Lãnh đạo Trung Quốc đang lên kế hoạch một loạt các biện pháp kích thích kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế không khả quan và các phương pháp hiện tại không hiệu quả.
Căng thẳng thương mại đang đặt gánh nặng lên kinh tế Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Nền kinh tế thứ hai thế giới đang bị thiệt hại bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ và cuộc chiến chống nợ trong nước.
Washington đang chuẩn bị công bố mức thuế suất bổ sung vào đầu tháng 12 thuế quan đối với tất cả hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc nếu các cuộc đàm phán vào tháng tới giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình không đem lại kết quả.
Việc áp thuế bổ sung từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có hiệu lực vào tháng 1 năm sau sẽ khiến các nhà xuất khẩu thực sự khó khăn và có thể đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các quan chức Bắc Kinh đã tiến hành chính sách cắt giảm thuế, nới lỏng các quy định.
Nhưng các nhà đầu tư dường như không bị thuyết phục bởi phương pháp tiếp cận nhỏ giọt, đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh nhất trong một thập kỷ và chứng khoán lao dốc.
Vừa qua, chỉ số tăng trưởng sản xuất chậm lại ở mức thấp nhất trong hơn 2 năm, đồng thời xuất khẩu giảm sâu.
Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase & Co. Jamie Dimon cho biết các căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng giống với một cuộc chiến thương mại, thay vì chỉ là một cuộc “xích mích”.
Mùa xuân năm 2019 sẽ là thời điểm khó khăn nhất đối với Trung Quốc vì nhiều yếu tố như căng thẳng thương mại, mua bán giảm sút và thời kỳ bong bóng bất động sản chấm dứt, Lu Ting, kinh tế gia trưởng Tập đoàn Nomura International Ltd. ở Hồng Kông cho biết.
Đây sẽ là một bài kiểm tra nếu Trung Quốc có thể duy trì tăng trưởng khoảng 6,5%. Các nhà hoạch định chính sách có khả năng cắt giảm thuế và giảm bớt quyền kiểm soát tài sản tại các thành phố lớn để duy trì tăng trưởng của nền kinh tế, ông Lu Ting dự đoán.
Chính phủ và ngân hàng trung ương đã đề xuất một loạt các biện pháp để ổn định tâm lý thị trường, cùng với các bước để tăng tính thanh khoản trong hệ thống tài chính, khấu trừ thuế cho các hộ gia đình và các biện pháp hỗ trợ các nhà xuất khẩu. Nhưng các biện pháp đó vẫn chưa có nhiều hiệu quả.
Nguồn http://soha.vn/chong-do-chien-tranh-thuong-mai-vo-tac-dung-tq-chuan-bi-buoc-vao-thoi-ky-kho-khan-nhat-20181031235419659.htm
Kinh tế
,
Tin quốc tế
Căng thẳng thương mại đang đặt gánh nặng lên kinh tế Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Nền kinh tế thứ hai thế giới đang bị thiệt hại bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ và cuộc chiến chống nợ trong nước.
Washington đang chuẩn bị công bố mức thuế suất bổ sung vào đầu tháng 12 thuế quan đối với tất cả hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc nếu các cuộc đàm phán vào tháng tới giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình không đem lại kết quả.
Việc áp thuế bổ sung từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có hiệu lực vào tháng 1 năm sau sẽ khiến các nhà xuất khẩu thực sự khó khăn và có thể đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các quan chức Bắc Kinh đã tiến hành chính sách cắt giảm thuế, nới lỏng các quy định.
Nhưng các nhà đầu tư dường như không bị thuyết phục bởi phương pháp tiếp cận nhỏ giọt, đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh nhất trong một thập kỷ và chứng khoán lao dốc.
Vừa qua, chỉ số tăng trưởng sản xuất chậm lại ở mức thấp nhất trong hơn 2 năm, đồng thời xuất khẩu giảm sâu.
Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase & Co. Jamie Dimon cho biết các căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng giống với một cuộc chiến thương mại, thay vì chỉ là một cuộc “xích mích”.
Mùa xuân năm 2019 sẽ là thời điểm khó khăn nhất đối với Trung Quốc vì nhiều yếu tố như căng thẳng thương mại, mua bán giảm sút và thời kỳ bong bóng bất động sản chấm dứt, Lu Ting, kinh tế gia trưởng Tập đoàn Nomura International Ltd. ở Hồng Kông cho biết.
Đây sẽ là một bài kiểm tra nếu Trung Quốc có thể duy trì tăng trưởng khoảng 6,5%. Các nhà hoạch định chính sách có khả năng cắt giảm thuế và giảm bớt quyền kiểm soát tài sản tại các thành phố lớn để duy trì tăng trưởng của nền kinh tế, ông Lu Ting dự đoán.
Chính phủ và ngân hàng trung ương đã đề xuất một loạt các biện pháp để ổn định tâm lý thị trường, cùng với các bước để tăng tính thanh khoản trong hệ thống tài chính, khấu trừ thuế cho các hộ gia đình và các biện pháp hỗ trợ các nhà xuất khẩu. Nhưng các biện pháp đó vẫn chưa có nhiều hiệu quả.
Nguồn http://soha.vn/chong-do-chien-tranh-thuong-mai-vo-tac-dung-tq-chuan-bi-buoc-vao-thoi-ky-kho-khan-nhat-20181031235419659.htm
No comments:
Post a Comment