Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm VPQH, khác với nghị sĩ của hầu hết các nước trên thế giới, các đại biểu Quốc hội Việt Nam không có đặc quyền. Do đó, về mặt lý thuyết, việc khởi kiện dân sự bao giờ cũng có thể xảy ra.
TS Nguyễn Sĩ Dũng bình luận về tranh luận quanh phần chất vấn của ĐB Lưu Bình Nhưỡng
Ông cũng nhận xét rằng đây là một bước thụt lùi không chỉ với các nước trên thế giới mà cả với cha anh trước đó. Ông nhắc đến Hiến pháp 1946 có quy định điều này, nhưng các Hiến pháp sau đã xoá bỏ nó, và bày tỏ sự luyến tiếc về điều đó.
Quốc hội sẽ khó vận hành khi đại biểu không có quyền miễn trừ
“Đặc quyền là thuật ngữ dùng để chỉ quyền của các dân biểu không phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự về phát biểu và biểu quyết ở nghị trường”, ông Dũng nêu.
Theo giải thích của ông Dũng, việc không có đặc quyền thì các đại biểu quốc hội phải rất cẩn trọng trong các phát biểu của mình ở nghị trường, bao gồm cả ở các phiên chất vấn, bởi vì họ sẽ phải chịu trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm dân sự.
“Do còn có quyền miễn trừ, nên các đại biểu ít nhiều còn được bảo vệ về mặt hình sự (không có đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì không thể khởi tố hình sự các đại biểu quốc hội). Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, việc khởi kiện dân sự bao giờ cũng có thể xảy ra. Bộ Công an hoàn toàn có thể làm điều này đối với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng”, ông Dũng nói.
Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng, Quốc hội sẽ rất khó vận hành khi các đại biểu không có đặc quyền. “Đây là một bước thụt lùi không chỉ so với nhiều nước trên thế giới mà còn so với cha anh của chúng ta. Bởi vì rằng Hiến pháp năm 1946 đã bảo đảm cho các đại biểu quyền này. Rất tiếc, các Hiến pháp sau đó đã xoá bỏ nó”.
Vì vậy, ông không quên lưu ý các đại biểu quốc hội phải cẩn trọng khi phát biểu ở nghị trường.
Ý kiến của ông Nguyễn Sĩ Dũng liên quan đến sự việc gần đây, khi Thượng tướng Lê Quý Vương vừa thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương ký văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội, kiến nghị về một số đánh giá được cho là “chưa chính xác” của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng liên quan đến hoạt động điều tra, xử lý tội phạm của Bộ Công an mà Bộ này đánh giá là “gây dư luận không tốt”.
Văn bản cho rằng số liệu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tự tính để đưa ra các con số báo cáo trước Quốc hội để khẳng định “vi phạm của CQĐT là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho VKS 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%…” là hoàn toàn không đúng, có tính chất suy diễn, quy chụp, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng CAND.
Do đó, Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến kết luận về những nội dung trên để thông báo trước Quốc hội và cử tri cả nước.
Đảng ủy công an cũng kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội yêu cầu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đính chính lại những nhận định, đánh giá liên quan đến số liệu trên và không có các lời nói, hoạt động làm phức tạp thêm tình hình; đồng thời có hình thức xử lý vi phạm có liên quan đến việc phát ngôn và đánh giá, nhận định tình hình gây dư luận xấu.
Thực hư những con số gây tranh cãi!
Trước đó, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng có chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an với nội dung: “Đối với lĩnh vực Công an tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong lĩnh vực công an vừa qua, nhưng mà qua báo cáo thì mới thấy rằng như thế này, vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%.v.v. Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và tôi đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong cơ quan điều tra trong việc này”.
Trả lời báo chí, ông Lưu Bình Nhưỡng nói: “Ở đây, tôi nói là tỷ lệ so sánh vi phạm của các cơ quan tư pháp với nhau. Ví dụ, trong 10 vi phạm, anh A là 5, anh B là 4… như vậy một anh là 50%, một anh là 40%, còn số liệu tôi không được phép công bố”, ông Nhưỡng nói.
Ông Nhưỡng khẳng định trên trang cá nhân: “Tôi không nói sai, không hề bịa đặt, không sử dụng bất kỳ thông tin, tài liệu “ngoài luồng” và đặc biệt không áp đặt quan điểm cá nhân với dụng ý xấu xa.
Cái mà tôi nói có tính chất “cửa miệng” là “khủng khiếp” chẳng qua là một thói quen bình thường trước một tỷ lệ vi phạm cao, khi so sánh với các vi phạm của cơ quan khác trên lĩnh vực đó.
Ngay cuối giờ chiều hôm đó (31.10), tôi đã được Chủ tịch Quốc hội cho phép trao đổi và tôi đã báo cáo rõ nguồn tài liệu, cách tính và so sánh của tôi để Chủ tịch biết”.
Trong bài viết, ông mong mọi người hết sức thông cảm vì ông “không thể nói chi tiết hơn về việc đó, chỉ mong hãy tin đó là sự thật 100%, với độ chính xác cao với hai con số sau dấu phẩy”.
Cũng theo ông Nhưỡng, mọi người hãy vì cái chung để góp ý kiến, bàn luận với tinh thần cởi mở, dân chủ, thẳng thắn, không nên có thái độ hằn học, cực đoan, xúc phạm người khác.
Theo Bộ Công an, phần chất vấn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra một số số liệu liên quan đến đánh giá chưa đúng về chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng Công an, gây dư luận nhiều chiều trong xã hội, trong đó có các bức xúc của cử tri trong lực lượng CAND.
Khi trả lời báo chí về việc trên, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng vẫn khẳng định: “Tôi không nhầm lẫn bất kỳ một số liệu nào! Tôi chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân, trước Quốc hội, trước cử tri về tất cả những vấn đề tôi phát biểu và số phần trăm tôi chia”.
Còn theo Bộ Công an, trên không gian mạng, vào ngày 3.11.2018,tài khoản Facebook có tên “Lưu Binhnhuong” tự giới thiệu là đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đăng tải bài viết khẳng định phát biểu của mình là hoàn toàn chính xác.
“Lợi dụng vấn đề trên, các trang mạng, blog và nhiều tài khoản Facebook có nội dung phản động đã tán phát, đăng nhiều video clip, bài viết công kích, bôi nhọ lực lượng Công an, thu hút nhiều lượt theo dõi, bình luận tiêu cực, gây dư luận xấu”, văn bản nêu.
Đảng ủy Công an Trung ương cho biết rất trân trọng các ý kiến của đại biểu, mong muốn đóng góp cho lực lượng Công an khắc phục những vấn đề còn tồn tại, thiếu sót để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự hết sức khó khăn, phức tạp hiện nay.
Tuy nhiên, các ý kiến đánh giá cần khách quan, thận trọng, vì đây là hoạt động của cả một lực lượng, không chỉ nhìn ở khía cạnh tiêu cực mà cần đánh giá tổng thể để cử tri và nhân dân cả nước hiểu đúng vấn đề.
Nguồn https://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/chinh-tri-c-93/ts-nguyen-si-dung-dbqh-viet-nam-khong-co-dac-quyen-nen-co-the-bi-khoi-kien-100429.html
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
TS Nguyễn Sĩ Dũng bình luận về tranh luận quanh phần chất vấn của ĐB Lưu Bình Nhưỡng
Ông cũng nhận xét rằng đây là một bước thụt lùi không chỉ với các nước trên thế giới mà cả với cha anh trước đó. Ông nhắc đến Hiến pháp 1946 có quy định điều này, nhưng các Hiến pháp sau đã xoá bỏ nó, và bày tỏ sự luyến tiếc về điều đó.
Quốc hội sẽ khó vận hành khi đại biểu không có quyền miễn trừ
“Đặc quyền là thuật ngữ dùng để chỉ quyền của các dân biểu không phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự về phát biểu và biểu quyết ở nghị trường”, ông Dũng nêu.
Theo giải thích của ông Dũng, việc không có đặc quyền thì các đại biểu quốc hội phải rất cẩn trọng trong các phát biểu của mình ở nghị trường, bao gồm cả ở các phiên chất vấn, bởi vì họ sẽ phải chịu trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm dân sự.
“Do còn có quyền miễn trừ, nên các đại biểu ít nhiều còn được bảo vệ về mặt hình sự (không có đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì không thể khởi tố hình sự các đại biểu quốc hội). Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, việc khởi kiện dân sự bao giờ cũng có thể xảy ra. Bộ Công an hoàn toàn có thể làm điều này đối với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng”, ông Dũng nói.
Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng, Quốc hội sẽ rất khó vận hành khi các đại biểu không có đặc quyền. “Đây là một bước thụt lùi không chỉ so với nhiều nước trên thế giới mà còn so với cha anh của chúng ta. Bởi vì rằng Hiến pháp năm 1946 đã bảo đảm cho các đại biểu quyền này. Rất tiếc, các Hiến pháp sau đó đã xoá bỏ nó”.
Vì vậy, ông không quên lưu ý các đại biểu quốc hội phải cẩn trọng khi phát biểu ở nghị trường.
Ý kiến của ông Nguyễn Sĩ Dũng liên quan đến sự việc gần đây, khi Thượng tướng Lê Quý Vương vừa thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương ký văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội, kiến nghị về một số đánh giá được cho là “chưa chính xác” của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng liên quan đến hoạt động điều tra, xử lý tội phạm của Bộ Công an mà Bộ này đánh giá là “gây dư luận không tốt”.
Văn bản cho rằng số liệu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tự tính để đưa ra các con số báo cáo trước Quốc hội để khẳng định “vi phạm của CQĐT là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho VKS 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%…” là hoàn toàn không đúng, có tính chất suy diễn, quy chụp, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng CAND.
Do đó, Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến kết luận về những nội dung trên để thông báo trước Quốc hội và cử tri cả nước.
Đảng ủy công an cũng kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội yêu cầu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đính chính lại những nhận định, đánh giá liên quan đến số liệu trên và không có các lời nói, hoạt động làm phức tạp thêm tình hình; đồng thời có hình thức xử lý vi phạm có liên quan đến việc phát ngôn và đánh giá, nhận định tình hình gây dư luận xấu.
Thực hư những con số gây tranh cãi!
Trước đó, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng có chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an với nội dung: “Đối với lĩnh vực Công an tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong lĩnh vực công an vừa qua, nhưng mà qua báo cáo thì mới thấy rằng như thế này, vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%.v.v. Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và tôi đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong cơ quan điều tra trong việc này”.
Trả lời báo chí, ông Lưu Bình Nhưỡng nói: “Ở đây, tôi nói là tỷ lệ so sánh vi phạm của các cơ quan tư pháp với nhau. Ví dụ, trong 10 vi phạm, anh A là 5, anh B là 4… như vậy một anh là 50%, một anh là 40%, còn số liệu tôi không được phép công bố”, ông Nhưỡng nói.
Ông Nhưỡng khẳng định trên trang cá nhân: “Tôi không nói sai, không hề bịa đặt, không sử dụng bất kỳ thông tin, tài liệu “ngoài luồng” và đặc biệt không áp đặt quan điểm cá nhân với dụng ý xấu xa.
Cái mà tôi nói có tính chất “cửa miệng” là “khủng khiếp” chẳng qua là một thói quen bình thường trước một tỷ lệ vi phạm cao, khi so sánh với các vi phạm của cơ quan khác trên lĩnh vực đó.
Ngay cuối giờ chiều hôm đó (31.10), tôi đã được Chủ tịch Quốc hội cho phép trao đổi và tôi đã báo cáo rõ nguồn tài liệu, cách tính và so sánh của tôi để Chủ tịch biết”.
Trong bài viết, ông mong mọi người hết sức thông cảm vì ông “không thể nói chi tiết hơn về việc đó, chỉ mong hãy tin đó là sự thật 100%, với độ chính xác cao với hai con số sau dấu phẩy”.
Cũng theo ông Nhưỡng, mọi người hãy vì cái chung để góp ý kiến, bàn luận với tinh thần cởi mở, dân chủ, thẳng thắn, không nên có thái độ hằn học, cực đoan, xúc phạm người khác.
Theo Bộ Công an, phần chất vấn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra một số số liệu liên quan đến đánh giá chưa đúng về chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng Công an, gây dư luận nhiều chiều trong xã hội, trong đó có các bức xúc của cử tri trong lực lượng CAND.
Khi trả lời báo chí về việc trên, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng vẫn khẳng định: “Tôi không nhầm lẫn bất kỳ một số liệu nào! Tôi chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân, trước Quốc hội, trước cử tri về tất cả những vấn đề tôi phát biểu và số phần trăm tôi chia”.
Còn theo Bộ Công an, trên không gian mạng, vào ngày 3.11.2018,tài khoản Facebook có tên “Lưu Binhnhuong” tự giới thiệu là đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đăng tải bài viết khẳng định phát biểu của mình là hoàn toàn chính xác.
“Lợi dụng vấn đề trên, các trang mạng, blog và nhiều tài khoản Facebook có nội dung phản động đã tán phát, đăng nhiều video clip, bài viết công kích, bôi nhọ lực lượng Công an, thu hút nhiều lượt theo dõi, bình luận tiêu cực, gây dư luận xấu”, văn bản nêu.
Đảng ủy Công an Trung ương cho biết rất trân trọng các ý kiến của đại biểu, mong muốn đóng góp cho lực lượng Công an khắc phục những vấn đề còn tồn tại, thiếu sót để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự hết sức khó khăn, phức tạp hiện nay.
Tuy nhiên, các ý kiến đánh giá cần khách quan, thận trọng, vì đây là hoạt động của cả một lực lượng, không chỉ nhìn ở khía cạnh tiêu cực mà cần đánh giá tổng thể để cử tri và nhân dân cả nước hiểu đúng vấn đề.
Nguồn https://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/chinh-tri-c-93/ts-nguyen-si-dung-dbqh-viet-nam-khong-co-dac-quyen-nen-co-the-bi-khoi-kien-100429.html
No comments:
Post a Comment