Cập nhật tin tức nóng hổi

không có ai đứng trên pháp luật trong việc tháo dỡ công trình sai phạm ở rừng phòng hộ Sóc Sơn

Hàng loạt công trình xây dựng sai phạm trong việc phá rừng phòng hộ Sóc Sơn tưởng chừng như quên lãng vì đã hơn 12 năm sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ vào năm 2006 về hàng chục hecta đất rừng phòng hộ ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội bị san ủi để xây dựng những khu biệt thự, khu sinh thái nghỉ dưỡng, trong đó có biệt phủ của vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh.

Cũng nhờ những phát ngôn “dạy đời” của ca sĩ Mỹ Linh qua vụ xây dựng Nhà hát kịch opera với kinh phí 1.508 tỷ đồng trên mảnh đất dân oan Thủ Thiêm, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh mà công lý trong vụ án “sẻ thịt rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn” đã đứng về phía chính nghĩa.

Cộng đồng mạng xã hội và báo chí đã phanh phui vụ việc phá đất rừng phòng hộ Sóc Sơn để xây biệt phủ của ca sĩ Mỹ Linh gần một tháng nay, dư luận cho rằng Mỹ Linh từng làm đại sứ trên diễn đàn bảo vệ môi trường lớn của thế giới World Wildlife Fund, đại sứ giờ Trái đất Việt Nam, đại sứ chiến dịch 7 ngày thách thức do tổ chức Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live and Learn) của Thụy Điển tổ chức, Mỹ Linh từng nhiều lần kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, thực hiện lối sống “xanh”. Tuy nhiên, chính cô ca sĩ này lại hủy hoại môi trường, móc nối với quan chức biến chất ở địa phương của huyện Sóc Sớn để phá rừng phòng hộ xây dựng biệt phủ phục vụ lợi ích cá nhân của gia đình mình là đáng bị phê phán.
không có ai đứng trên pháp luật trong việc tháo dỡ công trình sai phạm ở rừng phòng hộ Sóc Sơn
Những vi phạm về đất rừng bị lấn chiếm mà dư luận phản ánh tập trung ở hai xã “nổi cộm” là Minh Phú có 18 công trình và Minh Trí có 27 công trình vi phạm trật tự xây dựng. Nhiều ý kiến cho rằng chính quyền địa phương đã “làm ngơ” nhiều năm qua trong việc xử lý sai phạm là biểu hiện của dấu hiệu lợi ích nhóm, không loại trừ sự cấu kết giữa chính quyền với doanh nghiệp và “đại gia” để nhằm hợp pháp vi phạm, các công trình xây dựng ở đây còn có bóng dáng của quan chức, người nổi tiếng.

Theo người dân địa phương thì họ vào rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn chặt một cành củi cũng bị nhân viên bảo vệ phát hiện bắt giữ nhưng hàng loạt biệt phủ, lâu đài ngang nhiên xâm lấn rừng lại không bị kiểm soát, chính quyền địa phương không biết là vô lý . Chính Phó trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cũng đã khẳng định trách nhiệm thuộc về chính quyền thành phố Hà Nội “Huyện Sóc Sơn nói vượt quá thẩm quyền thì thành phố Hà Nội phải xem xét vấn đề để xử lý, thanh tra phải tiếp tục làm rõ. Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, ai sai người đó phải chịu. Để tình trạng xẻ thịt rừng phòng hộ như thế làm mất hết tính nghiêm minh của pháp luật”, “Xây dựng cả biệt phủ, khu nghỉ dưỡng mà chính quyền trả lời không biết thì không đúng”.

Trước sức ép của dư luận, chính quyền thành phố Hà Nội đã kiên quyết xử lý những sai phạm trong vụ án phá rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn để nêu cao tinh thần thượng tôn của pháp luật thông qua việc ký Quyết định phê duyệt cưỡng chế 18 công trình bị kết luận xây dựng sai phạm trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn, thuộc khu vực xã Minh Phú. Ngày 30/10/2018, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – ông Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo ra thông báo để các hộ dân vi phạm trật tự xây dựng đất rừng phòng hộ ở huyện Sóc Sơn tự tháo dỡ, nếu không sẽ cưỡng chế, bất kể là ai, không rõ trong lần cưỡng chế này có nhà của ca sĩ Mỹ Linh hay không. Đồng thời ông Nguyễn Đức Chung khẳng định sẽ xem xét cụ thể trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với những cán bộ tiếp tay bao che sai phạm để trục lợi bất chính khi có kết luận của Đoàn Thanh tra thành phố Hà Nội.

Rừng là tài sản của Quốc gia, nhất là rừng phòng hộ nhưng vì sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân, đặt lợi ích của đồng tiền lên trên lợi ích xã hội, lợi ích đất nước mà các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, thậm chí là tầng lớp quan chức Nhà nước đã cấu kết với nhau phá rừng, hợp thức hóa thành “sổ đỏ” để xây biệt thự, kinh doanh nhà hàng, khu du lịch,…để làm giàu bất chính hiện nay đang xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước như Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Lâm Đồng, ĐakLak,…Đây là một việc làm đáng lên án vì nó mang lại những hậu quả nặng nề cho môi trường làm mất cân bằng hệ sinh thái và nguy cơ lũ lụt đe dọa cuộc sống và tính mạng của người dân trong khu vực.

Chính vì thế, trong vụ án “phá rừng phòng hộ” huyện Sóc Sơn thì chính quyền thành phố Hà Nội cần phải kiên quyết xử lý làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo các cấp vào thời điểm xảy ra sai phạm, phải truy đến cùng để xử lý triệt để theo Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng là “không có vùng cấm, không ngoại lệ, không có hạ cánh an toàn” nhằm củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
,

No comments:

Post a Comment