưa vừa mưa to, đề phòng giông sét, lốc xoáy và gió giật. Tuần sau, rãnh thấp này có khả năng suy yếu nên sáng đến trưa trời hửng nắng nhiều hơn, mưa tập trung về chiều tối và vùng có mưa lớn lùi xuống phía nam, nhất là vùng ven biển Cà Mau, Kiên Giang. Nhiệt độ ban đêm có hơi giảm, miền Đông bắt đầu cảm nhận trời trở lạnh gần sáng, do độ ẩm cao nên sương mù cũng dễ hình thành, có lúc khá dày đặc và kéo dài đến gần trưa.
Đáng chú ý là đợt triều cường đầu tháng 9 âm lịch sẽ ở mức cao hơn nhiều so với đợt triều trước. Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Nam bộ, đỉnh triều vượt mức báo động (BĐ) 3 sẽ xuất hiện từ ngày 9 – 12.10 (4 – 6 giờ và 16 – 18 giờ), lớn nhất tại Phú An và Nhà Bè có thể đạt từ 1,55 m đến 1,60 m (mức BĐ 3 là 1,50 m). Ở vùng hạ lưu các sông miền Tây Nam bộ tại Cần Thơ và Mỹ Thuận đều cao hơn BĐ 3 0,10 – 0,17 m. Mưa buổi chiều trùng với lúc có đỉnh triều lớn nên khó tránh khỏi tình trạng ngập nặng ở những vùng trũng thấp và các đô thị ven sông, kênh rạch có thể gây nhiều khó khăn và đặc biệt chú ý phòng tránh tai nạn khi bị ngập lụt.
Còn ở vùng đầu nguồn, nước sẽ lên lại theo triều cường, đỉnh lũ cao nhất trong ngày 12.10, tại Tân Châu và Châu Đốc ở mức BĐ 2 nên vẫn còn ngập lụt ở Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An.
Như vậy, ở miền Trung và miền Nam thời tiết mưa ẩm là chủ yếu, tình hình dịch bệnh đáng chú ý trong tuần là bệnh lùn sọc đen, rầy lưng trắng, sâu đục thân gây hại lúa ở giai đoạn đòng trổ ở miền Trung. Miền Nam còn đối phó với mưa và triều cường ngày càng tăng cao, đối với các vùng sau khi nước bắt đầu xuống, chuẩn bị gieo sạ lúa đông xuân sớm, cần chú ý làm đồng loạt, tập trung theo lịch thời vụ để né rầy và phòng trị ốc bươu vàng ngay từ đầu vụ. Trong điều kiện nắng thiếu, lượng bốc hơi kém và mưa ẩm còn kéo dài, sương mù cùng trời lạnh sẽ khiến bệnh đạo ôn tiếp tục gây hại đối với lúa đẻ nhánh đến làm đòng, trổ.
Đối với Tây nguyên và miền Đông, cần tập trung tiêu hủy mì nhiễm nặng bệnh khảm lá, tăng cường trị loại bệnh này để tránh lây lan cho vụ sau. Đặc biệt, do thời tiết bất thường, các diện tích trồng điều ở Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương có nguy cơ giảm năng suất và chết cây do thán thư, bọ xít và sâu đục thân tấn công, cần xử lý bằng cách phun thuốc bảo vệ, chặt bỏ nếu bị nhiễm nặng.
Nguồn Thanhnien
No comments:
Post a Comment