Một nghiên cứu mới đây của Đại học Trung văn Hồng Kông phát hiện, nạn ô nhiễm không khí tại Trung Quốc đại lục khiến khoảng 1,1 triệu người chết sớm và hủy hoại khoảng 20 triệu tấn cây nông nghiệp quan trọng hàng năm. Một số học giả cho rằng nguyên nhân gốc rễ phá hủy môi trường Trung Quốc ngày nay là vì hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc không được giám sát dân chủ.
Ô nhiễm ozone và ô nhiễm hạt mịn
Đại học Trung văn Hồng Kông công bố kết quả nghiên cứu mang tên “Báo cáo về Khoa học môi trường”, phân tích về ô nhiễm không khí ở Trung Quốc đại lục qua hai phương diện là ô nhiễm ozone và hạt mịn. Báo cáo chỉ ra hai loại ô nhiễm này khiến trung bình 1,1 triệu người chết sớm và phá hủy 20 triệu tấn lương thực bao gồm gạo, lúa mì, ngô và đậu tương, gây thiệt hại khoảng 267 tỷ nhân dân tệ (38 tỷ đô la Mỹ) mỗi năm cho nền kinh tế Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích hơn 2.000 nguồn ô nhiễm ozone và hạt vật chất từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dân dụng, phát điện và vận tải. Trong quá trình nghiên cứu, họ trích dẫn dữ liệu về chất lượng khí quyển, mô hình khí tượng, lượng phát thải và các cơ chế phản ứng hóa học khác nhau.
Công nghiệp là thủ phạm hàng đầu
Đại biểu của ô nhiễm hạt mịn là PM2.5, chủ yếu bắt nguồn từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. PM2.5 là hạt nhỏ trong không khí, đủ để thâm nhập sâu vào phổi và gây ra tổn thương lâu dài.
Ngược lại, ozone gần bề mặt đất là khí được tạo ra bởi phản ứng của nitơ đioxit và các hợp chất hữu cơ khác nhau, sự tích tụ của nó chủ yếu liên quan đến các nguồn ô nhiễm công nghiệp. So với ảnh hưởng cho con người thì ozone tác động đến cây nông nghiệp kinh khủng hơn, vì nó ức chế sự quang hợp thực vật, gây trở ngại cho sự tăng trưởng bình thường của chúng.
Báo cáo phân tích thêm, sản xuất công nghiệp là thủ phạm hàng đầu của vấn đề ô nhiễm ozone và hạt mịn. Thương mại và dân cư là nguồn thứ cấp gây ô nhiễm PM2.5, hoạt động sản xuất điện là một nguồn thứ cấp của ô nhiễm ozone.
Vào tháng Sáu, theo kết quả nghiên cứu mới nhất của mạng lưới giá.m s.át chất lượng không khí khu vực được các cơ quan chính quyền Hồng Kông, Macao và tỉnh Quảng Đông cùng thực hiện, vào năm 2017 nồng độ ozone trung bình tăng 16%, là mức cao nhất trong 6 năm qua.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ PM2.5 trung bình ở các thành phố của Trung Quốc là 48 μg/m3 không khí, cao gấp hơn 2 lần so với 2626 thành phố trên thế giới (trung bình 19 microgam).
Điều đáng chú ý là chương trình quản lý khí quyển do Bộ Môi trường Sinh thái Trung Quốc ban hành tuần trước (27/9) đã hạ đáng kể tiêu chuẩn khí thải ở Bắc Kinh để giảm tổn thất sản xuất công nghiệp. Kế hoạch này đòi hỏi nồng độ PM2.5 trung bình ở khu vực Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc và 26 thành phố xung quanh sẽ giảm từ 5% năm ngoái xuống còn 3% trong năm nay.
Ung thư phổi là nguyên nhân số một gây tử vong
Thông thường, khi nồng độ PM2.5 tăng 10 μg/m3 thì nguy cơ ung thư phổi tăng 25% – 30%. Đây là kết luận của Viện sĩ Trung Nam Sơn (Zhong Nanshan) thuộc Học viện Kỹ thuật Trung Quốc (Chinese Academy of Engineering), chuyên gia về bệnh đường hô hấp của Trung Quốc, ông kết luận dựa trên bằng chứng từ 9 quốc gia bao gồm Nhật Bản, Mỹ và châu Âu.
Ví dụ ở Bắc Kinh, có 70% – 80% nguyên nhân ung thư có liên quan đến môi trường, đặc biệt là ung thư phổi, đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người dân.
Theo tờ “Thông tin kinh tế hàng ngày” (Economic Information Daily, Jjckb.cn), tỷ lệ mắc và tử vong đối với bệnh ung thư phổi ở Trung Quốc tiếp tục tăng do yếu tố ô nhiễm môi trường. Nếu các biện pháp kiểm soát không có được hiệu quả kịp thời, ước tính đến năm 2025 số bệnh nhân ung thư phổi của Trung Quốc sẽ lên đến 1 triệu người, trở thành quốc gia ung thư phổi lớn nhất thế giới.
Chỉ số ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh vượt ngưỡng báo động.
Nguồn Trithucvn
Môi trường
,
Tin quốc tế
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc đại lục gây ra trung bình 1,1 triệu ca tử vong sớm mỗi năm.
Đại học Trung văn Hồng Kông công bố kết quả nghiên cứu mang tên “Báo cáo về Khoa học môi trường”, phân tích về ô nhiễm không khí ở Trung Quốc đại lục qua hai phương diện là ô nhiễm ozone và hạt mịn. Báo cáo chỉ ra hai loại ô nhiễm này khiến trung bình 1,1 triệu người chết sớm và phá hủy 20 triệu tấn lương thực bao gồm gạo, lúa mì, ngô và đậu tương, gây thiệt hại khoảng 267 tỷ nhân dân tệ (38 tỷ đô la Mỹ) mỗi năm cho nền kinh tế Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích hơn 2.000 nguồn ô nhiễm ozone và hạt vật chất từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dân dụng, phát điện và vận tải. Trong quá trình nghiên cứu, họ trích dẫn dữ liệu về chất lượng khí quyển, mô hình khí tượng, lượng phát thải và các cơ chế phản ứng hóa học khác nhau.
Công nghiệp là thủ phạm hàng đầu
Đại biểu của ô nhiễm hạt mịn là PM2.5, chủ yếu bắt nguồn từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. PM2.5 là hạt nhỏ trong không khí, đủ để thâm nhập sâu vào phổi và gây ra tổn thương lâu dài.
Ngược lại, ozone gần bề mặt đất là khí được tạo ra bởi phản ứng của nitơ đioxit và các hợp chất hữu cơ khác nhau, sự tích tụ của nó chủ yếu liên quan đến các nguồn ô nhiễm công nghiệp. So với ảnh hưởng cho con người thì ozone tác động đến cây nông nghiệp kinh khủng hơn, vì nó ức chế sự quang hợp thực vật, gây trở ngại cho sự tăng trưởng bình thường của chúng.
Báo cáo phân tích thêm, sản xuất công nghiệp là thủ phạm hàng đầu của vấn đề ô nhiễm ozone và hạt mịn. Thương mại và dân cư là nguồn thứ cấp gây ô nhiễm PM2.5, hoạt động sản xuất điện là một nguồn thứ cấp của ô nhiễm ozone.
Vào tháng Sáu, theo kết quả nghiên cứu mới nhất của mạng lưới giá.m s.át chất lượng không khí khu vực được các cơ quan chính quyền Hồng Kông, Macao và tỉnh Quảng Đông cùng thực hiện, vào năm 2017 nồng độ ozone trung bình tăng 16%, là mức cao nhất trong 6 năm qua.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ PM2.5 trung bình ở các thành phố của Trung Quốc là 48 μg/m3 không khí, cao gấp hơn 2 lần so với 2626 thành phố trên thế giới (trung bình 19 microgam).
Điều đáng chú ý là chương trình quản lý khí quyển do Bộ Môi trường Sinh thái Trung Quốc ban hành tuần trước (27/9) đã hạ đáng kể tiêu chuẩn khí thải ở Bắc Kinh để giảm tổn thất sản xuất công nghiệp. Kế hoạch này đòi hỏi nồng độ PM2.5 trung bình ở khu vực Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc và 26 thành phố xung quanh sẽ giảm từ 5% năm ngoái xuống còn 3% trong năm nay.
Hình ảnh so sánh cho thấy tình trạng sương mù ô nhiễm tại Bắc Kinh.
Thông thường, khi nồng độ PM2.5 tăng 10 μg/m3 thì nguy cơ ung thư phổi tăng 25% – 30%. Đây là kết luận của Viện sĩ Trung Nam Sơn (Zhong Nanshan) thuộc Học viện Kỹ thuật Trung Quốc (Chinese Academy of Engineering), chuyên gia về bệnh đường hô hấp của Trung Quốc, ông kết luận dựa trên bằng chứng từ 9 quốc gia bao gồm Nhật Bản, Mỹ và châu Âu.
Ví dụ ở Bắc Kinh, có 70% – 80% nguyên nhân ung thư có liên quan đến môi trường, đặc biệt là ung thư phổi, đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người dân.
Theo tờ “Thông tin kinh tế hàng ngày” (Economic Information Daily, Jjckb.cn), tỷ lệ mắc và tử vong đối với bệnh ung thư phổi ở Trung Quốc tiếp tục tăng do yếu tố ô nhiễm môi trường. Nếu các biện pháp kiểm soát không có được hiệu quả kịp thời, ước tính đến năm 2025 số bệnh nhân ung thư phổi của Trung Quốc sẽ lên đến 1 triệu người, trở thành quốc gia ung thư phổi lớn nhất thế giới.
Chỉ số ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh vượt ngưỡng báo động.
Nguồn Trithucvn
No comments:
Post a Comment