Chẳng cần đến lúc chủ trương tập trung tích tụ đất đai ‘mang ánh sáng nghị quyết vào đời sống’, TP.HCM đang bắt đầu triển khai thí điểm một chính sách không khác mấy ý đồ trưng thu đất nông nghiệp tại Sài Gòn – mà giờ đây đã quá xa vời hình ảnh ‘Hòn Ngọc Viễn Đông’ trong khi lại phải mang thân phận ‘Con bò sữa’ bị vắt kiệt bởi ngân sách.
“Vụ Thủ Thiêm” vẫn và sẽ là “cái gân gà” khó nuốt của thành phố HCM.
‘Dân có lợi’ hay quan chức đút túi 1,5 triệu tỷ đồng?
Thâm ý chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp ở Sài Gòn thành đất nhà xưởng, dịch vụ để sau đó đem đấu giá với giá trị sơ bộ lên đến 1,5 triệu tỉ đồng phải chăng sẽ làm cho ‘dân có lợi’ như cách nói của cơ quan tài nguyên môi trường và các vị đứng đầu thành phố, hay sẽ ‘hóa thân’ thành một chiến dịch khổng lồ để TP.HCM tổ chức cưỡng chế 26.000 ha đất nông nghiệp của người dân Sài Gòn?
Xem thêm: Thủ thiêm, Nguyên Chủ tịch quận 2 và tiết lộ thú vị
Theo lãnh đạo thành phố, “nguồn lực đất đai của TP dành cho công nghiệp, dịch vụ, đô thị chưa tương xứng, trong khi đó đất đai dành cho nông nghiệp còn nhiều nhưng chưa biết cách khai thác. Do đó, TP.HCM đã kiến nghị Trung ương giảm tỷ lệ đất nông nghiệp và tăng đất cho công nghiệp. Nếu việc chuyển đổi được thực hiện qua đấu giá dự kiến thu về 1,5 triệu tỉ đồng”.
Nhưng có thực như vậy không? Phải chăng 26.000 ha đất nông nghiệp được chuyển thành đất dịch vụ là nhằm xây dựng ‘thành phố thông minh’ như ý tưởng của các vị đứng đầu TP và cũng sẽ khiến người dân Sài Gòn ‘thông minh’ hơn?
‘Nói đi đôi với làm’
Hãy chú ý, 1,5 triệu tỷ đồng dự kiến thu được từ việc đấu giá 26.000 ha đất dịch vụ lại bằng đúng con số chi ngân sách năm 2018 mà vào đầu năm nay Quốc hội ‘nghị gật’ đã mau mắn và đầy tự tin phóng ra, bất chấp kết quả thu ngân sách năm 2017 chỉ đạt 96,8% so với dự toán – không những không được xem là thành tích mà còn bị coi là một thất bại, bởi đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, thu ngân sách quốc gia không đạt so với dự toán. Cũng là năm thứ ba liên tiếp, thu ngân sách từ khối trung ương không đạt dự toán.
Không chỉ có thế. Thất bại 96,8% thu ngân sách năm 2017 còn là một chỉ dấu lớn cho thấy thu ngân sách 2018 nhiều khả năng còn tồi tệ hơn năm 2017 và có thể sẽ sụt tới 5-7% so với dự toán đầu năm 2018, nếu không tính tới phần đè dân thu thuế và “bán mình” – tức tìm cách bán sạch những doanh nghiệp nhà nước ăn nên làm ra, nhằm có tiển trang trải cho một ngân sách đang lao vào thảm cảnh kiệt quệ với tỷ lệ chi thường xuyên cho đội ngũ gần 3 triệu công chức viên chức ‘ngủ ngày’ luôn vượt trên 70% tổng chi ngân sách hàng năm.
Thu ngân sách 2018 sẽ thảm hại hơn 2017?
Sau khi đã ‘ăn đủ’ từ cơ chế bán các doanh nghiệp ‘bò sữa’ như vụ bán Sabeco được 5 tỷ USD, giờ đây họ đành phải tính cả đến kế hoạch bán đất. Bán tất cả những gì có thể bán được nhằm cầm hơi cho một nền ngân sách đang mau chóng cạn kiệt và rất có thể sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ nước ngoài như trường hợp chính phủ Argentine vào các năm 2001 và 2014.
Nói là làm. Làm ngay. Một trong hiếm hoi câu chuyện ‘nói đi đôi với làm’.
Bởi khi đề án chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất dịch vụ được TP.HCM trình Chính phủ, TP.HCM đã kèm theo danh mục một loạt các dự án cụ thể và đã được chấp thuận về mặt chủ trương.
Tại một kỳ họp Hội đồng nhân dân của TP.HCM và tháng Bảy năm 2018, sau khi có đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố này đã ngay lập tức ban hành tờ trình Nghị quyết về thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất; dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa ở TP. Cụ thể, chấp thuận 31 dự án chuyển mục đích sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên với tổng diện tích hơn 1.893 ha; 3 dự án chuyển mục đích sử dụng dưới 10 ha đất trồng lúa với tổng diện tích 9,36 ha; 1 dự án có diện tích thu hồi đất là 22,8 ha. Ngoài ra, chấp thuận điều chỉnh diện tích đất thu hồi tại 18 dự án (tại quận 2, 6, 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú, huyện Hóc Môn, Bình Chánh), điều chỉnh ranh thu hồi đất với tổng diện tích thu hồi hơn 247 ha…
Với gần 7.000 ha đất nông nghiệp sẽ được chuyển đổi, huyện Bình Chánh là địa phương có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi nhiều nhất trên địa bàn Sài Gòn. Theo quy hoạch từ nay đến năm 2020, huyện Bình Chánh chỉ còn giữ lại 6.000 ha đất nông nghiệp, đến năm 2025 thì chỉ còn giữ lại 350 ha đất chuyên trồng lúa tại xã Tân Nhựt để ‘đảm bảo an ninh lương thực’.
Theo nghị quyết trên, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ ‘vận động người dân cũng như doanh nghiệp đã đăng ký chuyển mục đích thực hiện đúng theo tiến độ để đưa đất vào khai thác có hiệu quả theo đúng mục đích được quy hoạch’.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cũng đã có kế hoạch chia thành ba nhóm dự án liên quan đến 26.000 ha đất nông nghiệp: Một là đối với các dự án đã giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng doanh nghiệp không triển khai thì sẽ thu hồi chủ trương. Trả lại quyền lợi hợp pháp về nhà đất cho người dân bị ảnh hưởng. Với các dự án đã ủy quyền cho quận, huyện thu hồi mà chậm thực hiện thì sẽ phân tích nguyên nhân chậm, tùy theo nguyên nhân để đề xuất hướng xử lý. Còn nhóm dự án đã đăng ký trong kế hoạch mà ba năm vẫn chưa triển khai thì thu hồi theo quy định…
Một chiến dịch cưỡng chế khổng lồ?
Với tốc độ triển khai quy trình lập tờ trình – trình chính phủ – ra nghị quyết – xây dựng kế hoạch, chiến dịch cưỡng chế và trưng thu 26.000 ha đất nông nghiệp rất có thể đang được tiến hành hết sức khẩn trương – tương ứng với đà tha hóa khẩn cấp của ngân sách quốc gia.
TP.HCM lại từng có quá nhiều ‘tiền án’ trong các vụ đẩy đuổi người dân khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất để lấy ‘đất sạch’ phục vụ các nhà đầu tư và đầu cơ giá bất động sản.
Sau Thủ Thiêm, TP.HCM lại sắp có thêm một làn sóng phản đối vì bị cướp đất?
Kể từ lúc con sóng đầu cơ bất động sản lần đầu tiên chồm lên vào những năm 1995 – 1996, cho tới nay mặt bằng nhà đất ở Sài Gòn đã tăng hàng trăm lần hoặc hơn thế, tạo nên một núi lợi nhuận mà độ hấp dẫn của nó không khác gì ma túy. Giới đại gia bất động sản – những tỷ phú đô la ‘đi lên từ đất’ và giới quan chức chính quyền chính là kẻ hưởng lợi lớn nhất trên nỗi mất mát và cảnh đổ máu giữ đất của hàng trăm ngàn dân oan tại Sài Gòn.
‘Vụ án’ Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở Sài Gòn là một minh họa đầy nước mắt và máu tươi. Kéo dài suốt hai chục năm qua, người dân ở vùng đất này đã phải chịu cảnh đền bù một bán giá thị trường mười hoặc vài ba chục lần hơn thế, mang đến một sự bất công ghê gớm.
Không bao lâu nữa, những người làm nông ở vùng ven Sài Gòn như Quận 2, Quận 9, Quận 6, Tân Phú, Thủ Đức, Quận 12, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè sẽ rõ rằng TP.HCM thèm muốn ‘tập trung tích tụ ruộng đất’ đến thế nào và bằng cách nào.
Trước đây khi chưa có chủ trương ‘tập trung tích tụ ruộng đất’ mà Sài Gòn đã bị biến thành ‘lò đốt dân oan’, thì sắp tới khi chủ trương này hiện hình, sẽ chẳng có gì bảo đảm là TP.HCM sẽ chấp nhận bồi thường cho nông dân và người sở hữu đất nông nghiệp với mức giá nếu không tương đương giá thị trường thì cũng gần bằng thị trường.
Vào thời buổi nguyên thủy hoang dã man của khoảng chênh lệch giữa giá thị trường cho đất dịch vụ và mức bồi thường đất nông nghiệp lên đến hàng chục hay hàng trăm lần, người dân rất có thể một lần nữa sẽ phải chứng kiến đàn đàn lũ lũ quan chức biến chất lợi dụng chủ trương chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp ở Sài Gòn thành đất nhà xưởng, dịch vụ’ để ‘tập trung tích tụ ruộng đất’, hùng hổ lao vào đất của họ cắm mốc phân ranh. Để một lần nữa sau nhiều lần kể từ thời 1995, Sài Gòn lại tích tụ thêm hàng chục ngàn dân oan đất đai sau một chiến dịch cưỡng chế khổng lồ.
Nguồn: Voa
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
“Vụ Thủ Thiêm” vẫn và sẽ là “cái gân gà” khó nuốt của thành phố HCM.
‘Dân có lợi’ hay quan chức đút túi 1,5 triệu tỷ đồng?
Thâm ý chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp ở Sài Gòn thành đất nhà xưởng, dịch vụ để sau đó đem đấu giá với giá trị sơ bộ lên đến 1,5 triệu tỉ đồng phải chăng sẽ làm cho ‘dân có lợi’ như cách nói của cơ quan tài nguyên môi trường và các vị đứng đầu thành phố, hay sẽ ‘hóa thân’ thành một chiến dịch khổng lồ để TP.HCM tổ chức cưỡng chế 26.000 ha đất nông nghiệp của người dân Sài Gòn?
Xem thêm: Thủ thiêm, Nguyên Chủ tịch quận 2 và tiết lộ thú vị
Theo lãnh đạo thành phố, “nguồn lực đất đai của TP dành cho công nghiệp, dịch vụ, đô thị chưa tương xứng, trong khi đó đất đai dành cho nông nghiệp còn nhiều nhưng chưa biết cách khai thác. Do đó, TP.HCM đã kiến nghị Trung ương giảm tỷ lệ đất nông nghiệp và tăng đất cho công nghiệp. Nếu việc chuyển đổi được thực hiện qua đấu giá dự kiến thu về 1,5 triệu tỉ đồng”.
Nhưng có thực như vậy không? Phải chăng 26.000 ha đất nông nghiệp được chuyển thành đất dịch vụ là nhằm xây dựng ‘thành phố thông minh’ như ý tưởng của các vị đứng đầu TP và cũng sẽ khiến người dân Sài Gòn ‘thông minh’ hơn?
‘Nói đi đôi với làm’
Hãy chú ý, 1,5 triệu tỷ đồng dự kiến thu được từ việc đấu giá 26.000 ha đất dịch vụ lại bằng đúng con số chi ngân sách năm 2018 mà vào đầu năm nay Quốc hội ‘nghị gật’ đã mau mắn và đầy tự tin phóng ra, bất chấp kết quả thu ngân sách năm 2017 chỉ đạt 96,8% so với dự toán – không những không được xem là thành tích mà còn bị coi là một thất bại, bởi đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, thu ngân sách quốc gia không đạt so với dự toán. Cũng là năm thứ ba liên tiếp, thu ngân sách từ khối trung ương không đạt dự toán.
Không chỉ có thế. Thất bại 96,8% thu ngân sách năm 2017 còn là một chỉ dấu lớn cho thấy thu ngân sách 2018 nhiều khả năng còn tồi tệ hơn năm 2017 và có thể sẽ sụt tới 5-7% so với dự toán đầu năm 2018, nếu không tính tới phần đè dân thu thuế và “bán mình” – tức tìm cách bán sạch những doanh nghiệp nhà nước ăn nên làm ra, nhằm có tiển trang trải cho một ngân sách đang lao vào thảm cảnh kiệt quệ với tỷ lệ chi thường xuyên cho đội ngũ gần 3 triệu công chức viên chức ‘ngủ ngày’ luôn vượt trên 70% tổng chi ngân sách hàng năm.
Thu ngân sách 2018 sẽ thảm hại hơn 2017?
Sau khi đã ‘ăn đủ’ từ cơ chế bán các doanh nghiệp ‘bò sữa’ như vụ bán Sabeco được 5 tỷ USD, giờ đây họ đành phải tính cả đến kế hoạch bán đất. Bán tất cả những gì có thể bán được nhằm cầm hơi cho một nền ngân sách đang mau chóng cạn kiệt và rất có thể sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ nước ngoài như trường hợp chính phủ Argentine vào các năm 2001 và 2014.
Nói là làm. Làm ngay. Một trong hiếm hoi câu chuyện ‘nói đi đôi với làm’.
Bởi khi đề án chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất dịch vụ được TP.HCM trình Chính phủ, TP.HCM đã kèm theo danh mục một loạt các dự án cụ thể và đã được chấp thuận về mặt chủ trương.
Tại một kỳ họp Hội đồng nhân dân của TP.HCM và tháng Bảy năm 2018, sau khi có đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố này đã ngay lập tức ban hành tờ trình Nghị quyết về thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất; dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa ở TP. Cụ thể, chấp thuận 31 dự án chuyển mục đích sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên với tổng diện tích hơn 1.893 ha; 3 dự án chuyển mục đích sử dụng dưới 10 ha đất trồng lúa với tổng diện tích 9,36 ha; 1 dự án có diện tích thu hồi đất là 22,8 ha. Ngoài ra, chấp thuận điều chỉnh diện tích đất thu hồi tại 18 dự án (tại quận 2, 6, 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú, huyện Hóc Môn, Bình Chánh), điều chỉnh ranh thu hồi đất với tổng diện tích thu hồi hơn 247 ha…
Với gần 7.000 ha đất nông nghiệp sẽ được chuyển đổi, huyện Bình Chánh là địa phương có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi nhiều nhất trên địa bàn Sài Gòn. Theo quy hoạch từ nay đến năm 2020, huyện Bình Chánh chỉ còn giữ lại 6.000 ha đất nông nghiệp, đến năm 2025 thì chỉ còn giữ lại 350 ha đất chuyên trồng lúa tại xã Tân Nhựt để ‘đảm bảo an ninh lương thực’.
Theo nghị quyết trên, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ ‘vận động người dân cũng như doanh nghiệp đã đăng ký chuyển mục đích thực hiện đúng theo tiến độ để đưa đất vào khai thác có hiệu quả theo đúng mục đích được quy hoạch’.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cũng đã có kế hoạch chia thành ba nhóm dự án liên quan đến 26.000 ha đất nông nghiệp: Một là đối với các dự án đã giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng doanh nghiệp không triển khai thì sẽ thu hồi chủ trương. Trả lại quyền lợi hợp pháp về nhà đất cho người dân bị ảnh hưởng. Với các dự án đã ủy quyền cho quận, huyện thu hồi mà chậm thực hiện thì sẽ phân tích nguyên nhân chậm, tùy theo nguyên nhân để đề xuất hướng xử lý. Còn nhóm dự án đã đăng ký trong kế hoạch mà ba năm vẫn chưa triển khai thì thu hồi theo quy định…
Một chiến dịch cưỡng chế khổng lồ?
Với tốc độ triển khai quy trình lập tờ trình – trình chính phủ – ra nghị quyết – xây dựng kế hoạch, chiến dịch cưỡng chế và trưng thu 26.000 ha đất nông nghiệp rất có thể đang được tiến hành hết sức khẩn trương – tương ứng với đà tha hóa khẩn cấp của ngân sách quốc gia.
TP.HCM lại từng có quá nhiều ‘tiền án’ trong các vụ đẩy đuổi người dân khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất để lấy ‘đất sạch’ phục vụ các nhà đầu tư và đầu cơ giá bất động sản.
Sau Thủ Thiêm, TP.HCM lại sắp có thêm một làn sóng phản đối vì bị cướp đất?
Kể từ lúc con sóng đầu cơ bất động sản lần đầu tiên chồm lên vào những năm 1995 – 1996, cho tới nay mặt bằng nhà đất ở Sài Gòn đã tăng hàng trăm lần hoặc hơn thế, tạo nên một núi lợi nhuận mà độ hấp dẫn của nó không khác gì ma túy. Giới đại gia bất động sản – những tỷ phú đô la ‘đi lên từ đất’ và giới quan chức chính quyền chính là kẻ hưởng lợi lớn nhất trên nỗi mất mát và cảnh đổ máu giữ đất của hàng trăm ngàn dân oan tại Sài Gòn.
‘Vụ án’ Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở Sài Gòn là một minh họa đầy nước mắt và máu tươi. Kéo dài suốt hai chục năm qua, người dân ở vùng đất này đã phải chịu cảnh đền bù một bán giá thị trường mười hoặc vài ba chục lần hơn thế, mang đến một sự bất công ghê gớm.
Không bao lâu nữa, những người làm nông ở vùng ven Sài Gòn như Quận 2, Quận 9, Quận 6, Tân Phú, Thủ Đức, Quận 12, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè sẽ rõ rằng TP.HCM thèm muốn ‘tập trung tích tụ ruộng đất’ đến thế nào và bằng cách nào.
Trước đây khi chưa có chủ trương ‘tập trung tích tụ ruộng đất’ mà Sài Gòn đã bị biến thành ‘lò đốt dân oan’, thì sắp tới khi chủ trương này hiện hình, sẽ chẳng có gì bảo đảm là TP.HCM sẽ chấp nhận bồi thường cho nông dân và người sở hữu đất nông nghiệp với mức giá nếu không tương đương giá thị trường thì cũng gần bằng thị trường.
Vào thời buổi nguyên thủy hoang dã man của khoảng chênh lệch giữa giá thị trường cho đất dịch vụ và mức bồi thường đất nông nghiệp lên đến hàng chục hay hàng trăm lần, người dân rất có thể một lần nữa sẽ phải chứng kiến đàn đàn lũ lũ quan chức biến chất lợi dụng chủ trương chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp ở Sài Gòn thành đất nhà xưởng, dịch vụ’ để ‘tập trung tích tụ ruộng đất’, hùng hổ lao vào đất của họ cắm mốc phân ranh. Để một lần nữa sau nhiều lần kể từ thời 1995, Sài Gòn lại tích tụ thêm hàng chục ngàn dân oan đất đai sau một chiến dịch cưỡng chế khổng lồ.
Nguồn: Voa
No comments:
Post a Comment