Trong các phát biểu của nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV này, ngoài những tranh luận đã điểm, tôi đặc biệt quan tâm đến phát biểu của ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương xung quanh vấn đề, “Nói xấu, bôi nhọ các Bộ trưởng sau khi lấy phiếu tín nhiệm trên mạng xã hội”. Đồng thời, đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn, xử lý.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương
Tôi có vài ý mạn phép trao đổi lại cùng ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương.
1. Có lẽ khi đưa ra phát ngôn này, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương đã quên mất Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ từng viết cuốn sách “Tự chỉ trích”, xem đó là một trong những hành động quyết liệt để thống nhất tư tưởng, tránh sự suy yếu của tổ chức, của đoàn thể.
Báo Nhân Dân nhận định, “Nhờ có tự chỉ trích mà Đảng khắc phục được các khuynh hướng rất nguy hại”.
2. Lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần phê và tự phê với quan điểm không thay đổi, “Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét”.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng hồi đáp phát biểu này của ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương có ý rất hay, “Chúng ta cần định nghĩa tường minh thế nào là thông tin sai bằng pháp luật. Cái này thì cần phải sửa một số quy định của pháp luật”.
Chỉ với một ý này, có thể thấy Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là một nhà kỹ trị, mọi hành vi của công dân phải dựa trên pháp luật để phân xử.
Nghĩa là, nếu ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương cho rằng “thông tin bôi nhọ, nói xấu hay xúc phạm các Bộ trưởng”, thì cần đưa ra những bằng chứng, những lời nói hay câu chữ nào vi phạm pháp luật. Đó mới là cách hành xử của một trí thức, của một ĐBQH.
Đáng tiếc, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương đã lấy góc nhìn của mình, lấy tư duy của mình, lấy quan điểm của mình để áp đặt vào những đối tượng, cá nhân mà ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, “Đang nói xấu bôi nhọ các Bộ trưởng” rồi yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý.
Đây chính là nhận thức của các thầy cô ở trường THPT Nguyễn Trãi (thành phố Thanh Hóa) quyết định đuổi học 7 học sinh của trường này, khi các thầy cô đọc lén tin nhắn trong Group chat của các học sinh trên. Để rồi, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã chỉ đạo thu hồi lại các quyết định kỷ luật học sinh của Ban giám hiệu trường này.
Quan trọng hơn, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương quên mất rằng Bộ trưởng cũng là công dân, và công dân bình đẳng trước pháp luật.
Tôi cho rằng, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nên có lời lại về phát biểu này.
Vì sẽ rất nguy hại khi trong tâm thế của một ĐBQH, nhưng có vẻ như ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương lại đặt các Bộ trưởng ở vị thế cao hơn những công dân khác trước pháp luật!
Ngô Nguyệt Hữu
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương
Tôi có vài ý mạn phép trao đổi lại cùng ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương.
1. Có lẽ khi đưa ra phát ngôn này, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương đã quên mất Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ từng viết cuốn sách “Tự chỉ trích”, xem đó là một trong những hành động quyết liệt để thống nhất tư tưởng, tránh sự suy yếu của tổ chức, của đoàn thể.
Báo Nhân Dân nhận định, “Nhờ có tự chỉ trích mà Đảng khắc phục được các khuynh hướng rất nguy hại”.
2. Lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần phê và tự phê với quan điểm không thay đổi, “Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét”.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng hồi đáp phát biểu này của ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương có ý rất hay, “Chúng ta cần định nghĩa tường minh thế nào là thông tin sai bằng pháp luật. Cái này thì cần phải sửa một số quy định của pháp luật”.
Chỉ với một ý này, có thể thấy Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là một nhà kỹ trị, mọi hành vi của công dân phải dựa trên pháp luật để phân xử.
Nghĩa là, nếu ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương cho rằng “thông tin bôi nhọ, nói xấu hay xúc phạm các Bộ trưởng”, thì cần đưa ra những bằng chứng, những lời nói hay câu chữ nào vi phạm pháp luật. Đó mới là cách hành xử của một trí thức, của một ĐBQH.
Đáng tiếc, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương đã lấy góc nhìn của mình, lấy tư duy của mình, lấy quan điểm của mình để áp đặt vào những đối tượng, cá nhân mà ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, “Đang nói xấu bôi nhọ các Bộ trưởng” rồi yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý.
Đây chính là nhận thức của các thầy cô ở trường THPT Nguyễn Trãi (thành phố Thanh Hóa) quyết định đuổi học 7 học sinh của trường này, khi các thầy cô đọc lén tin nhắn trong Group chat của các học sinh trên. Để rồi, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã chỉ đạo thu hồi lại các quyết định kỷ luật học sinh của Ban giám hiệu trường này.
Quan trọng hơn, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương quên mất rằng Bộ trưởng cũng là công dân, và công dân bình đẳng trước pháp luật.
Tôi cho rằng, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nên có lời lại về phát biểu này.
Vì sẽ rất nguy hại khi trong tâm thế của một ĐBQH, nhưng có vẻ như ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương lại đặt các Bộ trưởng ở vị thế cao hơn những công dân khác trước pháp luật!
Ngô Nguyệt Hữu
No comments:
Post a Comment