Sau 3 năm, dự án Khu công nghiệp FLC Hoàng Long dậm chân tại chỗ, hàng trăm hộ dân chưa nhận được tiền đền bù. Nay, FLC lại xin chuyển sang xây khu đô thị.
FLC xin chuyển đổi đất?
Sau hơn 3 năm, hầu hết các hạng mục đầu tư dự án FLC Hoàng Long vẫn dậm chân tại chỗ. Không ít lần Tập đoàn FLC cam kết sẽ triển khai dự án theo đúng tiến độ, trả tiền đền bù cho dân, nhưng lời hứa chưa được thực hiện.
Trong khi đó, nếu căn cứ theo Luật Đầu tư, Luật Đất đai thì dự án “treo” này hoàn toàn có đủ điều kiện để thu hồi. Tuy nhiên do chính quyền địa phương thiếu quyết liệt, vô tình đưa người dân vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”: Mất tư liệu sản xuất mà vẫn chưa nhận được tiền đền bù.
Hàng trăm héc-ta đang từng ngày bị hoang hóa, hàng nghìn người dân bị ảnh hưởng vì tư liệu sản xuất bị “treo” hết năm này qua năm khác, khiến họ có lý do để đặt câu hỏi: Có phải các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá đã quá ưu ái FLC?
Ông Lê Khả Thành – Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hoằng Thịnh nhớ lại: “Khi bắt đầu triển khai dự án, cán bộ từ thôn trở lên chạy sình sịch với yêu cầu giải phóng mặt bằng nhanh, gọn, khẩn trương”. Ảnh của Xuân Quang.
Sau hơn 3 năm không thực hiện cam kết thì mới đây Tập đoàn FLC có một động thái “bất thường” đó là xin chuyển đổi diện tích đất làm Khu công nghiệp FLC Hoàng Long sang đất xây dựng khu đô thị.
“Về việc này, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa giao Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh nghiên cứu thủ tục liên quan đến việc chuyển đổi, báo cáo để Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ sở trình Tỉnh ủy xem xét.
Tập đoàn FLC và Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh có trách nhiệm phối hợp cùng các địa phương để giải quyết những tồn đọng…”, Báo Thanh Hóa dẫn lời một lãnh đạo tỉnh trong buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và Tập đoàn FLC.
Một lãnh đạo thuộc tỉnh Thanh Hóa (đề nghị giấu tên) cho biết, trong cuộc họp này, FLC không hề đề cập cụ thể tới việc chi trả tiền đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng như đã cam kết trước đó mà chỉ đề xuất chuyển đổi hàng trăm héc-ta đất làm khu công nghiệp sang đất xây dựng khu đô thị.
Với ý đồ thay đổi dự án, FLC đã để lộ ra rằng những cam kết “có cánh” sẽ dành những nguồn lực tốt nhất về con người, tài chính… để dự án triển khai đúng tiến độ, tạo công ăn việc làm cho từ 60.000-80.000 lao động… chỉ là nói suông.
Vậy ai là người có lỗi và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân khi để tình trạng hàng trăm héc-ta đất kề cận Thành phố Thanh Hóa bỏ không trong nhiều năm?
Vấn đề đảm bảo an sinh xã hội và các hệ lụy khác gây ra từ dự án “treo” này sẽ được cơ quan có thẩm quyền xử lý ra sao?
Trong một diễn biến có liên quan, cho đến nay, sau gần nửa tháng trôi qua, Tập đoàn FLC tiếp tục thất hứa với người dân xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) mặc dù trước đó hứa hẹn sẽ đền bù giải phóng mặt bằng tại xã Hoằng Thịnh trong tháng 9/2018 và tại xã Hoằng Đồng (huyện Hoằng Hóa) trong tháng 10/2018.
Trụ sở Tập đoàn FLC.
Hàng loạt câu hỏi vẫn chưa có hồi đáp
Cho đến thời điểm hiện tại, rất nhiều người dân Thanh Hóa thậm chí là cả một số cán bộ tỉnh này không còn đặt niềm tin vào sự thành công của FLC Hoàng Long sau nhiều năm chủ đầu tư để dự án “treo” và chậm trễ trả tiền đền bù cho người dân.
Người dân đề nghị doanh nghiệp phải trả lời dứt khoát, có làm dự án nữa hay không? Nếu không làm thì trả lại đất cho bà con sản xuất canh tác. Thế nhưng tất cả những kiến nghị nói trên vẫn chưa có hồi đáp.
Với những gì đã, đang diễn ra tại dự án này, cơ quan có thẩm quyền và chủ đầu tư dự án nên thẳng thắn thừa nhận thất bại của cái gọi là “dự án kiểu mẫu”, thay vì tìm cách chống chế.
Trong buổi họp báo thường kỳ quý III năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ngày 11/10, phóng viên đã đưa ra hàng loạt thắc mắc xung quanh dự án này như việc đền bù giải phóng mặt bằng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất dự án:
“Nếu căn cứ theo Luật Đầu tư và Luật Đất đai hiện hành thì Thanh Hoá có đủ căn cứ thu hồi dự án này, nhưng kỳ lạ là lãnh đạo tỉnh, thành phố Thanh Hoá vẫn chưa có động thái quyết liệt đối với chủ đầu tư dự án này?
Việc dự án có đủ điều kiện thu hồi nhưng Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa lại giao cho cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu thủ tục liên quan đến việc chuyển đổi đất (theo đề xuất của doanh nghiệp FLC) báo cáo để Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ sở trình Tỉnh ủy xem xét có phù hợp với quy định của pháp luật?
Tại sao cơ quan có thẩm quyền chưa thu hồi đất để đấu giá theo quy định? Có sự ưu ái nào đối với doanh nghiệp FLC trong trường hợp này không?”.
Điều đáng nói là tất cả những câu hỏi nói trên đều không được đại diện cơ quan có thẩm quyền xem xét trả lời, thậm chí có dấu hiệu đùn đẩy trách nhiệm.
Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã liên hệ làm việc với ông Nguyễn Văn Thi – Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp để được giải đáp những thắc mắc nói trên nhưng vẫn chưa nhận được hồi đáp chính thức.
Nguồn Giaoduc
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
FLC xin chuyển đổi đất?
Sau hơn 3 năm, hầu hết các hạng mục đầu tư dự án FLC Hoàng Long vẫn dậm chân tại chỗ. Không ít lần Tập đoàn FLC cam kết sẽ triển khai dự án theo đúng tiến độ, trả tiền đền bù cho dân, nhưng lời hứa chưa được thực hiện.
Trong khi đó, nếu căn cứ theo Luật Đầu tư, Luật Đất đai thì dự án “treo” này hoàn toàn có đủ điều kiện để thu hồi. Tuy nhiên do chính quyền địa phương thiếu quyết liệt, vô tình đưa người dân vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”: Mất tư liệu sản xuất mà vẫn chưa nhận được tiền đền bù.
Hàng trăm héc-ta đang từng ngày bị hoang hóa, hàng nghìn người dân bị ảnh hưởng vì tư liệu sản xuất bị “treo” hết năm này qua năm khác, khiến họ có lý do để đặt câu hỏi: Có phải các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá đã quá ưu ái FLC?
Ông Lê Khả Thành – Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hoằng Thịnh nhớ lại: “Khi bắt đầu triển khai dự án, cán bộ từ thôn trở lên chạy sình sịch với yêu cầu giải phóng mặt bằng nhanh, gọn, khẩn trương”. Ảnh của Xuân Quang.
Sau hơn 3 năm không thực hiện cam kết thì mới đây Tập đoàn FLC có một động thái “bất thường” đó là xin chuyển đổi diện tích đất làm Khu công nghiệp FLC Hoàng Long sang đất xây dựng khu đô thị.
“Về việc này, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa giao Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh nghiên cứu thủ tục liên quan đến việc chuyển đổi, báo cáo để Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ sở trình Tỉnh ủy xem xét.
Tập đoàn FLC và Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh có trách nhiệm phối hợp cùng các địa phương để giải quyết những tồn đọng…”, Báo Thanh Hóa dẫn lời một lãnh đạo tỉnh trong buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và Tập đoàn FLC.
Một lãnh đạo thuộc tỉnh Thanh Hóa (đề nghị giấu tên) cho biết, trong cuộc họp này, FLC không hề đề cập cụ thể tới việc chi trả tiền đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng như đã cam kết trước đó mà chỉ đề xuất chuyển đổi hàng trăm héc-ta đất làm khu công nghiệp sang đất xây dựng khu đô thị.
Với ý đồ thay đổi dự án, FLC đã để lộ ra rằng những cam kết “có cánh” sẽ dành những nguồn lực tốt nhất về con người, tài chính… để dự án triển khai đúng tiến độ, tạo công ăn việc làm cho từ 60.000-80.000 lao động… chỉ là nói suông.
Vậy ai là người có lỗi và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân khi để tình trạng hàng trăm héc-ta đất kề cận Thành phố Thanh Hóa bỏ không trong nhiều năm?
Vấn đề đảm bảo an sinh xã hội và các hệ lụy khác gây ra từ dự án “treo” này sẽ được cơ quan có thẩm quyền xử lý ra sao?
Trong một diễn biến có liên quan, cho đến nay, sau gần nửa tháng trôi qua, Tập đoàn FLC tiếp tục thất hứa với người dân xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) mặc dù trước đó hứa hẹn sẽ đền bù giải phóng mặt bằng tại xã Hoằng Thịnh trong tháng 9/2018 và tại xã Hoằng Đồng (huyện Hoằng Hóa) trong tháng 10/2018.
Trụ sở Tập đoàn FLC.
Hàng loạt câu hỏi vẫn chưa có hồi đáp
Cho đến thời điểm hiện tại, rất nhiều người dân Thanh Hóa thậm chí là cả một số cán bộ tỉnh này không còn đặt niềm tin vào sự thành công của FLC Hoàng Long sau nhiều năm chủ đầu tư để dự án “treo” và chậm trễ trả tiền đền bù cho người dân.
Người dân đề nghị doanh nghiệp phải trả lời dứt khoát, có làm dự án nữa hay không? Nếu không làm thì trả lại đất cho bà con sản xuất canh tác. Thế nhưng tất cả những kiến nghị nói trên vẫn chưa có hồi đáp.
Với những gì đã, đang diễn ra tại dự án này, cơ quan có thẩm quyền và chủ đầu tư dự án nên thẳng thắn thừa nhận thất bại của cái gọi là “dự án kiểu mẫu”, thay vì tìm cách chống chế.
Trong buổi họp báo thường kỳ quý III năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ngày 11/10, phóng viên đã đưa ra hàng loạt thắc mắc xung quanh dự án này như việc đền bù giải phóng mặt bằng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất dự án:
“Nếu căn cứ theo Luật Đầu tư và Luật Đất đai hiện hành thì Thanh Hoá có đủ căn cứ thu hồi dự án này, nhưng kỳ lạ là lãnh đạo tỉnh, thành phố Thanh Hoá vẫn chưa có động thái quyết liệt đối với chủ đầu tư dự án này?
Việc dự án có đủ điều kiện thu hồi nhưng Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa lại giao cho cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu thủ tục liên quan đến việc chuyển đổi đất (theo đề xuất của doanh nghiệp FLC) báo cáo để Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ sở trình Tỉnh ủy xem xét có phù hợp với quy định của pháp luật?
Tại sao cơ quan có thẩm quyền chưa thu hồi đất để đấu giá theo quy định? Có sự ưu ái nào đối với doanh nghiệp FLC trong trường hợp này không?”.
Điều đáng nói là tất cả những câu hỏi nói trên đều không được đại diện cơ quan có thẩm quyền xem xét trả lời, thậm chí có dấu hiệu đùn đẩy trách nhiệm.
Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã liên hệ làm việc với ông Nguyễn Văn Thi – Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp để được giải đáp những thắc mắc nói trên nhưng vẫn chưa nhận được hồi đáp chính thức.
Nguồn Giaoduc
No comments:
Post a Comment