Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, số tiền 58,71 tỷ USD cho tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam mới chỉ là chi phí đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Còn khi vận hành, thời gian đầu sẽ lỗ, nhà nước phải hỗ trợ 10-12 năm qua chi phí duy tu, bảo dưỡng.
Thông tin trên được Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đưa ra tại Hội thảo công bố báo cáo cuối kỳ dự án nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, diễn ra sáng 12/11.
Theo ông Đông, đây là dự án siêu lớn với Việt Nam từ trươc tới nay. Dự án đã được nghiên cứu thời gian dài, từ năm 2007-2008, với sự hỗ trợ của Koica (Hàn Quốc), Jica (Nhật Bản). Đặc biệt, hiện kinh nghiệm Việt Nam với đường sắt tốc độ cao chưa có nhiều.
Liên danh Tư vấn Tedi-Tricc-Tedisouth (được giao nghiên cứu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam) cho biết, tuyến đường sắt khởi đầu từ Ngọc Hồi (Hà Nội), kết thúc tại Thủ Thiêm (Q.2, TPHCM).
Trong giai đoạn đầu, tuyến đường sắt sẽ kết nối với ga Hà Nội bằng cách đi chung hạ tầng với tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 1 (dài 14km). Trong tương lai, khi nhu cầu tăng cao, tuyến đường sắt đô thị không đủ năng lực đáp ứng để khai thác thêm tàu tốc độ cao, tàu tốc độ cao sẽ dừng tại ga Ngọc Hồi.
Dự án có tổng vốn đầu tư 58,71 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn đầu xong vào năm 2032 với đoạn Hà Nội - Vinh (dự kiến 13,97 tỷ USD) và Nha Trang - TPHCM (dự kiến 13,37 tỷ USD. Đoạn còn lại nối Vinh - Nha Trang khởi công năm 2035 và hoàn thành vào năm 2050.
Dự án được đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP), trong đó nhà nước đầu tư hạ tầng, với tổng vốn chiếm 80% (huy động hàng năm từ 0,3% - 0,55% GDP, bằng khoảng 10% vốn đầu tư cơ sở hạ tầng); vốn nhà đâu tư huy động bằng khoảng 20% tổng vốn dự án để mua sắm thiết bị đoàn toàn và khai thác hoàn vốn.
Hiệu quả kinh tế đạt khoảng 7,5%, hiệu quả tài chính đạt 1,9% (trong đó riêng phần vốn tư nhân đạt hiệu quả khoảng 14%).
Tuy vậy, góp ý cho dự án này, các chuyên gia đều tỏ ra lo lắng với hiệu quả kinh tế và tài chính của dự án, với mức trên là thấp. Khi bình quân hiệu quả kinh tế của các dự án hiệu quả đầu tư công thường đạt từ 8-12%.
Cùng đó, các chuyên gia lo ngại về vấn đề nợ công, khi tư vấn mới chỉ tính tới vốn vay ODA, trong khi Việt Nam đã là nước thu nhập trung bình thấp, nguồn vốn ODA đã không còn, và phải vay thương mại. Ngoài ra, hiện nợ công của Việt Nam đã sắp chạm trần...Tư vấn đề xuất lập 1 công ty đầu tư và quản lý hạ tầng, 1 công ty vận tải đường sắt.
Về tiến độ nghiên cứu dự án, dự kiến hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tháng 11/2018
Hội đồng thẩm định nhà nước sẽ thẩm định từ tháng 12/2018 - 4/2019.
Báo cáo các cấp có thẩm quyền từ tháng 5 - 7/2019.
Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình Chính phủ tháng 8/2019.
Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 8/2019.
Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 10/2019.
Nguồn https://www.tienphong.vn/kinh-te/duong-sat-cao-toc-bac-nam-nha-nuoc-bu-lo-1012-nam-1345021.tpo
Giao thông
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
Thông tin trên được Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đưa ra tại Hội thảo công bố báo cáo cuối kỳ dự án nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, diễn ra sáng 12/11.
Theo ông Đông, đây là dự án siêu lớn với Việt Nam từ trươc tới nay. Dự án đã được nghiên cứu thời gian dài, từ năm 2007-2008, với sự hỗ trợ của Koica (Hàn Quốc), Jica (Nhật Bản). Đặc biệt, hiện kinh nghiệm Việt Nam với đường sắt tốc độ cao chưa có nhiều.
Liên danh Tư vấn Tedi-Tricc-Tedisouth (được giao nghiên cứu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam) cho biết, tuyến đường sắt khởi đầu từ Ngọc Hồi (Hà Nội), kết thúc tại Thủ Thiêm (Q.2, TPHCM).
Trong giai đoạn đầu, tuyến đường sắt sẽ kết nối với ga Hà Nội bằng cách đi chung hạ tầng với tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 1 (dài 14km). Trong tương lai, khi nhu cầu tăng cao, tuyến đường sắt đô thị không đủ năng lực đáp ứng để khai thác thêm tàu tốc độ cao, tàu tốc độ cao sẽ dừng tại ga Ngọc Hồi.
Dự án có tổng vốn đầu tư 58,71 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn đầu xong vào năm 2032 với đoạn Hà Nội - Vinh (dự kiến 13,97 tỷ USD) và Nha Trang - TPHCM (dự kiến 13,37 tỷ USD. Đoạn còn lại nối Vinh - Nha Trang khởi công năm 2035 và hoàn thành vào năm 2050.
Dự án được đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP), trong đó nhà nước đầu tư hạ tầng, với tổng vốn chiếm 80% (huy động hàng năm từ 0,3% - 0,55% GDP, bằng khoảng 10% vốn đầu tư cơ sở hạ tầng); vốn nhà đâu tư huy động bằng khoảng 20% tổng vốn dự án để mua sắm thiết bị đoàn toàn và khai thác hoàn vốn.
Hiệu quả kinh tế đạt khoảng 7,5%, hiệu quả tài chính đạt 1,9% (trong đó riêng phần vốn tư nhân đạt hiệu quả khoảng 14%).
Tuy vậy, góp ý cho dự án này, các chuyên gia đều tỏ ra lo lắng với hiệu quả kinh tế và tài chính của dự án, với mức trên là thấp. Khi bình quân hiệu quả kinh tế của các dự án hiệu quả đầu tư công thường đạt từ 8-12%.
Cùng đó, các chuyên gia lo ngại về vấn đề nợ công, khi tư vấn mới chỉ tính tới vốn vay ODA, trong khi Việt Nam đã là nước thu nhập trung bình thấp, nguồn vốn ODA đã không còn, và phải vay thương mại. Ngoài ra, hiện nợ công của Việt Nam đã sắp chạm trần...Tư vấn đề xuất lập 1 công ty đầu tư và quản lý hạ tầng, 1 công ty vận tải đường sắt.
Về tiến độ nghiên cứu dự án, dự kiến hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tháng 11/2018
Hội đồng thẩm định nhà nước sẽ thẩm định từ tháng 12/2018 - 4/2019.
Báo cáo các cấp có thẩm quyền từ tháng 5 - 7/2019.
Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình Chính phủ tháng 8/2019.
Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 8/2019.
Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 10/2019.
Nguồn https://www.tienphong.vn/kinh-te/duong-sat-cao-toc-bac-nam-nha-nuoc-bu-lo-1012-nam-1345021.tpo
No comments:
Post a Comment