Chỉ một thời gian ngắn cả nước phải chịu 2 lần quốc tang. Khắp nơi ngưng các hoạt động vui chơi giải trí nơi công cộng, cờ Tổ Quốc rủ xuống trong giải băng tang. Thông qua các nghi lễ quốc tang, Nhà nước cũng hàm ý nhắc nhở toàn dân kiềm nén mọi bức xúc để hướng niềm tiếc thương đến người đã khuất.
Nhưng có 2 cơ quan nhà nước, là Bộ Tài chính và Bộ Công thương, không có chút mảy may nhận thức được ý nghĩa của những ngày này. Trước không tăng, sau không tăng, mà họ đã quyết định tăng giá xăng dầu đúng vào ngày quốc tang, lần trước cũng vậy, lần này cũng vậy. Họ muốn biến niềm tiếc thương trong sạch mà Nhà nước muốn người dân phải có thành sự oán trách chế độ chăng?
Bởi vì cơ chế tăng giá xăng dầu đi ngược lại cơ chế thị trường mà Nhà nước ta đang kiên trì hoàn thiện, là một trong những di sản lỗi thời nhất của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn sót lại nhằm tiếp tay cho nhóm lợi ích độc quyền kinh doanh xăng dầu. Hai Bộ này hãy nhìn cho rõ : Chỉ nói riêng Tập đoàn xăng dầu (PLX), là doanh nghiệp lớn nhất trong nhóm độc quyền, lợi nhuận của Tập đoàn này năm 2016 là hơn 4.669 tỷ, năm 2017 là 3.468 tỷ, 6 tháng đầu năm 2018 là 2.076 tỷ.
Nhóm doanh nghiệp độc quyền này được 2 Bộ kia bảo kê bằng cái gọi là “lợi nhuận định mức”, nghĩa là bất chấp giá xăng dầu thế giới tăng hay giảm, họ vẫn được một khoản lợi nhuận cố định trên một đơn vị xăng dầu. Cơ chế thị trường gì mà kỳ cục vậy ? Quyết định tăng giá xăng dầu hoàn toàn không phải là xử lý chuyện nước sôi lửa bỏng gì, nó chẳng qua là giúp cho nhóm doanh nghiệp độc quyền này không bị giảm lợi nhuận, nói trắng ra là giúp cho nhóm độc quyền này trục lợi mà thôi. “Đánh đĩ” mười phương thì phải chừa ra một phương chứ, sao nhằm vào ngày quốc tang mà trục lợi ?
Ấy là chưa kể không ai có thể kiểm soát được giá nhập khẩu xăng dầu thực sự là bao nhiêu, chất lượng như thế nào, chi phí ra làm sao. Những thứ đó hàng chục năm nay vẫn nằm trong vòng bí mật của nhóm lợi ích. Cần biết rằng, giá nhập khẩu xăng dầu là rất khác nhau phụ thuộc vào các hợp đồng theo chuyến hay là hợp đồng dài hạn và chất lượng xăng dầu. Chỉ có xóa bỏ cơ chế độc quyền kinh doanh xăng dầu thì những vòng bí mật ấy mới có thể lộ ra. Trong cơ chế thị trường, người dân không hề kêu ca giá cao hay giá thấp, người dân chỉ đòi hỏi bản thân họ phải có quyền lựa chọn trong sự cạnh tranh lành mạnh.
Nguồn Thaotin
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Nhưng có 2 cơ quan nhà nước, là Bộ Tài chính và Bộ Công thương, không có chút mảy may nhận thức được ý nghĩa của những ngày này. Trước không tăng, sau không tăng, mà họ đã quyết định tăng giá xăng dầu đúng vào ngày quốc tang, lần trước cũng vậy, lần này cũng vậy. Họ muốn biến niềm tiếc thương trong sạch mà Nhà nước muốn người dân phải có thành sự oán trách chế độ chăng?
Bởi vì cơ chế tăng giá xăng dầu đi ngược lại cơ chế thị trường mà Nhà nước ta đang kiên trì hoàn thiện, là một trong những di sản lỗi thời nhất của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn sót lại nhằm tiếp tay cho nhóm lợi ích độc quyền kinh doanh xăng dầu. Hai Bộ này hãy nhìn cho rõ : Chỉ nói riêng Tập đoàn xăng dầu (PLX), là doanh nghiệp lớn nhất trong nhóm độc quyền, lợi nhuận của Tập đoàn này năm 2016 là hơn 4.669 tỷ, năm 2017 là 3.468 tỷ, 6 tháng đầu năm 2018 là 2.076 tỷ.
Nhóm doanh nghiệp độc quyền này được 2 Bộ kia bảo kê bằng cái gọi là “lợi nhuận định mức”, nghĩa là bất chấp giá xăng dầu thế giới tăng hay giảm, họ vẫn được một khoản lợi nhuận cố định trên một đơn vị xăng dầu. Cơ chế thị trường gì mà kỳ cục vậy ? Quyết định tăng giá xăng dầu hoàn toàn không phải là xử lý chuyện nước sôi lửa bỏng gì, nó chẳng qua là giúp cho nhóm doanh nghiệp độc quyền này không bị giảm lợi nhuận, nói trắng ra là giúp cho nhóm độc quyền này trục lợi mà thôi. “Đánh đĩ” mười phương thì phải chừa ra một phương chứ, sao nhằm vào ngày quốc tang mà trục lợi ?
Ấy là chưa kể không ai có thể kiểm soát được giá nhập khẩu xăng dầu thực sự là bao nhiêu, chất lượng như thế nào, chi phí ra làm sao. Những thứ đó hàng chục năm nay vẫn nằm trong vòng bí mật của nhóm lợi ích. Cần biết rằng, giá nhập khẩu xăng dầu là rất khác nhau phụ thuộc vào các hợp đồng theo chuyến hay là hợp đồng dài hạn và chất lượng xăng dầu. Chỉ có xóa bỏ cơ chế độc quyền kinh doanh xăng dầu thì những vòng bí mật ấy mới có thể lộ ra. Trong cơ chế thị trường, người dân không hề kêu ca giá cao hay giá thấp, người dân chỉ đòi hỏi bản thân họ phải có quyền lựa chọn trong sự cạnh tranh lành mạnh.
Nguồn Thaotin
No comments:
Post a Comment