Hết mưa rồi lại triều cường, cuộc sống của người dân tại thành phố lớn nhất cả nước chưa bao giờ hết khốn đốn vì ngập. Đáng nói, tình trạng này được dự đoán sẽ kéo dài ít nhất 20 năm nữa.
Các dự án chậm triển khai, TP.HCM ngày càng ngập nặng
Không mưa cũng ngập
Mấy ngày qua, dù không mưa nhưng nhiều tuyến đường tại TP.HCM vẫn bị ngập nặng do triều cường lên cao. Bắt đầu từ chiều 7.10, triều cường vượt mức báo động 3, dâng cao hơn 1,6 m khiến hàng loạt tuyến đường như QL50 (H.Bình Chánh), đường Nguyễn Bình, Lê Văn Lương (H.Nhà Bè), Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn (Q.7), khu vực Thảo Điền (Q.2)… ngập sâu từ 0,3 – 0,5 m.
Tại khu vực bán đảo Thanh Đa (Q.Bình Thạnh), do nằm sát sông Sài Gòn nên thường xuyên phải gánh chịu những đợt triều cường, nước lên mang theo rác thải tràn cả vào nhà.
Chị Huỳnh Thị Thanh Trà (43 tuổi), đã hơn 10 năm sống tại đây, cho biết năm nào cũng vậy, bắt đầu tháng 10 là triều cường lớn nhỏ gì các hộ ở đây cũng phải “chịu trận”. Gặp khi triều cường lên đỉnh, nước vào ngập cả chân giường, từ chiều đến sáng hôm sau cũng chưa rút.
Khu vực đường Hoàng Diệu (Q.4), dưới chân cầu Calmette, cứ khoảng 16 giờ là nước dâng quá nửa bánh xe, khiến các phương tiện lưu thông rất khó khăn.
Nước triều dâng hòa cùng nước cống đen ngòm tràn ra đường khiến ai đi qua cũng ngao ngán. Quán cơm, hàng nước hai bên đường gần như ế ẩm.
Ngập nước do triều cường trên đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7)
Đáng nói, triều “chọn” giờ cao điểm để lên khiến giao thông thành phố hỗn loạn. Theo khảo sát của Thanh Niên, chiều 9.10 tại khu vực ngã tư Nguyễn Lương Bằng – Phạm Hữu Lầu (Q.7), dòng xe chôn chân giữa biển nước kéo dài nhiều giờ.
Cảnh sát giao thông có mặt để phân luồng nhưng tình hình không khả quan hơn. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại nhiều tuyến đường trong TP.
Các dự án trọng điểm “bất động”
Nếu cứ giữ cơ chế như hiện nay, tình trạng ngập sẽ từ chỗ này lấn qua chỗ khác, phát triển đến đâu là ngập đến đấy
TS Hồ Long Phi
Trong khi tình hình ngập nước tại TP đang ngày càng diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều khu vực thì các dự án chống ngập trọng điểm lại… tắc.
Điển hình, dự án “Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1” do Trung Nam Group làm chủ đầu tư, được kỳ vọng sẽ trở thành “vị cứu tinh” cho vùng diện tích 570 km² với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM, đang phải treo cẩu nằm chờ giải quyết loạt vướng mắc.
Đáng nói, dù “bất động” đã gần 5 tháng, phía chủ đầu tư sốt sắng, người dân trông chờ nhưng TP vẫn loay hoay chưa tìm ra hướng giải quyết.
Tại buổi tiếp xúc cử tri H.Nhà Bè của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM diễn ra hôm qua 10.10, không ít cử tri đã đặt vấn đề dự án có được tiếp tục thực hiện hay không, nếu có thì bao giờ triển khai, nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời rõ ràng.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt, ngụ ấp 6, xã Phú Xuân, cho biết có tới 6 hạng mục, bao gồm 3 cống, 3 đê thuộc dự án nằm trên địa bàn H.Nhà Bè nên khu vực này chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc thi công hay tạm ngưng dự án. “Hằng năm, cứ vào tháng 10 cho đến cuối năm, triều cường lại lên cao gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân. Nước ngập cả lề đường, học sinh không có chỗ để đi học.
Vì thế, khi dự án chống ngập của Trung Nam được triển khai, người dân tại đây rất quan tâm, hy vọng công trình hoàn thành sớm. Chúng tôi hy vọng chính quyền TP sớm đưa ra câu trả lời về tiến độ của dự án, bao giờ triển khai trở lại, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thế nào để người dân yên tâm”, bà Nguyệt nói.
Trả lời cử tri, ĐBQH TP Dương Ngọc Hải cũng chỉ có thể thông tin dự án dừng do nhiều lý do, UBND TP đang tiến hành nhiều giải pháp giải quyết vướng mắc để sớm đưa dự án vào triển khai, giải quyết vấn đề an sinh xã hội, chống ngập của địa phương; còn thời gian bao giờ dự án hoạt động lại vẫn chưa có lời đáp.
Cũng trong hoàn cảnh tương tự, “siêu” máy bơm thông minh chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh, do Tập đoàn công nghiệp Quang Trung làm chủ đầu tư, cũng chưa thoát khỏi cảnh lận đận do TP chưa chốt được giá thuê.
Chủ đầu tư cũng buộc phải tạm ngưng vì hết vốn và mới cho máy bơm hoạt động trở lại ngày 5.10 vừa qua khi tình trạng ngập tuyến đường này vẫn chưa được giải quyết.
Muốn tiêu thoát, phải trữ nước
Theo thông tin từ Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP (trung tâm chống ngập), quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP.HCM đến năm 2020, khu vực trung tâm cần có 6.000 km cống các loại nhưng hiện nay hệ thống cống chỉ đạt gần 70%, tương đương 4.176 km.
TP mới hoàn thành cơ bản 2 nhà máy xử lý nước thải trên tổng số 12 nhà máy theo quy hoạch, thực hiện được khoảng 64 km/149 km đê bao ven sông Sài Gòn và 1/10 cống kiểm soát triều lớn (cống Nhiêu Lộc – Thị Nghè), các hạng mục khác đang triển khai.
Kỹ sư Lê Thành Công, Giám đốc Công ty TNHH thiết kế tư vấn xây dựng D&C, nhận xét: “Chống ngập phải đảm bảo nguyên tắc muốn tiêu thoát phải trữ nước. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch là lợi thế có sẵn để TP tận dụng trở thành những hồ điều tiết tự nhiên khổng lồ, dung tích lớn để trữ nước, tạo bậc thang hồ chứa để trữ và điều tiết thoát nước.
Cần xây dựng một trục thoát nước ngầm đường kính khoảng 3 m dọc các tuyến đường, đi qua tất cả các điểm ngập như hầu hết các TP lớn trên thế giới đều có”.
TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu WACC – Đại học Quốc gia TP.HCM, cảnh báo: “Theo lộ trình, TP mới đi được 30 – 40% công cuộc chống ngập. Với khối lượng còn lại, nếu sắp xếp theo đúng kế hoạch thì ít nhất 20 năm nữa mới đủ lực giải quyết dứt điểm ngập. Còn nếu cứ giữ cơ chế như hiện nay, tình trạng ngập sẽ từ chỗ này lấn qua chỗ khác, phát triển đến đâu là ngập đến đấy”.
Phải xem nước mưa là nguồn tài nguyên
GS-TS Nguyễn Văn Đạt cho rằng TP cần xây dựng một mạng lưới các hố ga chứa nước mưa. Từ đây, nước mưa sẽ chảy vào hệ thống ống đặt ven đường, ra sông, rạch, nơi có hồ chứa khu vực để tạo mảng xanh đô thị. Hướng đến của mạng ống này còn có thể là các trụ nước PCCC ở các khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, siêu thị, khu dân cư… Song song đó, cần có một nhánh hút nước từ triều cường có đường kính lớn hơn hút từ những hố ga.
Một phần hòa nhập vào mạng nước mưa, một phần hướng vào hồ chứa ở ngoại ô. Muốn chống ngập lâu dài ở TP.HCM, phải xem nước mưa là nguồn tài nguyên nhiều lợi ích cần khai thác.
Nguồn Thanhnien
Giao thông
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Các dự án chậm triển khai, TP.HCM ngày càng ngập nặng
Không mưa cũng ngập
Mấy ngày qua, dù không mưa nhưng nhiều tuyến đường tại TP.HCM vẫn bị ngập nặng do triều cường lên cao. Bắt đầu từ chiều 7.10, triều cường vượt mức báo động 3, dâng cao hơn 1,6 m khiến hàng loạt tuyến đường như QL50 (H.Bình Chánh), đường Nguyễn Bình, Lê Văn Lương (H.Nhà Bè), Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn (Q.7), khu vực Thảo Điền (Q.2)… ngập sâu từ 0,3 – 0,5 m.
Tại khu vực bán đảo Thanh Đa (Q.Bình Thạnh), do nằm sát sông Sài Gòn nên thường xuyên phải gánh chịu những đợt triều cường, nước lên mang theo rác thải tràn cả vào nhà.
Chị Huỳnh Thị Thanh Trà (43 tuổi), đã hơn 10 năm sống tại đây, cho biết năm nào cũng vậy, bắt đầu tháng 10 là triều cường lớn nhỏ gì các hộ ở đây cũng phải “chịu trận”. Gặp khi triều cường lên đỉnh, nước vào ngập cả chân giường, từ chiều đến sáng hôm sau cũng chưa rút.
Khu vực đường Hoàng Diệu (Q.4), dưới chân cầu Calmette, cứ khoảng 16 giờ là nước dâng quá nửa bánh xe, khiến các phương tiện lưu thông rất khó khăn.
Nước triều dâng hòa cùng nước cống đen ngòm tràn ra đường khiến ai đi qua cũng ngao ngán. Quán cơm, hàng nước hai bên đường gần như ế ẩm.
Ngập nước do triều cường trên đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7)
Đáng nói, triều “chọn” giờ cao điểm để lên khiến giao thông thành phố hỗn loạn. Theo khảo sát của Thanh Niên, chiều 9.10 tại khu vực ngã tư Nguyễn Lương Bằng – Phạm Hữu Lầu (Q.7), dòng xe chôn chân giữa biển nước kéo dài nhiều giờ.
Cảnh sát giao thông có mặt để phân luồng nhưng tình hình không khả quan hơn. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại nhiều tuyến đường trong TP.
Các dự án trọng điểm “bất động”
Nếu cứ giữ cơ chế như hiện nay, tình trạng ngập sẽ từ chỗ này lấn qua chỗ khác, phát triển đến đâu là ngập đến đấy
TS Hồ Long Phi
Trong khi tình hình ngập nước tại TP đang ngày càng diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều khu vực thì các dự án chống ngập trọng điểm lại… tắc.
Điển hình, dự án “Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1” do Trung Nam Group làm chủ đầu tư, được kỳ vọng sẽ trở thành “vị cứu tinh” cho vùng diện tích 570 km² với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM, đang phải treo cẩu nằm chờ giải quyết loạt vướng mắc.
Đáng nói, dù “bất động” đã gần 5 tháng, phía chủ đầu tư sốt sắng, người dân trông chờ nhưng TP vẫn loay hoay chưa tìm ra hướng giải quyết.
Tại buổi tiếp xúc cử tri H.Nhà Bè của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM diễn ra hôm qua 10.10, không ít cử tri đã đặt vấn đề dự án có được tiếp tục thực hiện hay không, nếu có thì bao giờ triển khai, nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời rõ ràng.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt, ngụ ấp 6, xã Phú Xuân, cho biết có tới 6 hạng mục, bao gồm 3 cống, 3 đê thuộc dự án nằm trên địa bàn H.Nhà Bè nên khu vực này chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc thi công hay tạm ngưng dự án. “Hằng năm, cứ vào tháng 10 cho đến cuối năm, triều cường lại lên cao gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân. Nước ngập cả lề đường, học sinh không có chỗ để đi học.
Vì thế, khi dự án chống ngập của Trung Nam được triển khai, người dân tại đây rất quan tâm, hy vọng công trình hoàn thành sớm. Chúng tôi hy vọng chính quyền TP sớm đưa ra câu trả lời về tiến độ của dự án, bao giờ triển khai trở lại, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thế nào để người dân yên tâm”, bà Nguyệt nói.
Trả lời cử tri, ĐBQH TP Dương Ngọc Hải cũng chỉ có thể thông tin dự án dừng do nhiều lý do, UBND TP đang tiến hành nhiều giải pháp giải quyết vướng mắc để sớm đưa dự án vào triển khai, giải quyết vấn đề an sinh xã hội, chống ngập của địa phương; còn thời gian bao giờ dự án hoạt động lại vẫn chưa có lời đáp.
Cũng trong hoàn cảnh tương tự, “siêu” máy bơm thông minh chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh, do Tập đoàn công nghiệp Quang Trung làm chủ đầu tư, cũng chưa thoát khỏi cảnh lận đận do TP chưa chốt được giá thuê.
Chủ đầu tư cũng buộc phải tạm ngưng vì hết vốn và mới cho máy bơm hoạt động trở lại ngày 5.10 vừa qua khi tình trạng ngập tuyến đường này vẫn chưa được giải quyết.
Muốn tiêu thoát, phải trữ nước
Theo thông tin từ Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP (trung tâm chống ngập), quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP.HCM đến năm 2020, khu vực trung tâm cần có 6.000 km cống các loại nhưng hiện nay hệ thống cống chỉ đạt gần 70%, tương đương 4.176 km.
TP mới hoàn thành cơ bản 2 nhà máy xử lý nước thải trên tổng số 12 nhà máy theo quy hoạch, thực hiện được khoảng 64 km/149 km đê bao ven sông Sài Gòn và 1/10 cống kiểm soát triều lớn (cống Nhiêu Lộc – Thị Nghè), các hạng mục khác đang triển khai.
Kỹ sư Lê Thành Công, Giám đốc Công ty TNHH thiết kế tư vấn xây dựng D&C, nhận xét: “Chống ngập phải đảm bảo nguyên tắc muốn tiêu thoát phải trữ nước. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch là lợi thế có sẵn để TP tận dụng trở thành những hồ điều tiết tự nhiên khổng lồ, dung tích lớn để trữ nước, tạo bậc thang hồ chứa để trữ và điều tiết thoát nước.
Cần xây dựng một trục thoát nước ngầm đường kính khoảng 3 m dọc các tuyến đường, đi qua tất cả các điểm ngập như hầu hết các TP lớn trên thế giới đều có”.
TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu WACC – Đại học Quốc gia TP.HCM, cảnh báo: “Theo lộ trình, TP mới đi được 30 – 40% công cuộc chống ngập. Với khối lượng còn lại, nếu sắp xếp theo đúng kế hoạch thì ít nhất 20 năm nữa mới đủ lực giải quyết dứt điểm ngập. Còn nếu cứ giữ cơ chế như hiện nay, tình trạng ngập sẽ từ chỗ này lấn qua chỗ khác, phát triển đến đâu là ngập đến đấy”.
Phải xem nước mưa là nguồn tài nguyên
GS-TS Nguyễn Văn Đạt cho rằng TP cần xây dựng một mạng lưới các hố ga chứa nước mưa. Từ đây, nước mưa sẽ chảy vào hệ thống ống đặt ven đường, ra sông, rạch, nơi có hồ chứa khu vực để tạo mảng xanh đô thị. Hướng đến của mạng ống này còn có thể là các trụ nước PCCC ở các khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, siêu thị, khu dân cư… Song song đó, cần có một nhánh hút nước từ triều cường có đường kính lớn hơn hút từ những hố ga.
Một phần hòa nhập vào mạng nước mưa, một phần hướng vào hồ chứa ở ngoại ô. Muốn chống ngập lâu dài ở TP.HCM, phải xem nước mưa là nguồn tài nguyên nhiều lợi ích cần khai thác.
Nguồn Thanhnien
No comments:
Post a Comment