Nhân viên chính phủ Pháp sẽ được ngồi tại Facebook để kiểm tra phương thức mạng xã hội này dùng để chống lại phát ngôn thù địch. Đây là lần đầu tiên gã khổng lồ nước Mỹ cởi mở như vậy.
Bên trong văn phòng Facebook tại Dublin, Ireland
Hôm thứ Hai (12/11), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo thông tin kể trên.
Từ tháng 1/2019, chính quyền ông Macron sẽ gửi một đội nhỏ gồm các công chức cấp cao đến Facebook trong 6 tháng để xác minh thiện chí của mạng xã hội và đánh giá nỗ lực chống lại phát ngôn thù địch, phân biệt chủng tộc, giới tính có kết quả hay không.
Tại Diễn đàn Quản lý Internet thường niên tổ chức ở Paris, Pháp, Tổng thống Macron phát biểu: “Đây là lần đầu tiên. Tôi hài lòng bởi cách tiếp cận sáng tạo này. Nó chỉ là một thử nghiệm nhưng là bước đi đầu tiên vô cùng quan trọng theo quan điểm của tôi”.
Dự án thí điểm là một ví dụ của cái mà ông Macron gọi là “quản lý thông minh”, thứ mà ông muốn mở rộng sang các công ty công nghệ hàng đầu khác như Google, Apple, Amazon.
Trước đó, Tổng thống Pháp đã gặp nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg vào tháng 5/2018 khi ông mời CEO của một số doanh nghiệp công nghệ lớn nhất thế giới đến Paris và nói họ nên làm việc vì phúc lợi chung.
Theo nguồn tin của hãng thông tấn Reuters, nhóm có thể bao gồm quan chức từ cơ quan quản lý viễn thông, Bộ nội vụ, Bộ tư pháp. Facebook cho biết quyết định phụ thuộc vào chính quyền Tổng thống.
Tuy nhiên, không rõ nhóm có được tiếp cận các nội dung đặc biệt nhạy cảm như thuật toán hay mã của Facebook để loại bỏ phát ngôn thù địch không. Nhóm có thể đến trụ sở Facebook châu Âu tại Dublin (Ireland) và thủ phủ tại Menlo Park, California (Mỹ) nếu cần thiết.
Trong một tuyên bố, ông Nick Clegg, cựu Phó Thủ tướng Anh, nay là người phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook, khẳng định “cách tốt nhất để bảo đảm bất kỳ quy định nào là thông minh và có hiệu quả với mọi người là chính phủ, nhà quản lý và doanh nghiệp hợp tác để học hỏi lẫn nhau và khám phá ý tưởng”.
Cách tiếp cận với phát ngôn thù địch của Pháp ngược lại hoàn toàn với Đức, quốc gia đi đầu về quyền riêng tư của châu Âu.
Từ tháng 1/2018, Berlin đã yêu cầu các trang web gỡ bỏ nội dung bị cấm trong vòng 24 giờ nếu không muốn đối mặt với án phạt lên tới 50 triệu EUR. Việc đưa quan chức vào trong doanh nghiệp của Pháp được dựa trên mô hình đang áp dụng cho ngành ngân hàng và nguyên tử.
Một quan chức Pháp nói: “Các hãng công nghệ nay được lựa chọn giữa một thứ thông minh nhưng có thể gây khó chịu và một quy định thảm hại và ngu ngốc”.
Nguồn Soha
Tin quốc tế
,
Xã hội
Bên trong văn phòng Facebook tại Dublin, Ireland
Hôm thứ Hai (12/11), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo thông tin kể trên.
Từ tháng 1/2019, chính quyền ông Macron sẽ gửi một đội nhỏ gồm các công chức cấp cao đến Facebook trong 6 tháng để xác minh thiện chí của mạng xã hội và đánh giá nỗ lực chống lại phát ngôn thù địch, phân biệt chủng tộc, giới tính có kết quả hay không.
Tại Diễn đàn Quản lý Internet thường niên tổ chức ở Paris, Pháp, Tổng thống Macron phát biểu: “Đây là lần đầu tiên. Tôi hài lòng bởi cách tiếp cận sáng tạo này. Nó chỉ là một thử nghiệm nhưng là bước đi đầu tiên vô cùng quan trọng theo quan điểm của tôi”.
Dự án thí điểm là một ví dụ của cái mà ông Macron gọi là “quản lý thông minh”, thứ mà ông muốn mở rộng sang các công ty công nghệ hàng đầu khác như Google, Apple, Amazon.
Trước đó, Tổng thống Pháp đã gặp nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg vào tháng 5/2018 khi ông mời CEO của một số doanh nghiệp công nghệ lớn nhất thế giới đến Paris và nói họ nên làm việc vì phúc lợi chung.
Theo nguồn tin của hãng thông tấn Reuters, nhóm có thể bao gồm quan chức từ cơ quan quản lý viễn thông, Bộ nội vụ, Bộ tư pháp. Facebook cho biết quyết định phụ thuộc vào chính quyền Tổng thống.
Tuy nhiên, không rõ nhóm có được tiếp cận các nội dung đặc biệt nhạy cảm như thuật toán hay mã của Facebook để loại bỏ phát ngôn thù địch không. Nhóm có thể đến trụ sở Facebook châu Âu tại Dublin (Ireland) và thủ phủ tại Menlo Park, California (Mỹ) nếu cần thiết.
Trong một tuyên bố, ông Nick Clegg, cựu Phó Thủ tướng Anh, nay là người phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook, khẳng định “cách tốt nhất để bảo đảm bất kỳ quy định nào là thông minh và có hiệu quả với mọi người là chính phủ, nhà quản lý và doanh nghiệp hợp tác để học hỏi lẫn nhau và khám phá ý tưởng”.
Cách tiếp cận với phát ngôn thù địch của Pháp ngược lại hoàn toàn với Đức, quốc gia đi đầu về quyền riêng tư của châu Âu.
Từ tháng 1/2018, Berlin đã yêu cầu các trang web gỡ bỏ nội dung bị cấm trong vòng 24 giờ nếu không muốn đối mặt với án phạt lên tới 50 triệu EUR. Việc đưa quan chức vào trong doanh nghiệp của Pháp được dựa trên mô hình đang áp dụng cho ngành ngân hàng và nguyên tử.
Một quan chức Pháp nói: “Các hãng công nghệ nay được lựa chọn giữa một thứ thông minh nhưng có thể gây khó chịu và một quy định thảm hại và ngu ngốc”.
Nguồn Soha
No comments:
Post a Comment