Sau khi Dân trí có loạt bài về nghi vấn khai thác than trái phép núp bóng dự án xây dựng nghĩa trang nhân dân Đồng Khuôn (tại xã Quảng La, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) gây bức xúc dư luận, phóng viên đã tiếp cận khu vực đất đai bị xẻ thịt, băm nát với diện tích lên tới 30ha nằm cách dự án khoảng 2km.
Hơn 30 ha đất rừng, đất trong ranh giới quản lý tài nguyên bị băm nát, đào bới
Theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm hiện tại, mặc dù không còn máy móc hoạt động, tất cả có vẻ như đã án binh bất động nhưng nơi đây đã trở nên tan hoang với những ngọn đồi trọc lóc, những cánh rừng đã bị tàn phá, tất chỉ còn trơ lại đất, đá, sỏi. Thậm chí nhiều khu vực phía trên cao của quả đồi vẫn còn lộ ra nhiều khoảng đất rộng có màu đen nhìn tựa như than và có dấu hiệu bị đào bới dở dang. Xung quanh là những hố sâu rộng vài chục mét, sâu tới chục mét. Có những hố sâu ngập trong nước rộng mênh mông.
Chưa hết, đất đá, xít thải còn tràn xuống lấn cả ra hồ Yên Lập cùng với đó là những con đường chạy ngang dọc do doanh nghiệp tự làm để phục vụ việc vận chuyển sản lượng từ khu vực khai thác sang khu vực tập kết. Tại khu vực khai thác một lượng than, xít đang được chất đống để chờ công ty TNHH MTV Thăng Long giải tỏa.
Như Dân trí đã thông tin, trước đó công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ Long bất ngờ tỏ ra hào phóng bỏ ra nhiều tỉ đồng để xây dựng một nghĩa trang tặng cho nhân dân trong khu vực. Thế nhưng điều khó hiểu là, mặc dù dự án trên chỉ rộng hơn 3ha lại nằm trên lưng chừng đồi nhưng UBND huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh lại đồng ý cho doanh nghiệp này được khai thác đất tại 2 khu vực lân cận (cách đó khoảng 2 km) hiện trạng là đất rừng và đều nằm trong ranh giới tài nguyên đã được giao cho Công ty TNHH MTV Thăng Long (thuộc Tổng công ty Đông Bắc) quản lý, bảo vệ với lý do lấy đất san lấp nền cho nghĩa trang.
Có được “bảo bối” này trong tay, doanh nghiệp trên lập tức đưa máy móc, thiết bị vào tiến hành đào bới trong một thời gian dài cùng với đó vào khoảng thời gian này, theo phản ánh của người dân, hàng ngày từng đoàn xe trọng tải lớn phủ bạt kín mít nối đuôi nhau chạy ra ngoài khiến dư luận dấy lên nghi ngờ có hoạt động khai thác than trái phép đang diễn ra tại đây.
Theo UBND huyện Hoành Bồ, vào tháng 3/2017, tỉnh Quảng Ninh dừng mọi hoạt động thu hồi than của doanh nghiệp tại hai khu đất trên và cải tạo, phục hồi môi trường.
Tuy nhiên dư luận cho rằng, việc “tuýt còi”dự án đào đất vào lúc này liệu có phải là quá muộn không? Khi mà toàn khu vực đã bị đào bới nham nhở với diện tích lên đến hơn 30ha. Và như vậy có thể, một lượng than khổng lồ tại đây đã bị “bốc hơi” theo những chuyến xe phủ bạt đều đặn chạy từ trong khu vực này ra ngoài mỗi ngày.
Một số hình ảnh phóng ghi nhận tại khu đất bị đào bới, băm nát …này:
Tan hoang đất rừng, đất trong ranh giới quản lý tài nguyên của đơn vị quân đội
Những quả đồi vốn xanh mướt bị tàn phá không thương tiếc
Khai thác, đào bới đã biến nơi đây thành những hố sâu rộng như ao, hồ
Phía trên cao có nhiều khoảng đất có màu đen như than bị đào bới dở dang
Khu đất dùng để tập kết than, xít
Đất đá, xít còn tràn cả xuống lòng hồ Yên Lập
Nguồn https://dantri.com.vn/xa-hoi/hon-30ha-dat-rung-dat-nam-trong-ranh-gioi-quan-ly-tai-nguyen-bi-bam-nat-nhu-the-nao-20181104070616503.htm
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm hiện tại, mặc dù không còn máy móc hoạt động, tất cả có vẻ như đã án binh bất động nhưng nơi đây đã trở nên tan hoang với những ngọn đồi trọc lóc, những cánh rừng đã bị tàn phá, tất chỉ còn trơ lại đất, đá, sỏi. Thậm chí nhiều khu vực phía trên cao của quả đồi vẫn còn lộ ra nhiều khoảng đất rộng có màu đen nhìn tựa như than và có dấu hiệu bị đào bới dở dang. Xung quanh là những hố sâu rộng vài chục mét, sâu tới chục mét. Có những hố sâu ngập trong nước rộng mênh mông.
Chưa hết, đất đá, xít thải còn tràn xuống lấn cả ra hồ Yên Lập cùng với đó là những con đường chạy ngang dọc do doanh nghiệp tự làm để phục vụ việc vận chuyển sản lượng từ khu vực khai thác sang khu vực tập kết. Tại khu vực khai thác một lượng than, xít đang được chất đống để chờ công ty TNHH MTV Thăng Long giải tỏa.
Như Dân trí đã thông tin, trước đó công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ Long bất ngờ tỏ ra hào phóng bỏ ra nhiều tỉ đồng để xây dựng một nghĩa trang tặng cho nhân dân trong khu vực. Thế nhưng điều khó hiểu là, mặc dù dự án trên chỉ rộng hơn 3ha lại nằm trên lưng chừng đồi nhưng UBND huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh lại đồng ý cho doanh nghiệp này được khai thác đất tại 2 khu vực lân cận (cách đó khoảng 2 km) hiện trạng là đất rừng và đều nằm trong ranh giới tài nguyên đã được giao cho Công ty TNHH MTV Thăng Long (thuộc Tổng công ty Đông Bắc) quản lý, bảo vệ với lý do lấy đất san lấp nền cho nghĩa trang.
Có được “bảo bối” này trong tay, doanh nghiệp trên lập tức đưa máy móc, thiết bị vào tiến hành đào bới trong một thời gian dài cùng với đó vào khoảng thời gian này, theo phản ánh của người dân, hàng ngày từng đoàn xe trọng tải lớn phủ bạt kín mít nối đuôi nhau chạy ra ngoài khiến dư luận dấy lên nghi ngờ có hoạt động khai thác than trái phép đang diễn ra tại đây.
Theo UBND huyện Hoành Bồ, vào tháng 3/2017, tỉnh Quảng Ninh dừng mọi hoạt động thu hồi than của doanh nghiệp tại hai khu đất trên và cải tạo, phục hồi môi trường.
Tuy nhiên dư luận cho rằng, việc “tuýt còi”dự án đào đất vào lúc này liệu có phải là quá muộn không? Khi mà toàn khu vực đã bị đào bới nham nhở với diện tích lên đến hơn 30ha. Và như vậy có thể, một lượng than khổng lồ tại đây đã bị “bốc hơi” theo những chuyến xe phủ bạt đều đặn chạy từ trong khu vực này ra ngoài mỗi ngày.
Một số hình ảnh phóng ghi nhận tại khu đất bị đào bới, băm nát …này:
Tan hoang đất rừng, đất trong ranh giới quản lý tài nguyên của đơn vị quân đội
Những quả đồi vốn xanh mướt bị tàn phá không thương tiếc
Khai thác, đào bới đã biến nơi đây thành những hố sâu rộng như ao, hồ
Phía trên cao có nhiều khoảng đất có màu đen như than bị đào bới dở dang
Khu đất dùng để tập kết than, xít
Đất đá, xít còn tràn cả xuống lòng hồ Yên Lập
Nguồn https://dantri.com.vn/xa-hoi/hon-30ha-dat-rung-dat-nam-trong-ranh-gioi-quan-ly-tai-nguyen-bi-bam-nat-nhu-the-nao-20181104070616503.htm
No comments:
Post a Comment