Ken Kocienda, người chịu trách nhiệm cho nhóm tính năng "tự động sửa ký tự", đã có những chia sẻ về việc tại sao trong suốt 10 năm nay, Apple vẫn liên tục nhầm lẫn và gây khó chịu cho người dùng.
"Autocorrect" (tự động sửa ký tự) là tính năng đã có mặt trên điện thoại iPhone và iPad được hơn 10 năm. Về cơ bản, tính năng này sẽ giúp người dùng sửa các lỗi typing bằng cách gợi ý và sử dụng các từ gần giống để thay thế. Thí dụ như khi nhập từ "fopd", điện thoại sẽ tự động đổi nó thành "food" (thức ăn), vì "fopd" là một từ vô nghĩa, và nó chỉ có 1 ký tự sai để trở thành "food".
Tuy nhiên điều đáng nói đó là tính năng này vẫn gặp rất nhiều tình huống xử lý sai, khiến câu chữ bị biến dạng, nằm ngoài ý muốn của người dùng. Rất nhiều người sau đó phát hiện ra rằng nếu như tắt tính năng "Autocorrect", họ thậm chí có thể nhập liệu nhanh hơn và giảm bớt khó chịu hơn.
Bất ngờ rằng không chỉ ở các ngôn ngữ phức tạp, mà ngay cả nhóm phổ thông nhất thế giới như Anh - Anh, Anh - Mỹ,... cũng gặp phải vấn đề nêu trên.
Nhằm lý giải cho trường hợp này, ông Ken Kocienda, người chịu trách nhiệm cho nhóm sản phẩm Autocorrect cho rằng các ký tự U, I, và O trên bàn phím được đặt rất gần nhau, nên dễ bị người dùng nhấn sau trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên những từ có chứa 3 ký tự này lại rất phong phú, khiến cho việc nhận diện đôi khi bị nhầm lẫn.
Lỗi "kinh điển" của tính năng Autocorrect trên iOS 11 biến ký tự I thành A
Không ít trường hợp gợi ý sai khiến người dùng khó chịu khi sử dụng bàn phím Autocorrect.
Lỗi khi gõ từ Thông bị biến thành "Thoòng" trên văn bản tiếng Việt.
Ông Ken cho rằng phần khó nhất đó là dự đoán được những gì mà người dùng muốn nhập vào, đồng thời khẳng định "Autocorrect" là một tính năng hữu ích, nhưng người dùng dường như chỉ lưu ý tới khi nó gặp vấn đề.
"Nếu bạn nhập 20 lần, và 19 lần thành công, điều đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả nếu như lần cuối cùng chúng ta gặp phải vấn đề gây mất tập trung và khó chịu. Điều này khiến người dùng đánh mất đi cảm giác tích cực của 19 lần trước đó", ông cho biết.
"Autocorrect không phải là một tính năng hoàn thiện, phải chứ? Nó chỉ được coi là hữu ích thôi. Và một khi không thấy hữu ích nữa thì bạn chỉ cần đơn giản là tắt nó đi".
Chia sẻ thêm, ông Ken nói rằng đa số những người dùng gặp phải vấn đề nhập liệu thường tắt "Autocorrect", hoặc đi tìm một ứng dụng thứ 3 với các tính năng tương tự. Tuy nhiên khi đặt lên bàn cân so sánh thì "Autocorrect" vẫn hoạt động khá tốt và ổn định.
"Nó có nhiều cải tiến hơn so với phiên bản đầu tiên, và các trình viên đã thêm vào nhều công cụ khác như vuốt bàn phím để nhập liệu, giúp mang lại những trải nghiệm tốt hơn", ông Ken cho biết.
Trong tương lai, đại diện cho nhóm phát triển "Autocorrect" cho rằng với sự trợ giúp của AI, tính năng này chắc chắn sẽ hoạt động tốt hơn đối với cú pháp nhập liệu của từng người dùng trên thiết bị của họ.
Công Nghệ
"Autocorrect" (tự động sửa ký tự) là tính năng đã có mặt trên điện thoại iPhone và iPad được hơn 10 năm. Về cơ bản, tính năng này sẽ giúp người dùng sửa các lỗi typing bằng cách gợi ý và sử dụng các từ gần giống để thay thế. Thí dụ như khi nhập từ "fopd", điện thoại sẽ tự động đổi nó thành "food" (thức ăn), vì "fopd" là một từ vô nghĩa, và nó chỉ có 1 ký tự sai để trở thành "food".
Tuy nhiên điều đáng nói đó là tính năng này vẫn gặp rất nhiều tình huống xử lý sai, khiến câu chữ bị biến dạng, nằm ngoài ý muốn của người dùng. Rất nhiều người sau đó phát hiện ra rằng nếu như tắt tính năng "Autocorrect", họ thậm chí có thể nhập liệu nhanh hơn và giảm bớt khó chịu hơn.
Bất ngờ rằng không chỉ ở các ngôn ngữ phức tạp, mà ngay cả nhóm phổ thông nhất thế giới như Anh - Anh, Anh - Mỹ,... cũng gặp phải vấn đề nêu trên.
Nhằm lý giải cho trường hợp này, ông Ken Kocienda, người chịu trách nhiệm cho nhóm sản phẩm Autocorrect cho rằng các ký tự U, I, và O trên bàn phím được đặt rất gần nhau, nên dễ bị người dùng nhấn sau trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên những từ có chứa 3 ký tự này lại rất phong phú, khiến cho việc nhận diện đôi khi bị nhầm lẫn.
Lỗi "kinh điển" của tính năng Autocorrect trên iOS 11 biến ký tự I thành A
Không ít trường hợp gợi ý sai khiến người dùng khó chịu khi sử dụng bàn phím Autocorrect.
Lỗi khi gõ từ Thông bị biến thành "Thoòng" trên văn bản tiếng Việt.
Ông Ken cho rằng phần khó nhất đó là dự đoán được những gì mà người dùng muốn nhập vào, đồng thời khẳng định "Autocorrect" là một tính năng hữu ích, nhưng người dùng dường như chỉ lưu ý tới khi nó gặp vấn đề.
"Nếu bạn nhập 20 lần, và 19 lần thành công, điều đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả nếu như lần cuối cùng chúng ta gặp phải vấn đề gây mất tập trung và khó chịu. Điều này khiến người dùng đánh mất đi cảm giác tích cực của 19 lần trước đó", ông cho biết.
"Autocorrect không phải là một tính năng hoàn thiện, phải chứ? Nó chỉ được coi là hữu ích thôi. Và một khi không thấy hữu ích nữa thì bạn chỉ cần đơn giản là tắt nó đi".
Chia sẻ thêm, ông Ken nói rằng đa số những người dùng gặp phải vấn đề nhập liệu thường tắt "Autocorrect", hoặc đi tìm một ứng dụng thứ 3 với các tính năng tương tự. Tuy nhiên khi đặt lên bàn cân so sánh thì "Autocorrect" vẫn hoạt động khá tốt và ổn định.
"Nó có nhiều cải tiến hơn so với phiên bản đầu tiên, và các trình viên đã thêm vào nhều công cụ khác như vuốt bàn phím để nhập liệu, giúp mang lại những trải nghiệm tốt hơn", ông Ken cho biết.
Trong tương lai, đại diện cho nhóm phát triển "Autocorrect" cho rằng với sự trợ giúp của AI, tính năng này chắc chắn sẽ hoạt động tốt hơn đối với cú pháp nhập liệu của từng người dùng trên thiết bị của họ.
No comments:
Post a Comment