Cập nhật tin tức nóng hổi

SGK Trung Quốc: Việt Nam và 12 nước láng giềng là “lãnh thổ bị đánh cắp”?

Lập luận tuyên truyền (xuyên tạc) này của Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu bành trướng lãnh thổ với danh nghĩa “thu hồi” nhằm củng cố địa vị…
SGK Trung Quốc: Việt Nam và 12 nước láng giềng là “lãnh thổ bị đánh cắp”?
Giáo sư Tomohide Murai.

Giáo sư Tomohide Murai từ đại học Tokyo ngày 1/7 cho biết trên tờ Sankei, năm 1952 sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc từng dạy (tuyên truyền nhồi sọ) học sinh cấp 2 của họ rằng  các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Nepal, Sikkim, Bhutan, Myanmar, Việt Nam, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và các vùng lãnh thổ Nga như Khabarovsk, Primorsky Krai đều là “một phần lãnh thổ Trung Quốc”?!

Lập luận tuyên truyền (xuyên tạc) này của Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu bành trướng lãnh thổ với danh nghĩa “thu hồi” nhằm củng cố địa vị của đảng Cộng sản Trung Quốc và giải quyết các vấn đề bất mãn nội bộ. Trung Quốc thừa hiểu, quân đội Hoa Kỳ đang nắm giữ sức mạnh áp đảo so với PLA nên Bắc Kinh có xu hướng tránh đối đầu trực tiếp với người Mỹ.

Như vậy theo giáo sư Tomohide Murai, đối với các nước láng giềng bị Trung Quốc liệt vào danh sách cái gọi là “lãnh thổ bị đánh cắp”, quan h-..ệ với Hoa Kỳ là một điểm tựa quan trọng về an ninh.

Ngoài ra trong danh sách này, Bắc Kinh cũng không thể đối đầu với Nga về quân sự, vốn chỉ đứng sau Mỹ. Các quốc gia khác ở Trung Á là sân sau chiến lược của Nga và bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào của Bắc Kinh vào đây đều phải cân nhắc khả năng can thiệp quân sự từ Moscow.

Một cường quốc quân sự trong khu vực như Ấn Độ cũng có nguy cơ lớn trong việc đối đầu quân sự với Bắc Kinh. Tuy nhiên ngày nay Trung Quốc ngày càng bành trướng sức mạnh hải quân ở Hoa Đông và Biển Đông hơn là trên đất liền.

Trên biển Hoa Đông, Nhật Bản có lực lượng quân sự lớn, đồng thời lại là liên minh an ninh, quân sự với Hoa Kỳ và được Washington cam kết bảo vệ nếu bị tấn công. Còn các nước Đông Nam Á vừa không phải đối thủ quân sự của Trung Quốc, vừa không có sự đảm bảo an ninh nào trở thành mục tiêu lựa chọn của Trung Quốc.

Mỹ cũng không đặt căn cứ quân sự lớn nào tại Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay, do đó quân đội Trung Quốc cho rằng bành trướng xuống Biển Đông là ít rủi ro nhất.

Tuy nhiên, chiến lược quốc gia của Mỹ cơ bản là bảo vệ tình trạng của một siêu cường. Có một thực tế đối với Hoa Kỳ là rất khó duy trì ưu thế quân sự ở mọi nơi trên thế giới. Nhưng các tuyến thương mại hàng hải chiếm tới 90% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu phải được hải quân Hoa Kỳ ưu tiên duy trì quyền lực tối cao.

Trung Quốc lập luận rằng Hoa Kỳ không nên can thiệp vào Biển Đông. Tuy nhiên nếu nhìn vào hoạt động thống trị các vùng biển thế giới của hải quân Hoa Kỳ, Biển Đông vẫn là lợi ích quốc gia chiến lược quan trọng đối với Mỹ. Mỹ vẫn muốn vẫn là một siêu cường thống trị các vùng biển chiến lược của thế giới, khả năng Mỹ rút khỏi Biển Đông rất thấp. Do đó Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào Biển Đông để bảo vệ lợi ích quốc gia của họ.

Nguồn :http://giaoduc.net.vn/gdvn-post159688.gd
,

No comments:

Post a Comment