Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ngày hôm qua, 01/11/2018, đã thông qua nghị quyết kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ trừng phạt Cuba.
Nghị quyết được 189 nước thông qua, nhưng không mang tính ràng buộc và chỉ có ý nghĩa chính trị và ngoại giao. Và cũng như năm ngoái, chỉ có Hoa Kỳ và Israel bỏ phiếu chống. Còn Ukraina và Moldova vắng mặt.
Theo AFP, từ 27 năm qua, tức là từ năm 1992 đến nay, hàng năm, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên tục bỏ phiếu thuận kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận Cuba, mà Washington áp đặt từ năm 1962.
Trước khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu, đại sứ Mỹ Nikki Haley đã đưa ra 8 đề nghị sửa đổi dự thảo nghị quyết, nhằm thu hút sự chú ý của các nước về tình trạng nhân quyền tại Cuba. Thế nhưng, chỉ có Israel và Ukraina ủng hộ. Còn đảo quốc Marshall ủng hộ một đề nghị.
Theo đại sứ Mỹ, việc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu hàng năm kêu gọi bãi bỏ cấm vận Cuba chỉ là dịp để các nước chỉ trích Hoa Kỳ và làm mất thì giờ của mọi người.
Trong khi đó, ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez lên án chính quyền Donald Trump mà ông gọi là « chính phủ của các triệu phú áp đặt những chính sách tàn bạo ». Theo lãnh đạo ngoại giao Cuba, chính phủ Mỹ không có đủ tư cách đạo đức để chỉ trích Cuba hoặc bất kỳ nước nào về nhân quyền và việc Washington cấm vận La Habana là một sự vi phạm có hệ thống, rõ ràng các quyền của con người tại Cuba, làm cho đảo quốc này không có nguồn cung ứng thuốc men, thiết bị y tế được sản xuất từ Mỹ.
Sau hơn nửa thế kỷ quan hệ thù địch, vào tháng 12/2014, Hoa Kỳ và Cuba thông báo nối lại quan hệ ngoại giao Tháng 03/2016, tổng thống Mỹ Barack Obama công du Cuba cho dù Washington chưa bãi bỏ cấm vận nước này. Tuy nhiên, quan hệ song phương đã xấu đi sau khi Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ. Nguyên thủ Hoa Kỳ nêu lý do Cuba đàn áp các nhà đối lập, vi phạm các quyền tự do của công dân, để tiếp tục duy trì cấm vận.
Kinh tế
,
Tin quốc tế
Nghị quyết được 189 nước thông qua, nhưng không mang tính ràng buộc và chỉ có ý nghĩa chính trị và ngoại giao. Và cũng như năm ngoái, chỉ có Hoa Kỳ và Israel bỏ phiếu chống. Còn Ukraina và Moldova vắng mặt.
Theo AFP, từ 27 năm qua, tức là từ năm 1992 đến nay, hàng năm, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên tục bỏ phiếu thuận kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận Cuba, mà Washington áp đặt từ năm 1962.
Trước khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu, đại sứ Mỹ Nikki Haley đã đưa ra 8 đề nghị sửa đổi dự thảo nghị quyết, nhằm thu hút sự chú ý của các nước về tình trạng nhân quyền tại Cuba. Thế nhưng, chỉ có Israel và Ukraina ủng hộ. Còn đảo quốc Marshall ủng hộ một đề nghị.
Theo đại sứ Mỹ, việc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu hàng năm kêu gọi bãi bỏ cấm vận Cuba chỉ là dịp để các nước chỉ trích Hoa Kỳ và làm mất thì giờ của mọi người.
Trong khi đó, ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez lên án chính quyền Donald Trump mà ông gọi là « chính phủ của các triệu phú áp đặt những chính sách tàn bạo ». Theo lãnh đạo ngoại giao Cuba, chính phủ Mỹ không có đủ tư cách đạo đức để chỉ trích Cuba hoặc bất kỳ nước nào về nhân quyền và việc Washington cấm vận La Habana là một sự vi phạm có hệ thống, rõ ràng các quyền của con người tại Cuba, làm cho đảo quốc này không có nguồn cung ứng thuốc men, thiết bị y tế được sản xuất từ Mỹ.
Sau hơn nửa thế kỷ quan hệ thù địch, vào tháng 12/2014, Hoa Kỳ và Cuba thông báo nối lại quan hệ ngoại giao Tháng 03/2016, tổng thống Mỹ Barack Obama công du Cuba cho dù Washington chưa bãi bỏ cấm vận nước này. Tuy nhiên, quan hệ song phương đã xấu đi sau khi Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ. Nguyên thủ Hoa Kỳ nêu lý do Cuba đàn áp các nhà đối lập, vi phạm các quyền tự do của công dân, để tiếp tục duy trì cấm vận.
No comments:
Post a Comment