Giảm biên chế hưởng lương từ ngân sách và nâng cao hiệu quả sử dụng tiền thuế của dân là những vấn đề nổi cộm hiện nay…
Giảm biên chế hưởng lương từ ngân sách và nâng cao hiệu quả sử dụng tiền thuế của dân là những vấn đề nổi cộm bên cạnh việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, loại bỏ các “nhóm lợi ích”,…
Nếu phải nêu đặc điểm nổi bật nhất của quản lý nhà nước thời kỳ vừa qua, có lẽ không gì hơn là nhắc lại ý kiến của Hồ Chủ tịch về những người được giao trọng trách quản lý nhà nước:
“Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy… là không có tinh thần trách nhiệm”. [1]
Một vị từng là lãnh đạo cao nhất Hà Nội có phát biểu đã trở thành giai thoại: “Hà Nội không vội được đâu”!
Những người được giao trọng trách từ cấp xã đến trung ương đại bộ phận đều là đảng viên, vậy nên mấu chốt để giải quyết vấn đề “đổi mới thể chế chính trị” theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW nằm ở hoạt động của các cơ quan đảng và những người đứng đầu tổ chức đảng các cấp.
Toàn cảnh bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Việc Ban chấp hành Trung ương giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước “không phải vì nhất thể hoá, đây là tình huống” như lời Tổng Bí thư trong buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm và Ba Đình – Hà Nội ngày 8/10/2018.
Vấn đề nằm ở chỗ nếu đó là việc phù hợp với mong muốn của dân, nếu nhờ đó mà hoạt động của các cơ quan nhà nước được cải thiện, đẩy lùi được suy thoái, biến chất trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao vị thế quốc gia thì có nên xem là chuyện bình thường của thể chế chính trị từ nay về sau?
Xin nêu vài ý kiến:
Nghị quyết 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính” ban hành ngày 25/5/2016 cho đến nay đã được gần hai năm rưỡi, sẽ cần bao lâu nữa để việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh bắt đầu thực hiện và đến bao giờ thì xong?
Theo số liệu công bố của Bộ Nội vụ ngày 27/3/2018, tổng số đơn vị hành chính Việt Nam như sau: Cấp tỉnh – 63; Cấp huyện – 713; Cấp xã – 11.162; Số thôn (tổ dân phố) – 136.824. [2]
Nếu thực hiện phương châm Bí thư làm Chủ tịch từ xã lên tỉnh, (cấp thôn Bí thư chi bộ làm Trưởng thôn) thì sẽ giảm được 148.762 chức danh.
Thực hiện việc ghép văn phòng cơ quan đảng với văn phòng chính quyền thì số văn phòng dôi ra sẽ là 11.938 (chi bộ thôn và tổ dân phố không có văn phòng riêng).
Trong trường hợp chủ trương bỏ Hội đồng nhân dân cấp xã, huyện được thực hiện trên toàn quốc thì sẽ giảm được 291.273 đại biểu cấp xã, 25.179 đại biểu cấp huyện, ngân sách chi thường xuyên cho hai nhóm đối tượng này mỗi năm tiết kiệm được khoảng 85 tỷ đồng. [3]
Hợp nhất các tổ chức chính trị xã hội, trước mắt là 6 tổ chức lớn (Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân) cũng sẽ giảm đáng kể số tiền ngân sách phải chi cho hoạt động của các tổ chức này.
Số liệu được một lãnh đạo Bộ Nội vụ đưa ra cho thấy, dựa vào tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã theo Nghị quyết 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay có 259 huyện, 6.191 xã trong cả nước chưa đạt 50% tiêu chuẩn. [4]
Chưa thấy vị lãnh đạo cấp vụ của Bộ Nội vụ đề cập đến những tỉnh chưa đạt tiêu chí, do vấn đề phức tạp hơn cấp huyện hay chưa có chủ trương chỉ đạo?
Nghị quyết của Quốc hội được ban hành dưới sự lãnh đạo của Đảng nên việc thực hiện cũng phải có sự chỉ đạo, chậm trễ hay nhanh chóng đều nằm trong “quy trình” và không thể nói những “quy trình” đó đáp ứng tốt nhất đòi hỏi của thực tiến khi từ lời nói đến việc làm vẫn còn là là “con đường xa nhất Việt Nam”!
Nhiều ý kiến “tâm tư” về chuyện sáp nhập đơn vị hành chính, những mâu thuẫn mang tính địa phương ở các tỉnh đã sáp nhập sau đó phải giải thể cho thấy thực hiện đổi mới không hề đơn giản, nhất là đổi mới nhận thức của những người “tâm” thì chưa biết nhưng “tư” thì rất rõ.
Việc chấm dứt hoạt động của ba Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ vừa qua cho thấy quyết tâm của Tổng Bí thư và Trung ương trong đổi mới hệ thống chính trị.
Vậy nên chấm dứt chuyện “phân mảnh” địa danh hành chính, “phân mảnh” chức vụ lãnh đạo là việc không thể chậm trễ, phải làm một lần cho xong chứ không thể “dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy”.
Theo quy định tại khoản 4 điều 9 Điều lệ Đảng thì: “…Cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương” như vậy gần như chắc chắn là Quốc hội sẽ thống nhất bầu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước bởi 95,8% đại biểu quốc hội khóa 14 là đảng viên.
Nếu xem sự kiện này là cột mốc đánh dấu chính thức quá trình đổi mới thể chế thì có nên đặt vấn đề về hợp nhất các cơ quan tương ứng?
Có một sự phân biệt nên được hiểu rõ thế này, lãnh đạo Đảng là do đảng viên bầu, lãnh đạo Quốc hội và chính quyền về nguyên tắc là do dân bầu chọn theo quy định của pháp luật.
Khi thể chế chính trị chọn định hướng thượng tôn pháp luật thì những người đảm nhận “hai vai” sẽ phải đặt “thượng tôn pháp luật” ở vị trí cao nhất.
Một khi bí thư làm chủ tịch, muốn hoàn thành nhiệm vụ dân trao gửi thì thời gian dành cho chức năng chủ tịch phải chiếm tỷ lệ cao nhất nếu không nói là tuyệt đối.
Ông Lê Quang Vĩnh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, về việc Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước thì Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chủ tịch nước vẫn giữ nguyên, không đặt vấn đề sáp nhập 2 văn phòng này. [5]
Hiện có 4 văn phòng lớn tương đương cấp bộ là Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Chính phủ, ngoài ra Tổng Bí thư có Văn phòng Tổng Bí thư gồm các trợ lý và thư ký.
Việc ghép 2 văn phòng cấp cao nhất không giải quyết được vấn đề tinh giản biên chế bởi nhân sự hai cơ quan này không nhiều và chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Tuy nhiên nếu tiến hành ở cấp thấp, cụ thể là hợp nhất trụ sở cấp ủy và chính quyền cấp tỉnh và huyện thì sẽ có khoảng gần 800 trụ sở có thể chuyển sang sử dụng cho các mục đích công ích khác như trường học, bệnh viện,…, bên cạnh đó cũng giảm được đáng kể số lượng nhân viên, phương tiện phục vụ.
Nghị quyết 18-NQ/TW phần tiêu đề ghi: “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Vấn đề là việc “tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” cần phải có lộ trình cụ thể, đến năm nào kết thúc chứ không thể kéo dài triền miên chưa biết lúc nào hoàn thành.
Nhân dân hoan nghênh chủ trương của Đảng và mong muốn công cuộc đổi mới thể chế chính trị làm một lần dứt điểm và làm ngay, đừng để vài năm lại một lần xáo trộn, càng không nên cứ đưa vào văn bản rồi để đó như một số điều ghi trong Hiến pháp từ năm 1946 đến nay vẫn chưa được luật hóa.
Xin nhắc lại ý kiến đã nêu trong bài “Con đường tất yếu”:
“Nếu trong giáo dục Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…” thì cũng nên đặt lịch trình ban hành một nghị quyết “Về đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống chính trị…”.[6]
Nguồn Giaoduc
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Giảm biên chế hưởng lương từ ngân sách và nâng cao hiệu quả sử dụng tiền thuế của dân là những vấn đề nổi cộm bên cạnh việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, loại bỏ các “nhóm lợi ích”,…
Nếu phải nêu đặc điểm nổi bật nhất của quản lý nhà nước thời kỳ vừa qua, có lẽ không gì hơn là nhắc lại ý kiến của Hồ Chủ tịch về những người được giao trọng trách quản lý nhà nước:
“Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy… là không có tinh thần trách nhiệm”. [1]
Một vị từng là lãnh đạo cao nhất Hà Nội có phát biểu đã trở thành giai thoại: “Hà Nội không vội được đâu”!
Những người được giao trọng trách từ cấp xã đến trung ương đại bộ phận đều là đảng viên, vậy nên mấu chốt để giải quyết vấn đề “đổi mới thể chế chính trị” theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW nằm ở hoạt động của các cơ quan đảng và những người đứng đầu tổ chức đảng các cấp.
Toàn cảnh bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Việc Ban chấp hành Trung ương giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước “không phải vì nhất thể hoá, đây là tình huống” như lời Tổng Bí thư trong buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm và Ba Đình – Hà Nội ngày 8/10/2018.
Vấn đề nằm ở chỗ nếu đó là việc phù hợp với mong muốn của dân, nếu nhờ đó mà hoạt động của các cơ quan nhà nước được cải thiện, đẩy lùi được suy thoái, biến chất trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao vị thế quốc gia thì có nên xem là chuyện bình thường của thể chế chính trị từ nay về sau?
Xin nêu vài ý kiến:
Nghị quyết 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính” ban hành ngày 25/5/2016 cho đến nay đã được gần hai năm rưỡi, sẽ cần bao lâu nữa để việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh bắt đầu thực hiện và đến bao giờ thì xong?
Theo số liệu công bố của Bộ Nội vụ ngày 27/3/2018, tổng số đơn vị hành chính Việt Nam như sau: Cấp tỉnh – 63; Cấp huyện – 713; Cấp xã – 11.162; Số thôn (tổ dân phố) – 136.824. [2]
Nếu thực hiện phương châm Bí thư làm Chủ tịch từ xã lên tỉnh, (cấp thôn Bí thư chi bộ làm Trưởng thôn) thì sẽ giảm được 148.762 chức danh.
Thực hiện việc ghép văn phòng cơ quan đảng với văn phòng chính quyền thì số văn phòng dôi ra sẽ là 11.938 (chi bộ thôn và tổ dân phố không có văn phòng riêng).
Trong trường hợp chủ trương bỏ Hội đồng nhân dân cấp xã, huyện được thực hiện trên toàn quốc thì sẽ giảm được 291.273 đại biểu cấp xã, 25.179 đại biểu cấp huyện, ngân sách chi thường xuyên cho hai nhóm đối tượng này mỗi năm tiết kiệm được khoảng 85 tỷ đồng. [3]
Hợp nhất các tổ chức chính trị xã hội, trước mắt là 6 tổ chức lớn (Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân) cũng sẽ giảm đáng kể số tiền ngân sách phải chi cho hoạt động của các tổ chức này.
Số liệu được một lãnh đạo Bộ Nội vụ đưa ra cho thấy, dựa vào tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã theo Nghị quyết 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay có 259 huyện, 6.191 xã trong cả nước chưa đạt 50% tiêu chuẩn. [4]
Chưa thấy vị lãnh đạo cấp vụ của Bộ Nội vụ đề cập đến những tỉnh chưa đạt tiêu chí, do vấn đề phức tạp hơn cấp huyện hay chưa có chủ trương chỉ đạo?
Nghị quyết của Quốc hội được ban hành dưới sự lãnh đạo của Đảng nên việc thực hiện cũng phải có sự chỉ đạo, chậm trễ hay nhanh chóng đều nằm trong “quy trình” và không thể nói những “quy trình” đó đáp ứng tốt nhất đòi hỏi của thực tiến khi từ lời nói đến việc làm vẫn còn là là “con đường xa nhất Việt Nam”!
Nhiều ý kiến “tâm tư” về chuyện sáp nhập đơn vị hành chính, những mâu thuẫn mang tính địa phương ở các tỉnh đã sáp nhập sau đó phải giải thể cho thấy thực hiện đổi mới không hề đơn giản, nhất là đổi mới nhận thức của những người “tâm” thì chưa biết nhưng “tư” thì rất rõ.
Việc chấm dứt hoạt động của ba Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ vừa qua cho thấy quyết tâm của Tổng Bí thư và Trung ương trong đổi mới hệ thống chính trị.
Vậy nên chấm dứt chuyện “phân mảnh” địa danh hành chính, “phân mảnh” chức vụ lãnh đạo là việc không thể chậm trễ, phải làm một lần cho xong chứ không thể “dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy”.
Theo quy định tại khoản 4 điều 9 Điều lệ Đảng thì: “…Cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương” như vậy gần như chắc chắn là Quốc hội sẽ thống nhất bầu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước bởi 95,8% đại biểu quốc hội khóa 14 là đảng viên.
Nếu xem sự kiện này là cột mốc đánh dấu chính thức quá trình đổi mới thể chế thì có nên đặt vấn đề về hợp nhất các cơ quan tương ứng?
Có một sự phân biệt nên được hiểu rõ thế này, lãnh đạo Đảng là do đảng viên bầu, lãnh đạo Quốc hội và chính quyền về nguyên tắc là do dân bầu chọn theo quy định của pháp luật.
Khi thể chế chính trị chọn định hướng thượng tôn pháp luật thì những người đảm nhận “hai vai” sẽ phải đặt “thượng tôn pháp luật” ở vị trí cao nhất.
Một khi bí thư làm chủ tịch, muốn hoàn thành nhiệm vụ dân trao gửi thì thời gian dành cho chức năng chủ tịch phải chiếm tỷ lệ cao nhất nếu không nói là tuyệt đối.
Ông Lê Quang Vĩnh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, về việc Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước thì Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chủ tịch nước vẫn giữ nguyên, không đặt vấn đề sáp nhập 2 văn phòng này. [5]
Hiện có 4 văn phòng lớn tương đương cấp bộ là Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Chính phủ, ngoài ra Tổng Bí thư có Văn phòng Tổng Bí thư gồm các trợ lý và thư ký.
Việc ghép 2 văn phòng cấp cao nhất không giải quyết được vấn đề tinh giản biên chế bởi nhân sự hai cơ quan này không nhiều và chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Tuy nhiên nếu tiến hành ở cấp thấp, cụ thể là hợp nhất trụ sở cấp ủy và chính quyền cấp tỉnh và huyện thì sẽ có khoảng gần 800 trụ sở có thể chuyển sang sử dụng cho các mục đích công ích khác như trường học, bệnh viện,…, bên cạnh đó cũng giảm được đáng kể số lượng nhân viên, phương tiện phục vụ.
Nghị quyết 18-NQ/TW phần tiêu đề ghi: “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Vấn đề là việc “tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” cần phải có lộ trình cụ thể, đến năm nào kết thúc chứ không thể kéo dài triền miên chưa biết lúc nào hoàn thành.
Nhân dân hoan nghênh chủ trương của Đảng và mong muốn công cuộc đổi mới thể chế chính trị làm một lần dứt điểm và làm ngay, đừng để vài năm lại một lần xáo trộn, càng không nên cứ đưa vào văn bản rồi để đó như một số điều ghi trong Hiến pháp từ năm 1946 đến nay vẫn chưa được luật hóa.
Xin nhắc lại ý kiến đã nêu trong bài “Con đường tất yếu”:
“Nếu trong giáo dục Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…” thì cũng nên đặt lịch trình ban hành một nghị quyết “Về đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống chính trị…”.[6]
Nguồn Giaoduc
No comments:
Post a Comment