Ông Phạm Xuân Phương – Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn (Hà Nội) khẳng định nhà ca sĩ Mỹ Linh có sai phạm, phải phá dỡ một phần; còn phủ Thành Chương là nơi giới thiệu văn hóa Việt cổ, phá đi thì rất lãng phí, nhưng nếu TP chỉ đạo huyện vẫn sẽ chấp hành.
Ngày 19/11, những câu hỏi của cử tri về vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không được ông Phạm Xuân Phương – Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn trả lời trực tiếp tại hội trường. Trao đổi với phóng viên Dân trí ngay sau buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7 HĐND TP khóa XV, ông Phương giải thích lý do là mình bị quên mất nội dung này, dù trước đó có nghĩ đến.
Vừa phá dỡ vừa nghe ngóng
– Những công trình vi phạm trong đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đang được huyện Sóc Sơn xử lý thế nào, thưa ông?
– Đoàn Thanh tra TP đang thanh tra toàn diện quá trình sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn và thực hiện kết luận Thanh tra Chính phủ năm 2006. Huyện Sóc Sơn chờ kết luận của Thanh tra TP, sau đó mới xử lý những vấn đề liên quan.
Thời điểm này, huyện cũng đang tập trung chỉ đạo xử lý 18 công trình vi phạm, dự kiến xong trong tháng 11. Trong những công trình này không có những công trình của gia đình ca sĩ Mỹ Linh và phủ Thành Chương… Đây là những công trình lớn, không thuộc thẩm quyền của cấp huyện, vì vậy nên phải chờ.
Ông Phạm Xuân Phương – Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn
– Nhà của gia đình ca sĩ Mỹ Linh và phủ Thành Chương được thanh tra các cấp chỉ rõ sai phạm từ nhiều năm trước đây. Tại sao huyện Sóc Sơn không căn cứ vào đó để xử lý luôn mà phải chờ chỉ đạo từ thành phố?
– Từ năm 2006, khi Thanh tra Chính phủ kết luận, các công trình đó đã được xây dựng hoàn thiện. Thực tế, công trình hoàn thiện, thẩm quyền xử lý lại không phải nằm ở cấp huyện.
Ngay cả 18 công trình vi phạm nằm trong danh sách cưỡng chế ở xã Minh Phú, nhiều gia đình vừa làm vừa nghe ngóng. Bởi khi huyện Sóc Sơn thông báo cưỡng chế, các gia đình thuê luật sư và đem đơn lên tận Chính phủ. Chủ các công trình này cho là đang trong giai đoạn thanh tra thì không được cưỡng chế.
Trước những vấn đề mới như vậy, huyện Sóc Sơn phải chờ ý kiến chính thức từ UBND TP Hà Nội chỉ đạo dỡ hay không dỡ công trình vi phạm trong thời điểm này. Còn theo quan điểm của lãnh đạo huyện Sóc Sơn là phải dỡ vì đấy là các công trình vi phạm trật tự xây dựng.
– Với 27 công trình vi phạm tại xã Minh Trí, trong đó xác định 22 công trình vi phạm đất rừng. Vậy bao giờ huyện Sóc Sơn mới đưa ra quyết “số phận” của 22 công trình này?
– Thực tế ở xã Minh Trí được xác định có 27 công trình vi phạm, trong đó có 22 công trình nằm trong đất rừng, 5 bên ngoài. Vì sao huyện Sóc Sơn chưa phân loại được để xử lý các công trình này cũng là câu hỏi của Chủ tịch UBND TP đã đặt ra với chúng tôi.
Quá trình nghiên cứu tài liệu cho thấy 22 công trình chủ yếu nằm trong đất khai hoang của thôn Minh Tân. Đất đó có được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, trong đó có 400 mét đất được xây dựng nhà và 200 m đất được trồng cây ăn quả. Theo đó, muốn xử lý được các công trình này thì cần phải có sự phân định rất rõ ràng về mặt pháp lý.
“Sau khi có phủ Thành Chương nhiều người mới biết đến rừng Sóc Sơn”
– Trở lại câu chuyện công trình của gia đình ca sĩ Mỹ Linh và phủ Thành Chương, huyện đã xác định vi phạm cụ thể như thế nào chưa?
– Trường hợp gia đình ca sỹ Mỹ Linh, trong sổ hiện nay cho xây dựng là 400 m2 đất làm nhà và 200 m2 đất trồng cây ăn quả, còn lại 11.600 m2 đất vẫn là đất rừng. Nhưng hiện nay công trình nhà ca sĩ Mỹ Linh đã xây dựng hơn 500 m2. Như vậy, gia đình ca sĩ Mỹ Linh phải dỡ phần sai phạm đó. Thực tế, nhà ca sĩ Mỹ Linh thuộc diện không phải xin phép (nhà tạm) xây dựng vì đây là nhà kết cấu khung thép.
Còn phủ Thành Chương, huyện Sóc Sơn vẫn đang chờ kết luận của Thanh tra TP để có hướng xử lý theo quy định. Nhưng cũng có thể nói, sau khi có phủ Thành Chương nhiều người mới biết đến rừng Sóc Sơn. Và ngay cả bây giờ, hàng ngày các đoàn khách quốc tế vẫn đến tham quan phủ Thành Chương, nghe giới thiệu về văn hóa Việt cổ.
Thanh tra TP Hà Nội đang làm rõ những vấn đề liên quan đến đất rừng ở huyện Sóc Sơn
– Như vậy, huyện Sóc Sơn vẫn đang lúng túng trong việc xử lý các công trình lớn, đặc biệt là phủ Thành Chương?
– Huyện Sóc Sơn cũng đang xem xét để đưa ra kiến nghị với trường hợp như phủ Thành Chương. Thực ra bây giờ phá dỡ những cái đó là lãng phí, bởi đây không phải là đất rừng, mà đất nông nghiệp. Nhưng nếu như nhận được sự chỉ đạo từ TP về việc xử lý phủ Thành Chương, huyện vẫn sẽ chấp hành đầy đủ.
Bây giờ chỉ làm chuyển đổi mục đích sử dụng đất của phủ Thành Chương thôi, nếu làm được như vậy thì tốt. Tôi cũng hi vọng là làm được. Bản thân tôi cũng là người lên đó đầu tiên. Thời điểm đầu, đất đai ở đây hoang hóa, chính ông ấy vun vén mới được như ngày nay.
Chưa có cuộc điện thoại nào can thiệp
– Lãnh đạo các xã ở Sóc Sơn cho biết, chủ các công trình vi phạm “có địa vị xã hội, có ảnh hưởng” nên khó xử lý. Là Bí thư huyện Sóc Sơn, quá trình chỉ đạo xử lý các công trình vi phạm ông có bị áp lực hay bị can thiệp từ bên ngoài hay không?
– Đây không phải là lần đầu xử lý công trình vi phạm, có những xã như Phú Minh chúng tôi xử lý đến 60 công trình. Trước khi xử lý có rất nhiều cuộc gọi nhưng khi làm thật sự thì không thấy ai đặt vấn đề, bởi vì họ cũng biết phải trái.
Hơn nữa cái điều quan trọng nhất khi mình làm, hồ sơ pháp lý phải đầy đủ, mà đặc biệt là phải chứng minh được rằng khu vực họ đang làm là vi phạm thì họ chấp nhận, nếu không sẽ bị kiện ngược lại.
Đến giờ phút này, tôi phải khẳng định chưa có bất kỳ cuộc điện thoại nào can thiệp cả. Ngay cả 18 công trình đang trong diện cưỡng chế, họ kêu khẩn thiết lên các cấp, cũng như luật sư gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ. Đó là quyền của mọi người, còn kế hoạch cưỡng chế huyện Sóc Sơn vẫn lập bình thường.
Những tổ hợp nghỉ dưỡng, du lịch vẫn tiếp tục mọc lên trên địa bàn huyện Sóc Sơn. (Ảnh: Toàn Vũ)
– Qua sát quá trình xử lý cán bộ tại Sóc Sơn liên quan đến “xẻ thịt” đất rừng, từ trước đến nay mới chỉ dừng lại ở cấp xã. Nhiều người cho rằng, huyện Sóc Sơn vẫn còn nể nang, né tránh những cán bộ phòng ban ở huyện?
– Quan điểm của tôi là phải xử lý nghiêm, chứ mình không nương tay với trường hợp nào cả, nhưng phải chờ kết luận chính thức của đoàn thanh tra. Chắc chắn khi có kết luận đầy đủ của thành tra thì huyện Sóc Sơn sẽ tiến hành xử lý theo quy định, kể cả những trường hợp đã nghỉ hưu mà vi phạm cũng vẫn bị xử lý theo quy định. Tuy nhiên, phải làm như thế nào để ngay cả người bị xử lý cũng phải tâm phục khẩu phục.
– Được biết huyện Sóc Sơn đang thực hiện thanh tra công vụ tại xã Minh Trí. Hiện đã có kết luận chưa, thưa ông?
– Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn vào cuộc kiểm tra Ban thường vụ xã Minh Trí. Sau khi có kết luận chúng tôi sẽ thông tin tới báo chí.
– Xin cảm ơn ông!
Nguồn :https://dantri.com.vn/su-kien/bi-thu-soc-son-pha-phu-thanh-chuong-rat-phi-nha-my-linh-phai-do-mot-phan-20181119202844574.htm
Môi trường
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Ngày 19/11, những câu hỏi của cử tri về vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không được ông Phạm Xuân Phương – Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn trả lời trực tiếp tại hội trường. Trao đổi với phóng viên Dân trí ngay sau buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7 HĐND TP khóa XV, ông Phương giải thích lý do là mình bị quên mất nội dung này, dù trước đó có nghĩ đến.
Vừa phá dỡ vừa nghe ngóng
– Những công trình vi phạm trong đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đang được huyện Sóc Sơn xử lý thế nào, thưa ông?
– Đoàn Thanh tra TP đang thanh tra toàn diện quá trình sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn và thực hiện kết luận Thanh tra Chính phủ năm 2006. Huyện Sóc Sơn chờ kết luận của Thanh tra TP, sau đó mới xử lý những vấn đề liên quan.
Thời điểm này, huyện cũng đang tập trung chỉ đạo xử lý 18 công trình vi phạm, dự kiến xong trong tháng 11. Trong những công trình này không có những công trình của gia đình ca sĩ Mỹ Linh và phủ Thành Chương… Đây là những công trình lớn, không thuộc thẩm quyền của cấp huyện, vì vậy nên phải chờ.
Ông Phạm Xuân Phương – Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn
– Nhà của gia đình ca sĩ Mỹ Linh và phủ Thành Chương được thanh tra các cấp chỉ rõ sai phạm từ nhiều năm trước đây. Tại sao huyện Sóc Sơn không căn cứ vào đó để xử lý luôn mà phải chờ chỉ đạo từ thành phố?
– Từ năm 2006, khi Thanh tra Chính phủ kết luận, các công trình đó đã được xây dựng hoàn thiện. Thực tế, công trình hoàn thiện, thẩm quyền xử lý lại không phải nằm ở cấp huyện.
Ngay cả 18 công trình vi phạm nằm trong danh sách cưỡng chế ở xã Minh Phú, nhiều gia đình vừa làm vừa nghe ngóng. Bởi khi huyện Sóc Sơn thông báo cưỡng chế, các gia đình thuê luật sư và đem đơn lên tận Chính phủ. Chủ các công trình này cho là đang trong giai đoạn thanh tra thì không được cưỡng chế.
Trước những vấn đề mới như vậy, huyện Sóc Sơn phải chờ ý kiến chính thức từ UBND TP Hà Nội chỉ đạo dỡ hay không dỡ công trình vi phạm trong thời điểm này. Còn theo quan điểm của lãnh đạo huyện Sóc Sơn là phải dỡ vì đấy là các công trình vi phạm trật tự xây dựng.
– Với 27 công trình vi phạm tại xã Minh Trí, trong đó xác định 22 công trình vi phạm đất rừng. Vậy bao giờ huyện Sóc Sơn mới đưa ra quyết “số phận” của 22 công trình này?
– Thực tế ở xã Minh Trí được xác định có 27 công trình vi phạm, trong đó có 22 công trình nằm trong đất rừng, 5 bên ngoài. Vì sao huyện Sóc Sơn chưa phân loại được để xử lý các công trình này cũng là câu hỏi của Chủ tịch UBND TP đã đặt ra với chúng tôi.
Quá trình nghiên cứu tài liệu cho thấy 22 công trình chủ yếu nằm trong đất khai hoang của thôn Minh Tân. Đất đó có được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, trong đó có 400 mét đất được xây dựng nhà và 200 m đất được trồng cây ăn quả. Theo đó, muốn xử lý được các công trình này thì cần phải có sự phân định rất rõ ràng về mặt pháp lý.
“Sau khi có phủ Thành Chương nhiều người mới biết đến rừng Sóc Sơn”
– Trở lại câu chuyện công trình của gia đình ca sĩ Mỹ Linh và phủ Thành Chương, huyện đã xác định vi phạm cụ thể như thế nào chưa?
– Trường hợp gia đình ca sỹ Mỹ Linh, trong sổ hiện nay cho xây dựng là 400 m2 đất làm nhà và 200 m2 đất trồng cây ăn quả, còn lại 11.600 m2 đất vẫn là đất rừng. Nhưng hiện nay công trình nhà ca sĩ Mỹ Linh đã xây dựng hơn 500 m2. Như vậy, gia đình ca sĩ Mỹ Linh phải dỡ phần sai phạm đó. Thực tế, nhà ca sĩ Mỹ Linh thuộc diện không phải xin phép (nhà tạm) xây dựng vì đây là nhà kết cấu khung thép.
Còn phủ Thành Chương, huyện Sóc Sơn vẫn đang chờ kết luận của Thanh tra TP để có hướng xử lý theo quy định. Nhưng cũng có thể nói, sau khi có phủ Thành Chương nhiều người mới biết đến rừng Sóc Sơn. Và ngay cả bây giờ, hàng ngày các đoàn khách quốc tế vẫn đến tham quan phủ Thành Chương, nghe giới thiệu về văn hóa Việt cổ.
Thanh tra TP Hà Nội đang làm rõ những vấn đề liên quan đến đất rừng ở huyện Sóc Sơn
– Như vậy, huyện Sóc Sơn vẫn đang lúng túng trong việc xử lý các công trình lớn, đặc biệt là phủ Thành Chương?
– Huyện Sóc Sơn cũng đang xem xét để đưa ra kiến nghị với trường hợp như phủ Thành Chương. Thực ra bây giờ phá dỡ những cái đó là lãng phí, bởi đây không phải là đất rừng, mà đất nông nghiệp. Nhưng nếu như nhận được sự chỉ đạo từ TP về việc xử lý phủ Thành Chương, huyện vẫn sẽ chấp hành đầy đủ.
Bây giờ chỉ làm chuyển đổi mục đích sử dụng đất của phủ Thành Chương thôi, nếu làm được như vậy thì tốt. Tôi cũng hi vọng là làm được. Bản thân tôi cũng là người lên đó đầu tiên. Thời điểm đầu, đất đai ở đây hoang hóa, chính ông ấy vun vén mới được như ngày nay.
Chưa có cuộc điện thoại nào can thiệp
– Lãnh đạo các xã ở Sóc Sơn cho biết, chủ các công trình vi phạm “có địa vị xã hội, có ảnh hưởng” nên khó xử lý. Là Bí thư huyện Sóc Sơn, quá trình chỉ đạo xử lý các công trình vi phạm ông có bị áp lực hay bị can thiệp từ bên ngoài hay không?
– Đây không phải là lần đầu xử lý công trình vi phạm, có những xã như Phú Minh chúng tôi xử lý đến 60 công trình. Trước khi xử lý có rất nhiều cuộc gọi nhưng khi làm thật sự thì không thấy ai đặt vấn đề, bởi vì họ cũng biết phải trái.
Hơn nữa cái điều quan trọng nhất khi mình làm, hồ sơ pháp lý phải đầy đủ, mà đặc biệt là phải chứng minh được rằng khu vực họ đang làm là vi phạm thì họ chấp nhận, nếu không sẽ bị kiện ngược lại.
Đến giờ phút này, tôi phải khẳng định chưa có bất kỳ cuộc điện thoại nào can thiệp cả. Ngay cả 18 công trình đang trong diện cưỡng chế, họ kêu khẩn thiết lên các cấp, cũng như luật sư gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ. Đó là quyền của mọi người, còn kế hoạch cưỡng chế huyện Sóc Sơn vẫn lập bình thường.
Những tổ hợp nghỉ dưỡng, du lịch vẫn tiếp tục mọc lên trên địa bàn huyện Sóc Sơn. (Ảnh: Toàn Vũ)
– Qua sát quá trình xử lý cán bộ tại Sóc Sơn liên quan đến “xẻ thịt” đất rừng, từ trước đến nay mới chỉ dừng lại ở cấp xã. Nhiều người cho rằng, huyện Sóc Sơn vẫn còn nể nang, né tránh những cán bộ phòng ban ở huyện?
– Quan điểm của tôi là phải xử lý nghiêm, chứ mình không nương tay với trường hợp nào cả, nhưng phải chờ kết luận chính thức của đoàn thanh tra. Chắc chắn khi có kết luận đầy đủ của thành tra thì huyện Sóc Sơn sẽ tiến hành xử lý theo quy định, kể cả những trường hợp đã nghỉ hưu mà vi phạm cũng vẫn bị xử lý theo quy định. Tuy nhiên, phải làm như thế nào để ngay cả người bị xử lý cũng phải tâm phục khẩu phục.
– Được biết huyện Sóc Sơn đang thực hiện thanh tra công vụ tại xã Minh Trí. Hiện đã có kết luận chưa, thưa ông?
– Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn vào cuộc kiểm tra Ban thường vụ xã Minh Trí. Sau khi có kết luận chúng tôi sẽ thông tin tới báo chí.
– Xin cảm ơn ông!
Nguồn :https://dantri.com.vn/su-kien/bi-thu-soc-son-pha-phu-thanh-chuong-rat-phi-nha-my-linh-phai-do-mot-phan-20181119202844574.htm
No comments:
Post a Comment