Nổ mìn thi công gói thầu xây dựng số 22 Kênh chính, thuộc hợp phần hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã đã làm hàng trăm nhà dân ở xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, bị lún nứt.
Mặc dù hiện tại dự án đã hoàn thiện, nhưng hàng trăm hộ dân ở xã Nguyệt Ấn đã và đang sống trong cảnh nơm nớp lo sợ nhà có thể sập đổ bất cứ lúc nào thì vẫn phải mòn mỏi chờ đền bù.
Hàng trăm hộ dân sống cảnh nơm nớp lo sợ…
Gói thầu xây dựng số 22, thuộc dự án Bắc sông Chu - Nam sông Mã được triển khai từ tháng 3/2015. Khi thi công qua địa bàn xã Nguyệt Ấn với chiều dài khoảng 7 km, do gặp đá ngầm lớn nằm dưới lòng đất, nên nhà thầu phải dùng phương án nổ mìn để mở kênh. Việc nổ mìn để thi công dự án đã khiến hàng trăm nhà dân ở 7 thôn của xã Nguyệt Ấn bị rạn nứt, hư hỏng, thậm chí nhiều nhà có nguy cơ đổ sập.
Ngôi nhà Ông Hoàng Đình Hào bị nứt toác, có nguy cơ bị đỗ xụp lúc nào không biết, bởi nổ mìn thi công dự án, nhưng đến nay vẫn chưa được đền bù.
Tiếp xúc với PV, ông Hoàng Đình Hào, ở thôn Liên Cơ 3, xã Nguyệt Ấn cho biết: “Gia đình tôi có đến 3 căn nhà bị ảnh hưởng. Trong đó, nặng nhất là căn nhà 2 tầng, nằm cách kênh khoảng 17m đã bị hư hỏng nặng, sụt nghiêng về phía kênh. Tường và trần nhà bị nứt, thấm nước... Tuy cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã tiến hành kiểm kê thiệt hại, nhưng đến tại thời điểm này, gia đình tôi vẫn chưa nhận được đền bù thỏa đáng. Mặc dù, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gần cả một năm nay. Hơn nữa, tôi thấy việc áp giá đền bù cho những hộ dân có nhà bị nứt lún của cơ quan chức năng còn có nhiều bất cập, chưa tương xứng với thiệt hại do viêc nổ mìn gây ra”.
Cũng rơi vào cảnh nhà bị lún nứt, ông Nguyễn Hữu Tư, ở thôn Liên Cơ 1, xã Nguyệt Ấn bộc bạch: Gia đình tôi tích cóp mãi mới xây dựng được căn nhà kiên cố vào tháng 4/ 2016. Thế nhưng, kể từ khi nhà thầu nổ mìn để thi công dự án đến nay, nhà của gia đình tôi không chỉ bị lún nứt, mà còn bị nghiêng về phía kênh khoảng 17cm. Toàn bộ nhà có khoảng 60 vết nứt, với chiều dài từ 1 - 9m và chiều rộng vết nứt từ 2mm - 18cm. Hệ thống chân tường ngang dọc bị cắt đứt, nhiều cột bê tông bị cắt đứt cả lõi thép”.
Cũng không hơn gì nhà ông Hào, nhà ông Tư cũng trong tình trạng đi không được ở không xong.
“Trong khi gia đình chúng tôi và nhiều hộ dân có nhà bị lún nứt phải sống trong cảnh lo sợ vì nhà có thể sập bất cứ lúc nào, thì phía cơ quan chức năng lại chưa có sự thống nhất về việc áp giá đền bù. Đơn cử, ở lần kiểm kê đầu, gia đình tôi được áp giá đền bù với số tiền chỉ có hơn 110 triệu đồng. Không đồng ý số tiền trên, gia đình tôi tiếp tục kiến nghị, thì được áp giá đền bù lần thứ 2 với số tiền 302 triệu đồng. Tuy nhiên, tôi vân không đồng ý, vì so với thiệt hại thực tế, thì số tiền đó không đủ để chi phí cho việc sửa chữa. Hiện nay, gia đình tôi hàng ngày sống trong lo âu và sợ hãi, vì vết nứt của tường , trần và nền nhà ngày một lan rộng hơn. Tôi đã kiến nghị lên UBND huyện, nhưng việc xem xét mức bồi thường vẫn chưa thỏa đáng” ông Tư bức xúc.
Theo người dân nơi đây, kế từ khi nhà thầu nổ mìn để thi công dự án thì cuộc sống của họ không chỉ rơi vào cảnh lo sợ nhà sập, mà còn phải khổ sở vì nguồn nước sinh hoạt từ các giếng khoan bỗng nhiên bị mất. Từ số liệu thống kê của UBND xã Nguyệt Ấn cho thấy: Hiện, toàn xã có hơn 400 giếng khoan của các hộ dân bị mất nguồn nước sinh hoạt. Trong đó, có khoảng 300 giếng nguồn nước bị mất hoàn toàn.
Trước hiện tượng nguồn nước sinh hoạt bỗng nhiên bị mất, ông Lê Khả Nam, ở thôn Liên Cơ 1, xã Nguyệt Ấn cho biết: Trước thời điểm chưa có việc nổ mìn thi công dự án, thì giếng khoan của gia đình tôi cung cấp nước sinh hoạt thoải mái, còn bây giờ nguồn nước ấy bỗng dưng biến mất. Gia đình tôi đã phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để khoan giếng, nhưng vẫn không có nước. Hiện tại, người dân chúng tôi phải bỏ tiền mua nước sinh hoạt hằng ngày. Bây giờ gia đình chúng tôi cũng đang rơi vào hoàn cảnh chờ sự hỗ trợ, đền bù để khắc phục hiện tượng nhà lún nứt”.
Mòn mỏi chờ đền bù…
Tính đến tháng 10/2018, ngoài 3 hộ dân đã được nhận tiền đền bù để di dời đến nơi ở khác an toàn, thi toàn xã Nguyệt Ấn còn có 349 nhà dân bị rạn nứt, hư hỏng. Trong đó, có 27 nhà thuộc diện cảnh báo nguy hiểm, nhưng chưa nhận được tiền hỗ trợ, đền bù, mặc dù công tác kiểm kê đã hoàn thành từ tháng 3/2018.
Thi công dự án tuyến kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã, đoạn đi qua địa bà xã Nguyệt Ấn, khiến hàng trăm nhà dân bị ảnh hưởng.
Đề cập đến việc thống kê, áp giá đền bù thiệt hại, đại đa số người dân có nhà bị lún nứt bức xúc: “Mặc dù vào dịp cuối năm 2017, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra tiến độ thực hiện hệ thống kênh chính thuộc hợp phần hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã đã chỉ đạo: Sau khi gói thầu XD22 hoàn thành sẽ tiến hành đánh giá mức độ, phạm vi thiệt hại, để bồi thường thỏa đáng, công khai đến từng hộ dân bị ảnh hưởng.
Thế nhưng, tại sao cơ quan chức năng lại chỉ mới đền bù cho 3 hộ dân?. Hơn nữa, việc áp giá đền bù cho 3 hộ dân đó với số tiền hơn 4,7 tỷ đồng đã đúng với thực tế thiệt hại hay chưa?. Trong khi đó, đối với 349 hộ gia đình chúng tôi, có nhiều nhà bị thiệt hại nặng nề, nhưng chỉ được áp giá đền bù từ 1 triệu đến hơn 300 triệu đồng là chưa thỏa đáng, chưa sát với thực tế thiệt hại.
Sự chênh lệch lớn trong đền bù so với những thiệt hại là nguyên nhân gây ra bức xúc cho người dân. Chúng tôi không hiểu Hội đồng kiểm kê căn cứ vào cơ sở nào để áp giá đền bù bất cập như thế. Bởi lẽ, có hộ khi kiểm kê lần đầu thì được thông báo mức đền bù là 53 triệu, nhưng sau ngày kiểm kê lần thứ hai thì lại được thông báo số tiền bồi thường là 184 triệu đồng?. Việc làm đó của cơ quan chức năng đã khiến người dân chúng tôi nghi hoặc về sự minh bạch trong áp giá đền bù?.
Được biết, người dân có nhà bị lún nứt đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến các cấp chính quyền đề nghị xem xét lại mức bồi thường do quá chênh lệch. Theo đó, UBND huyện Ngọc Lặc cũng đã tiến hành kiểm tra, thẩm định lại đối với những hộ không đồng ý với mức hỗ trợ đền bù như đã thông báo. Dù rằng, cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều cuộc họp, nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất được mức giá đền bù.
Công trình đã đưa vào động hàng năm nay, nhưng 349 nhà dân vẫn chưa được đền bù, khiến người dân bức xúc.
Trước vấn đề này, trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyệt Ấn nhận định: “Việc 349 hộ dân bị lún nứt nhà bức xúc vì chưa được đền bù là chính xác. Xã cũng đã kiến nghị lên cấp có thẩm quyền và các cơ quan chức năng sớm giải quyết cho bà con nhân dân. Hiện tại, Hội đồng kiểm kê đã tiến hành kiểm kê xong đối với các nhà bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân bị mất thì huyện cũng đã bàn bạc với chủ đầu tư dự án để có hướng giải quyết cho dân”.
Xung quanh việc người dân phản ánh chậm chi trả tiền đền bù và nguồn nước sinh hoạt bị mất, ông Phạm Công Cúc, Phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc cho biết: “Chúng tôi đã bàn bạc với chủ đầu tư 3 nội dung để giải quyết cho dân về việc này, cụ thể: Thứ nhất là tiền đền bù thiệt hại cho các hộ dân bị ảnh hưởng; thứ hai là xây dựng nhà máy nước sạch; thứ ba là di chuyển những hộ gần khu vực kênh, để tránh bị ảnh hưởng”.
“Tổng số tiền dự toán để giải quyết các vấn đề trên là khoảng 58 tỉ đồng. Hiện tại, chủ đầu tư đang trình các đơn vị liên quan để xem xét, quyết định, nên chúng tôi cũng đành phải chờ” ông Cúc cho biết thêm.
Dự án hợp phần kênh bắc sông Chu - nam sông Mã (thuộc dự án hồ chứa nước Cửa Đạt), do Ban Quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 3 (thuộc Bộ NN-PTNT) làm chủ đầu tư. Tuyến kênh dài hơn 370 km, tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỉ đồng, khởi công vào năm 2011, đến nay cơ bản hoàn thành các tuyến chính. Công trình có chức năng cung cấp nước tưới cho hơn 31.000 ha đất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho nhiều địa phương ở tỉnh Thanh Hóa.
Thiết nghĩ, chủ đầu tư dự án và các cơ quan chức năng sẽ sớm giải quyết nêu trên, để người dân sớm ổn định cuộc sống.
Nguồn Công trình đã đưa vào động hàng năm nay, nhưng 349 nhà dân vẫn chưa được đền bù, khiến người dân bức xúc.
Trước vấn đề này, trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyệt Ấn nhận định: “Việc 349 hộ dân bị lún nứt nhà bức xúc vì chưa được đền bù là chính xác. Xã cũng đã kiến nghị lên cấp có thẩm quyền và các cơ quan chức năng sớm giải quyết cho bà con nhân dân. Hiện tại, Hội đồng kiểm kê đã tiến hành kiểm kê xong đối với các nhà bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân bị mất thì huyện cũng đã bàn bạc với chủ đầu tư dự án để có hướng giải quyết cho dân”.
Xung quanh việc người dân phản ánh chậm chi trả tiền đền bù và nguồn nước sinh hoạt bị mất, ông Phạm Công Cúc, Phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc cho biết: “Chúng tôi đã bàn bạc với chủ đầu tư 3 nội dung để giải quyết cho dân về việc này, cụ thể: Thứ nhất là tiền đền bù thiệt hại cho các hộ dân bị ảnh hưởng; thứ hai là xây dựng nhà máy nước sạch; thứ ba là di chuyển những hộ gần khu vực kênh, để tránh bị ảnh hưởng”.
“Tổng số tiền dự toán để giải quyết các vấn đề trên là khoảng 58 tỉ đồng. Hiện tại, chủ đầu tư đang trình các đơn vị liên quan để xem xét, quyết định, nên chúng tôi cũng đành phải chờ” ông Cúc cho biết thêm.
Dự án hợp phần kênh bắc sông Chu - nam sông Mã (thuộc dự án hồ chứa nước Cửa Đạt), do Ban Quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 3 (thuộc Bộ NN-PTNT) làm chủ đầu tư. Tuyến kênh dài hơn 370 km, tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỉ đồng, khởi công vào năm 2011, đến nay cơ bản hoàn thành các tuyến chính. Công trình có chức năng cung cấp nước tưới cho hơn 31.000 ha đất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho nhiều địa phương ở tỉnh Thanh Hóa.
Thiết nghĩ, chủ đầu tư dự án và các cơ quan chức năng sẽ sớm giải quyết nêu trên, để người dân sớm ổn định cuộc sống.
http://kinhtenongthon.vn/thanh-hoa-hang-tram-nha-dan-bi-lun-nut-mon-moi-cho-den-bu-post23582.html
Tin trong nước
,
Xã hội
Mặc dù hiện tại dự án đã hoàn thiện, nhưng hàng trăm hộ dân ở xã Nguyệt Ấn đã và đang sống trong cảnh nơm nớp lo sợ nhà có thể sập đổ bất cứ lúc nào thì vẫn phải mòn mỏi chờ đền bù.
Hàng trăm hộ dân sống cảnh nơm nớp lo sợ…
Gói thầu xây dựng số 22, thuộc dự án Bắc sông Chu - Nam sông Mã được triển khai từ tháng 3/2015. Khi thi công qua địa bàn xã Nguyệt Ấn với chiều dài khoảng 7 km, do gặp đá ngầm lớn nằm dưới lòng đất, nên nhà thầu phải dùng phương án nổ mìn để mở kênh. Việc nổ mìn để thi công dự án đã khiến hàng trăm nhà dân ở 7 thôn của xã Nguyệt Ấn bị rạn nứt, hư hỏng, thậm chí nhiều nhà có nguy cơ đổ sập.
Ngôi nhà Ông Hoàng Đình Hào bị nứt toác, có nguy cơ bị đỗ xụp lúc nào không biết, bởi nổ mìn thi công dự án, nhưng đến nay vẫn chưa được đền bù.
Tiếp xúc với PV, ông Hoàng Đình Hào, ở thôn Liên Cơ 3, xã Nguyệt Ấn cho biết: “Gia đình tôi có đến 3 căn nhà bị ảnh hưởng. Trong đó, nặng nhất là căn nhà 2 tầng, nằm cách kênh khoảng 17m đã bị hư hỏng nặng, sụt nghiêng về phía kênh. Tường và trần nhà bị nứt, thấm nước... Tuy cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã tiến hành kiểm kê thiệt hại, nhưng đến tại thời điểm này, gia đình tôi vẫn chưa nhận được đền bù thỏa đáng. Mặc dù, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gần cả một năm nay. Hơn nữa, tôi thấy việc áp giá đền bù cho những hộ dân có nhà bị nứt lún của cơ quan chức năng còn có nhiều bất cập, chưa tương xứng với thiệt hại do viêc nổ mìn gây ra”.
Cũng rơi vào cảnh nhà bị lún nứt, ông Nguyễn Hữu Tư, ở thôn Liên Cơ 1, xã Nguyệt Ấn bộc bạch: Gia đình tôi tích cóp mãi mới xây dựng được căn nhà kiên cố vào tháng 4/ 2016. Thế nhưng, kể từ khi nhà thầu nổ mìn để thi công dự án đến nay, nhà của gia đình tôi không chỉ bị lún nứt, mà còn bị nghiêng về phía kênh khoảng 17cm. Toàn bộ nhà có khoảng 60 vết nứt, với chiều dài từ 1 - 9m và chiều rộng vết nứt từ 2mm - 18cm. Hệ thống chân tường ngang dọc bị cắt đứt, nhiều cột bê tông bị cắt đứt cả lõi thép”.
Cũng không hơn gì nhà ông Hào, nhà ông Tư cũng trong tình trạng đi không được ở không xong.
“Trong khi gia đình chúng tôi và nhiều hộ dân có nhà bị lún nứt phải sống trong cảnh lo sợ vì nhà có thể sập bất cứ lúc nào, thì phía cơ quan chức năng lại chưa có sự thống nhất về việc áp giá đền bù. Đơn cử, ở lần kiểm kê đầu, gia đình tôi được áp giá đền bù với số tiền chỉ có hơn 110 triệu đồng. Không đồng ý số tiền trên, gia đình tôi tiếp tục kiến nghị, thì được áp giá đền bù lần thứ 2 với số tiền 302 triệu đồng. Tuy nhiên, tôi vân không đồng ý, vì so với thiệt hại thực tế, thì số tiền đó không đủ để chi phí cho việc sửa chữa. Hiện nay, gia đình tôi hàng ngày sống trong lo âu và sợ hãi, vì vết nứt của tường , trần và nền nhà ngày một lan rộng hơn. Tôi đã kiến nghị lên UBND huyện, nhưng việc xem xét mức bồi thường vẫn chưa thỏa đáng” ông Tư bức xúc.
Theo người dân nơi đây, kế từ khi nhà thầu nổ mìn để thi công dự án thì cuộc sống của họ không chỉ rơi vào cảnh lo sợ nhà sập, mà còn phải khổ sở vì nguồn nước sinh hoạt từ các giếng khoan bỗng nhiên bị mất. Từ số liệu thống kê của UBND xã Nguyệt Ấn cho thấy: Hiện, toàn xã có hơn 400 giếng khoan của các hộ dân bị mất nguồn nước sinh hoạt. Trong đó, có khoảng 300 giếng nguồn nước bị mất hoàn toàn.
Trước hiện tượng nguồn nước sinh hoạt bỗng nhiên bị mất, ông Lê Khả Nam, ở thôn Liên Cơ 1, xã Nguyệt Ấn cho biết: Trước thời điểm chưa có việc nổ mìn thi công dự án, thì giếng khoan của gia đình tôi cung cấp nước sinh hoạt thoải mái, còn bây giờ nguồn nước ấy bỗng dưng biến mất. Gia đình tôi đã phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để khoan giếng, nhưng vẫn không có nước. Hiện tại, người dân chúng tôi phải bỏ tiền mua nước sinh hoạt hằng ngày. Bây giờ gia đình chúng tôi cũng đang rơi vào hoàn cảnh chờ sự hỗ trợ, đền bù để khắc phục hiện tượng nhà lún nứt”.
Mòn mỏi chờ đền bù…
Tính đến tháng 10/2018, ngoài 3 hộ dân đã được nhận tiền đền bù để di dời đến nơi ở khác an toàn, thi toàn xã Nguyệt Ấn còn có 349 nhà dân bị rạn nứt, hư hỏng. Trong đó, có 27 nhà thuộc diện cảnh báo nguy hiểm, nhưng chưa nhận được tiền hỗ trợ, đền bù, mặc dù công tác kiểm kê đã hoàn thành từ tháng 3/2018.
Thi công dự án tuyến kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã, đoạn đi qua địa bà xã Nguyệt Ấn, khiến hàng trăm nhà dân bị ảnh hưởng.
Đề cập đến việc thống kê, áp giá đền bù thiệt hại, đại đa số người dân có nhà bị lún nứt bức xúc: “Mặc dù vào dịp cuối năm 2017, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra tiến độ thực hiện hệ thống kênh chính thuộc hợp phần hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã đã chỉ đạo: Sau khi gói thầu XD22 hoàn thành sẽ tiến hành đánh giá mức độ, phạm vi thiệt hại, để bồi thường thỏa đáng, công khai đến từng hộ dân bị ảnh hưởng.
Thế nhưng, tại sao cơ quan chức năng lại chỉ mới đền bù cho 3 hộ dân?. Hơn nữa, việc áp giá đền bù cho 3 hộ dân đó với số tiền hơn 4,7 tỷ đồng đã đúng với thực tế thiệt hại hay chưa?. Trong khi đó, đối với 349 hộ gia đình chúng tôi, có nhiều nhà bị thiệt hại nặng nề, nhưng chỉ được áp giá đền bù từ 1 triệu đến hơn 300 triệu đồng là chưa thỏa đáng, chưa sát với thực tế thiệt hại.
Sự chênh lệch lớn trong đền bù so với những thiệt hại là nguyên nhân gây ra bức xúc cho người dân. Chúng tôi không hiểu Hội đồng kiểm kê căn cứ vào cơ sở nào để áp giá đền bù bất cập như thế. Bởi lẽ, có hộ khi kiểm kê lần đầu thì được thông báo mức đền bù là 53 triệu, nhưng sau ngày kiểm kê lần thứ hai thì lại được thông báo số tiền bồi thường là 184 triệu đồng?. Việc làm đó của cơ quan chức năng đã khiến người dân chúng tôi nghi hoặc về sự minh bạch trong áp giá đền bù?.
Được biết, người dân có nhà bị lún nứt đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến các cấp chính quyền đề nghị xem xét lại mức bồi thường do quá chênh lệch. Theo đó, UBND huyện Ngọc Lặc cũng đã tiến hành kiểm tra, thẩm định lại đối với những hộ không đồng ý với mức hỗ trợ đền bù như đã thông báo. Dù rằng, cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều cuộc họp, nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất được mức giá đền bù.
Công trình đã đưa vào động hàng năm nay, nhưng 349 nhà dân vẫn chưa được đền bù, khiến người dân bức xúc.
Trước vấn đề này, trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyệt Ấn nhận định: “Việc 349 hộ dân bị lún nứt nhà bức xúc vì chưa được đền bù là chính xác. Xã cũng đã kiến nghị lên cấp có thẩm quyền và các cơ quan chức năng sớm giải quyết cho bà con nhân dân. Hiện tại, Hội đồng kiểm kê đã tiến hành kiểm kê xong đối với các nhà bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân bị mất thì huyện cũng đã bàn bạc với chủ đầu tư dự án để có hướng giải quyết cho dân”.
Xung quanh việc người dân phản ánh chậm chi trả tiền đền bù và nguồn nước sinh hoạt bị mất, ông Phạm Công Cúc, Phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc cho biết: “Chúng tôi đã bàn bạc với chủ đầu tư 3 nội dung để giải quyết cho dân về việc này, cụ thể: Thứ nhất là tiền đền bù thiệt hại cho các hộ dân bị ảnh hưởng; thứ hai là xây dựng nhà máy nước sạch; thứ ba là di chuyển những hộ gần khu vực kênh, để tránh bị ảnh hưởng”.
“Tổng số tiền dự toán để giải quyết các vấn đề trên là khoảng 58 tỉ đồng. Hiện tại, chủ đầu tư đang trình các đơn vị liên quan để xem xét, quyết định, nên chúng tôi cũng đành phải chờ” ông Cúc cho biết thêm.
Dự án hợp phần kênh bắc sông Chu - nam sông Mã (thuộc dự án hồ chứa nước Cửa Đạt), do Ban Quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 3 (thuộc Bộ NN-PTNT) làm chủ đầu tư. Tuyến kênh dài hơn 370 km, tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỉ đồng, khởi công vào năm 2011, đến nay cơ bản hoàn thành các tuyến chính. Công trình có chức năng cung cấp nước tưới cho hơn 31.000 ha đất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho nhiều địa phương ở tỉnh Thanh Hóa.
Thiết nghĩ, chủ đầu tư dự án và các cơ quan chức năng sẽ sớm giải quyết nêu trên, để người dân sớm ổn định cuộc sống.
Nguồn Công trình đã đưa vào động hàng năm nay, nhưng 349 nhà dân vẫn chưa được đền bù, khiến người dân bức xúc.
Trước vấn đề này, trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyệt Ấn nhận định: “Việc 349 hộ dân bị lún nứt nhà bức xúc vì chưa được đền bù là chính xác. Xã cũng đã kiến nghị lên cấp có thẩm quyền và các cơ quan chức năng sớm giải quyết cho bà con nhân dân. Hiện tại, Hội đồng kiểm kê đã tiến hành kiểm kê xong đối với các nhà bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân bị mất thì huyện cũng đã bàn bạc với chủ đầu tư dự án để có hướng giải quyết cho dân”.
Xung quanh việc người dân phản ánh chậm chi trả tiền đền bù và nguồn nước sinh hoạt bị mất, ông Phạm Công Cúc, Phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc cho biết: “Chúng tôi đã bàn bạc với chủ đầu tư 3 nội dung để giải quyết cho dân về việc này, cụ thể: Thứ nhất là tiền đền bù thiệt hại cho các hộ dân bị ảnh hưởng; thứ hai là xây dựng nhà máy nước sạch; thứ ba là di chuyển những hộ gần khu vực kênh, để tránh bị ảnh hưởng”.
“Tổng số tiền dự toán để giải quyết các vấn đề trên là khoảng 58 tỉ đồng. Hiện tại, chủ đầu tư đang trình các đơn vị liên quan để xem xét, quyết định, nên chúng tôi cũng đành phải chờ” ông Cúc cho biết thêm.
Dự án hợp phần kênh bắc sông Chu - nam sông Mã (thuộc dự án hồ chứa nước Cửa Đạt), do Ban Quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 3 (thuộc Bộ NN-PTNT) làm chủ đầu tư. Tuyến kênh dài hơn 370 km, tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỉ đồng, khởi công vào năm 2011, đến nay cơ bản hoàn thành các tuyến chính. Công trình có chức năng cung cấp nước tưới cho hơn 31.000 ha đất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho nhiều địa phương ở tỉnh Thanh Hóa.
Thiết nghĩ, chủ đầu tư dự án và các cơ quan chức năng sẽ sớm giải quyết nêu trên, để người dân sớm ổn định cuộc sống.
http://kinhtenongthon.vn/thanh-hoa-hang-tram-nha-dan-bi-lun-nut-mon-moi-cho-den-bu-post23582.html
No comments:
Post a Comment