Tòa án sẽ xem xét cho phép người bị án phạt tù tại gia có thể chọn tù tại nhà mình hoặc là nhà người khác nếu như người nhà của phạm nhân không đồng ý.
Ngày 12/11, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa 14, các Đại biểu Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật Thi hành án Hình sự.
Trình bày ý kiến về dự thảo luật này, Tổng Kiểm Toán nhà nước - ông Hồ Đức Phớc đề nghị nghiên cứu hình thức tù tại gia để giảm bớt áp lực quá tải trại giam và áp dụng đối với những trường hợp phạm tội nhẹ, ít có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội.
Ông Hồ Đức Phớc đề xuất nên có hình phạt tù tại gia (ảnh quochoi.vn).
Đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết giai đoạn này tiếp tục nghiên cứu tù tại gia cũng là một cách.
Hai ý kiến này nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận. Có nhiều ý kiến còn hoài nghi về hình phạt tù này vì chưa hình dung được việc tù tại gia là như thế nào. Thậm chí, có người còn tỏ ra hoang mang về hình phạt tù còn lạ lẫm này ở nước ta.
Để có góc nhìn chuyên sâu về hình phạt tù này, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với Nhà giáo ưu tú Trần Đức Thìn, giảng viên thỉnh giảng Trường Đại học Luật Hà Nội.
Bình luận về đề xuất hình phạt tù tại gia, ông Trần Đức Thìn cho biết, ngay cạnh nước ta là nước Thái Lan họ đã áp dụng hình phạt tù tại gia.
Theo ông Trần Đức Thìn, hình phạt tù tại gia chỉ áp dụng với trường hợp có thời hạn phạt tù ngắn, khoảng 6 tháng.
Khi áp dụng hình phạt này, tòa án sẽ xem xét một số vấn đề cho phép người bị án phạt tù này có thể chọn tù tại nhà mình hoặc là nhà người khác nếu như người nhà của phạm nhân không đồng ý.
Những người bị hình phạt tù tại gia phải chịu một số nghĩa vụ như phải lao động, cải tạo.
Để phân biệt hình thức tù tại gia với các chế tài khác như cải tạo không giam giữ, tù treo, vị chuyên gia này cho biết:
“Chế tài tù tài gia khác với tù treo. Tù treo không phải hình phạt mà là biện pháp miễn hình phạt tù có điều kiện. Còn tù tại gia bản chất là một hình phạt tù”.
Cũng theo ông Thìn, hình thức tù tại gia chỉ dành cho một số đối tượng chứ không phải phạm nhân nào cũng được hưởng.
Những phạm nhân đó phải là những người bị án phạt tù phạm tội ít nghiêm trọng. Mức phạt tù tương đối nhẹ, nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, không có nguy cơ tái phạm và ở bên ngoài không nguy hiểm.
Ông Thìn còn cho biết: “Người ta cho phép tù tại gia và nhà nước có biện pháp để giám sát. Hạn chế một số quyền ví dụ như đi lại hạn chế, vẫn phải lao động bình thường”.
Nêu quan điểm về việc áp dụng hình phạt tù này tại Việt Nam, vị chuyên gia này nhấn mạnh: “Nước ta hoàn toàn có thể áp dụng được.
Nên để những người bị phạt tù thời gian ngắn, phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng, bản thân những phạm nhân là người vô ý phạm tôi trong một số tội danh chịu hình phạt này”.
Ngoài ra, nhà giáo ưu tú Trần Đức Thìn còn cho rằng: “Hiện cần nghiên cứu kỹ hơn để áp dụng hình phạt tù này vì trong luật hình sự Việt Nam có hình phạt cải tạo không giam giữ, thực tế hình phạt này gần giống tù tại gia”.
Ông Thìn cho biết, hình phạt cải tạo không giam giữ hiện nay dành cho người bị phạt tù 6 tháng cho đến 3 năm.
Người phạm tội bị phạt ở nhà, chịu sự giám sát chính quyền địa phương, bị khấu trừ một phần thu nhập nộp quỹ nhà nước.
“Do đó, nếu có thêm biện pháp tù tại gia nữa thì cũng có lẽ cần phân biệt rất kỹ với hình phạt cải tạo không giam giữ không khi áp dụng dễ bị nhầm lẫn hai hình phạt này” – ông Trần Đức Thìn nhấn mạnh.
Nguồn https://baomoi.com/s/c/28576822.epi
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Ngày 12/11, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa 14, các Đại biểu Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật Thi hành án Hình sự.
Trình bày ý kiến về dự thảo luật này, Tổng Kiểm Toán nhà nước - ông Hồ Đức Phớc đề nghị nghiên cứu hình thức tù tại gia để giảm bớt áp lực quá tải trại giam và áp dụng đối với những trường hợp phạm tội nhẹ, ít có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội.
Ông Hồ Đức Phớc đề xuất nên có hình phạt tù tại gia (ảnh quochoi.vn).
Đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết giai đoạn này tiếp tục nghiên cứu tù tại gia cũng là một cách.
Hai ý kiến này nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận. Có nhiều ý kiến còn hoài nghi về hình phạt tù này vì chưa hình dung được việc tù tại gia là như thế nào. Thậm chí, có người còn tỏ ra hoang mang về hình phạt tù còn lạ lẫm này ở nước ta.
Để có góc nhìn chuyên sâu về hình phạt tù này, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với Nhà giáo ưu tú Trần Đức Thìn, giảng viên thỉnh giảng Trường Đại học Luật Hà Nội.
Bình luận về đề xuất hình phạt tù tại gia, ông Trần Đức Thìn cho biết, ngay cạnh nước ta là nước Thái Lan họ đã áp dụng hình phạt tù tại gia.
Theo ông Trần Đức Thìn, hình phạt tù tại gia chỉ áp dụng với trường hợp có thời hạn phạt tù ngắn, khoảng 6 tháng.
Khi áp dụng hình phạt này, tòa án sẽ xem xét một số vấn đề cho phép người bị án phạt tù này có thể chọn tù tại nhà mình hoặc là nhà người khác nếu như người nhà của phạm nhân không đồng ý.
Những người bị hình phạt tù tại gia phải chịu một số nghĩa vụ như phải lao động, cải tạo.
Để phân biệt hình thức tù tại gia với các chế tài khác như cải tạo không giam giữ, tù treo, vị chuyên gia này cho biết:
“Chế tài tù tài gia khác với tù treo. Tù treo không phải hình phạt mà là biện pháp miễn hình phạt tù có điều kiện. Còn tù tại gia bản chất là một hình phạt tù”.
Cũng theo ông Thìn, hình thức tù tại gia chỉ dành cho một số đối tượng chứ không phải phạm nhân nào cũng được hưởng.
Những phạm nhân đó phải là những người bị án phạt tù phạm tội ít nghiêm trọng. Mức phạt tù tương đối nhẹ, nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, không có nguy cơ tái phạm và ở bên ngoài không nguy hiểm.
Ông Thìn còn cho biết: “Người ta cho phép tù tại gia và nhà nước có biện pháp để giám sát. Hạn chế một số quyền ví dụ như đi lại hạn chế, vẫn phải lao động bình thường”.
Nêu quan điểm về việc áp dụng hình phạt tù này tại Việt Nam, vị chuyên gia này nhấn mạnh: “Nước ta hoàn toàn có thể áp dụng được.
Nên để những người bị phạt tù thời gian ngắn, phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng, bản thân những phạm nhân là người vô ý phạm tôi trong một số tội danh chịu hình phạt này”.
Ngoài ra, nhà giáo ưu tú Trần Đức Thìn còn cho rằng: “Hiện cần nghiên cứu kỹ hơn để áp dụng hình phạt tù này vì trong luật hình sự Việt Nam có hình phạt cải tạo không giam giữ, thực tế hình phạt này gần giống tù tại gia”.
Ông Thìn cho biết, hình phạt cải tạo không giam giữ hiện nay dành cho người bị phạt tù 6 tháng cho đến 3 năm.
Người phạm tội bị phạt ở nhà, chịu sự giám sát chính quyền địa phương, bị khấu trừ một phần thu nhập nộp quỹ nhà nước.
“Do đó, nếu có thêm biện pháp tù tại gia nữa thì cũng có lẽ cần phân biệt rất kỹ với hình phạt cải tạo không giam giữ không khi áp dụng dễ bị nhầm lẫn hai hình phạt này” – ông Trần Đức Thìn nhấn mạnh.
Nguồn https://baomoi.com/s/c/28576822.epi
No comments:
Post a Comment