Nhậm chức ngày 17-11, Tân Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih thông báo kho bạc nhà nước đã bị thâm hụt và cảnh báo nước này đang khó khăn về tài chính sau khi nợ Trung Quốc trong đợt bùng nổ dự án hạ tầng.
"Khi tôi nhậm chức tổng thống, tình hình tài chính của đất nước đã bất ổn. Những thiệt hại do những dự án được thực hiện bởi các lý do chính trị, rất lớn"- ông Solih bài phát biểu ngay sau khi tuyên thệ trở thành tân tổng thống.
Tân Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih tại lễ nhậm chức ngày 17-11. Ảnh: Reuters
Nhà lãnh đạo nhấn mạnh: "Kho bạc nhà nước đã mất hàng tỉ rufiyaa do tham ô và tham nhũng ở mọi cấp của chính quyền".
Quốc đảo Maldives – vốn nổi danh với những khu nghỉ dưỡng sang trọng trên các đảo rợp bóng cọ, là "nạn nhân" mới nhất trong một loạt các nước nhỏ được Trung Quốc đầu tư hàng triệu USD để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc và các công trình trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Tuy nhiên, các dự án này đã đẩy quốc đảo với hơn 400.000 dân vào cảnh nợ nần. Nhiều cuộc điều tra đã được thúc đẩy để làm rõ bằng cách nào các hợp đồng đều rơi vào tay các công ty Trung Quốc trong giai đoạn cầm quyền của chính quyền tiền nhiệm.
Ông Solih vốn là một nhà lập pháp kỳ cựu, đã chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 9, đánh bại cựu Tổng thống Abdullah Yameen – người đã đưa Maldives xích lại gần Trung Quốc và đối mặt với các sức ép quốc tế vì bỏ tù nhiều đối thủ chính trị.
Theo lời tân tổng thống, ông chưa nắm rõ Maldives đã bị thâm hụt bao nhiêu tiền. Đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Solih tuần này thông báo sẽ tiến hành thanh tra kiểm toán các thỏa thuận từng được ký dưới thời chính quyền Yameen, trong đó có nhiều hợp đồng ký với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.
Lo ngại lớn đối với chính quyền của Tổng thống Solih là khoản nợ của nước này với Trung Quốc trong các dự án như cây cầu vượt biển nối sân bay chính của Maldives với thủ đô, dự án mở rộng sân bay và các dự án nhà ở quy mô lớn khác trên các đảo. Đội chuyển giao quyền lực của ông Solih nói rằng họ đã được thông báo lại rằng Maldives nợ Trung Quốc 1,5 tỉ USD, tuy nhiên con số thực tế sợ rằng cao hơn nhiều. Dù cho "chỉ" nợ Trung Quốc 1,5 tỉ USD, khoản tiền này đã chiếm hơn 1/4 GDP hàng năm của Maldives.
Theo Reuters, tại lễ nhậm chức của Tổng thống Solih ở sân vận động bóng đá ở thủ đô Male ngày 17-11, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là vị khách nước ngoài cấp cao nhất được mời tham dự. Ông Modi nói với Tổng thống Solih rằng Ấn Độ sẵn sàng giúp Maldives vượt qua khó khăn về tài chính. Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng hai nước sẽ quan tâm tới mối lo ngại của nhau và sự cần thiết của ổn định ở Ấn Độ Dương.
Tân Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại lễ nhậm chức ở thủ đô Male. Ảnh: Reuters
Ấn Độ, vốn là đối tác kinh tế và chính trị lâu năm của Maldives, đang ngày càng lo ngại về chính sách ngoại giao mở rộng của Trung Quốc nhằm xây dựng một căn cứ tại quốc đảo này.
Trong khi đó, Trung Quốc bày tỏ hy vọng sẽ tiếp tục các chính sách của mình dưới thời Tổng thống Solih và các công ty Trung Quốc sẽ được tạo điều kiện thuận lợi ở quốc đảo nằm sát Ấn Độ này.
Theo Đỗ Quyên
NLĐ
Kinh tế
,
Tin quốc tế
"Khi tôi nhậm chức tổng thống, tình hình tài chính của đất nước đã bất ổn. Những thiệt hại do những dự án được thực hiện bởi các lý do chính trị, rất lớn"- ông Solih bài phát biểu ngay sau khi tuyên thệ trở thành tân tổng thống.
Tân Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih tại lễ nhậm chức ngày 17-11. Ảnh: Reuters
Nhà lãnh đạo nhấn mạnh: "Kho bạc nhà nước đã mất hàng tỉ rufiyaa do tham ô và tham nhũng ở mọi cấp của chính quyền".
Quốc đảo Maldives – vốn nổi danh với những khu nghỉ dưỡng sang trọng trên các đảo rợp bóng cọ, là "nạn nhân" mới nhất trong một loạt các nước nhỏ được Trung Quốc đầu tư hàng triệu USD để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc và các công trình trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Tuy nhiên, các dự án này đã đẩy quốc đảo với hơn 400.000 dân vào cảnh nợ nần. Nhiều cuộc điều tra đã được thúc đẩy để làm rõ bằng cách nào các hợp đồng đều rơi vào tay các công ty Trung Quốc trong giai đoạn cầm quyền của chính quyền tiền nhiệm.
Ông Solih vốn là một nhà lập pháp kỳ cựu, đã chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 9, đánh bại cựu Tổng thống Abdullah Yameen – người đã đưa Maldives xích lại gần Trung Quốc và đối mặt với các sức ép quốc tế vì bỏ tù nhiều đối thủ chính trị.
Theo lời tân tổng thống, ông chưa nắm rõ Maldives đã bị thâm hụt bao nhiêu tiền. Đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Solih tuần này thông báo sẽ tiến hành thanh tra kiểm toán các thỏa thuận từng được ký dưới thời chính quyền Yameen, trong đó có nhiều hợp đồng ký với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.
Lo ngại lớn đối với chính quyền của Tổng thống Solih là khoản nợ của nước này với Trung Quốc trong các dự án như cây cầu vượt biển nối sân bay chính của Maldives với thủ đô, dự án mở rộng sân bay và các dự án nhà ở quy mô lớn khác trên các đảo. Đội chuyển giao quyền lực của ông Solih nói rằng họ đã được thông báo lại rằng Maldives nợ Trung Quốc 1,5 tỉ USD, tuy nhiên con số thực tế sợ rằng cao hơn nhiều. Dù cho "chỉ" nợ Trung Quốc 1,5 tỉ USD, khoản tiền này đã chiếm hơn 1/4 GDP hàng năm của Maldives.
Theo Reuters, tại lễ nhậm chức của Tổng thống Solih ở sân vận động bóng đá ở thủ đô Male ngày 17-11, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là vị khách nước ngoài cấp cao nhất được mời tham dự. Ông Modi nói với Tổng thống Solih rằng Ấn Độ sẵn sàng giúp Maldives vượt qua khó khăn về tài chính. Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng hai nước sẽ quan tâm tới mối lo ngại của nhau và sự cần thiết của ổn định ở Ấn Độ Dương.
Tân Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại lễ nhậm chức ở thủ đô Male. Ảnh: Reuters
Ấn Độ, vốn là đối tác kinh tế và chính trị lâu năm của Maldives, đang ngày càng lo ngại về chính sách ngoại giao mở rộng của Trung Quốc nhằm xây dựng một căn cứ tại quốc đảo này.
Trong khi đó, Trung Quốc bày tỏ hy vọng sẽ tiếp tục các chính sách của mình dưới thời Tổng thống Solih và các công ty Trung Quốc sẽ được tạo điều kiện thuận lợi ở quốc đảo nằm sát Ấn Độ này.
Theo Đỗ Quyên
NLĐ
No comments:
Post a Comment