Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đặt mục tiêu phải được bán quyền khai thác hàng loạt dự án đường cao tốc, nhà ga sân bay ngay trong năm nay để có vốn đầu tư cho các dự án khác. Liệu mục tiêu này có khả thi?
Nhiều lệnh đặt mua
Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã triệu tập liên tiếp hai cuộc họp để bàn về việc xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ và hàng không. Nội dung trọng tâm trong các cuộc họp này là bàn thảo việc bán quyền khai thác hàng loạt sân bay gồm Phú Quốc, một phần nhà ga hành khách T1 sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh.
Ở lĩnh vực đường bộ, năm dự án đường cao tốc được rao bán gồm Nội Bài – Lào Cai; Cầu Giẽ – Ninh Bình; Bến Lức – Long Thành; TPHCM – Long Thành – Dầu Giây; Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Trong số năm dự án này, có hai dự án đang trong quá trình xây dựng là Bến Lức – Long Thành và Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Cơ sở để Bộ GTVT tin rằng sẽ nhượng quyền khai thác thành công các dự án nói trên chính là việc bộ này đã từng… thành công với một số dự án cảng biển và đường cao tốc. Chẳng vậy mà trong cuộc họp đầu năm nói trên, ông Thăng yêu cầu phải bán được các dự án này trong năm nay.
Thậm chí trước đó, ông Thăng đã đốc thúc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) dự án nào bán được, giá hợp lý thì bán luôn, nếu bán cả dự án khó thì chia nhỏ ra để bán. Tại cuộc họp ngày 25-2, ông Thăng đánh giá tiềm năng hút vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông rất lớn. “Không có công trình nào là không thể xã hội hóa được. Vấn đề chỉ là bàn xem làm cách nào, cần thể chế chính sách gì. Những việc gì tư nhân, doanh nghiệp làm được thì để họ làm, còn Nhà nước chỉ làm những chỗ tư nhân không làm được”, ông Thăng nói.
Trong khi việc bán như thế nào, giá cả ra sao và nhiều vấn đề khác chưa được làm rõ thì kế hoạch bán các dự án sân bay, đường cao tốc của Bộ GTVT ngay trong năm nay có thể chỉ thành công ở một số hạng mục.
Dù đây mới chỉ là ý kiến ban đầu của Bộ trưởng Bộ GTVT, còn phải qua cả một quá trình xây dựng cơ chế, chính sách và thương thảo giá cả, thế nhưng, cộng với những thông điệp đã được phát đi từ trước đó, hãng hàng không giá rẻ VietJet Air đã đề xuất được mua lại quyền khai thác toàn bộ nhà ga T1 sân bay Nội Bài trong thời hạn 20 năm.
Một ngày sau cuộc họp ngày 25-2, Vietnam Airlines gửi ngay văn bản cho Bộ GTVT, đề xuất mua quyền khai thác toàn bộ nhà ga hành khách T1 Nội Bài (trừ sảnh E). Hình thức mua mà Vietnam Airlines đề xuất là mua trực tiếp theo quy định định giá hiện hành (chứ không phải chuyển nhượng quyền khai thác có thời hạn như VietJet Air). Hãng này cho biết sẽ huy động vốn của tổng công ty, các doanh nghiệp có vốn góp đồng thời huy động vốn của các doanh nghiệp, cá nhân bên ngoài để mua quyền khai thác nhà ga T1. Một nguồn tin từ Bộ GTVT cho biết, Bộ GTVT đã quyết định nhượng quyền khai thác sảnh E (có công suất 3 triệu hành khách/năm, đưa vào khai thác cuối năm 2013) cho VietJet Air.
Hiện chưa rõ, Bộ GTVT định giá nhà ga T1 và sảnh E của nhà ga này là bao nhiêu và các điều kiện như thế nào. Song việc chỉ trong một thời gian ngắn mà có đến hai nhà đầu tư cùng muốn có được quyền khai thác nhà ga T1 cho thấy sức hấp dẫn của loại “hàng hóa” này.
Việc bán quyền thu phí các dự án đường cao tốc cũng đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Ông Phạm Hồng Quang, Phó tổng giám đốc VEC, cho biết sau khi Bộ GTVT yêu cầu xây dựng đề án bán quyền thu phí các dự án đường cao tốc đã có khá nhiều nhà đầu tư quan tâm. Ví dụ, Bitexco đã ngỏ ý muốn được nhượng quyền khai thác dự án cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây mới hoàn thành hôm 8-2-2015. Bitexco hiện là nhà đầu tư thứ nhất của dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có điểm đầu nối với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Liệu có bán được ngay?
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, đa phần các nhà đầu tư mới chỉ dừng ở bước tìm hiểu dự án và chưa có thỏa thuận nào được ký kết giữa các bên.
Ông Vũ Phạm Nguyên Tùng, Giám đốc phát triển dự án của Công ty cổ phần Hàng không VietJet, cho TBKTSG biết rằng, sau khi nhận được đề xuất của công ty này, Bộ GTVT đã giao Cục Hàng không Việt Nam và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) xây dựng lộ trình và các điều khoản cụ thể.
“Giá cả nhượng quyền sẽ được xác định thông qua kiểm toán, sau đó hai bên sẽ thương thảo giá và hình thức bán”, ông Tùng nói. Ông Tùng đánh giá chắc chắn vụ chuyển nhượng sẽ thành công.
Một nhà đầu tư khác cũng đang tìm hiểu các dự án sân bay (đề nghị không nêu tên) phân tích, việc nhượng quyền khai thác nhà ga sân bay cho tư nhân là hoàn toàn khả thi và có thể thực hiện được ngay trong năm nay. Nhà đầu tư này cho hay đối với các nhà ga, sau khi nhận nhượng quyền, nhà đầu tư chỉ cần làm tốt phần dịch vụ hoặc chỉ tốn ít chi phí để cải tạo lại rồi khai thác được ngay.
Trong khi đó, việc nhượng quyền khai thác cả sân bay đòi hỏi nhà đầu tư phải có vốn lớn, có công nghệ và kinh nghiệm… thì mới có thể vận hành tốt được. Với khả năng tài chính và kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tư trong nước hiện nay thì việc bán – mua toàn bộ sân bay Phú Quốc rất khó khả thi.
Đối với các dự án đường cao tốc, qua tìm hiểu thông tin từ các nhà đầu tư, hiện vẫn còn khá nhiều điểm họ băn khoăn, trong đó có việc đa số các dự án đường cao tốc được xây dựng từ vốn vay của các nhà tài trợ nước ngoài, thì việc bán, chuyển nhượng có thể gặp những vướng mắc.
Cơ quan quản lý giá là Bộ Tài chính, trong văn bản gửi Bộ GTVT, cho rằng việc bán, chuyển nhượng quyền thu phí có thời hạn đối với các tuyến đường cao tốc không giống với hoạt động mua bán thông thường. Nếu áp dụng phương thức đấu giá như bán đấu giá tài sản là không phù hợp. Việc bán, chuyển nhượng quyền thu phí các công trình này cần phải có bước sơ tuyển nhà đầu tư đủ năng lực tài chính. Trong quá trình thu phí, có thể xảy ra biến động như Nhà nước thay đổi mức phí, chuyển trạm thu phí, lạm phát, nên việc áp dụng một mức giá cố định là điều không thể, kể cả dự án đó là do Nhà nước quản lý.
Nguồn https://www.thesaigontimes.vn/127170/Lieu-co-ban-duoc-ngay-san-bay-duong-cao-toc.html
Kinh tế
,
Tin trong nước
Nhiều lệnh đặt mua
Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã triệu tập liên tiếp hai cuộc họp để bàn về việc xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ và hàng không. Nội dung trọng tâm trong các cuộc họp này là bàn thảo việc bán quyền khai thác hàng loạt sân bay gồm Phú Quốc, một phần nhà ga hành khách T1 sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh.
Ở lĩnh vực đường bộ, năm dự án đường cao tốc được rao bán gồm Nội Bài – Lào Cai; Cầu Giẽ – Ninh Bình; Bến Lức – Long Thành; TPHCM – Long Thành – Dầu Giây; Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Trong số năm dự án này, có hai dự án đang trong quá trình xây dựng là Bến Lức – Long Thành và Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Cơ sở để Bộ GTVT tin rằng sẽ nhượng quyền khai thác thành công các dự án nói trên chính là việc bộ này đã từng… thành công với một số dự án cảng biển và đường cao tốc. Chẳng vậy mà trong cuộc họp đầu năm nói trên, ông Thăng yêu cầu phải bán được các dự án này trong năm nay.
Thậm chí trước đó, ông Thăng đã đốc thúc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) dự án nào bán được, giá hợp lý thì bán luôn, nếu bán cả dự án khó thì chia nhỏ ra để bán. Tại cuộc họp ngày 25-2, ông Thăng đánh giá tiềm năng hút vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông rất lớn. “Không có công trình nào là không thể xã hội hóa được. Vấn đề chỉ là bàn xem làm cách nào, cần thể chế chính sách gì. Những việc gì tư nhân, doanh nghiệp làm được thì để họ làm, còn Nhà nước chỉ làm những chỗ tư nhân không làm được”, ông Thăng nói.
Trong khi việc bán như thế nào, giá cả ra sao và nhiều vấn đề khác chưa được làm rõ thì kế hoạch bán các dự án sân bay, đường cao tốc của Bộ GTVT ngay trong năm nay có thể chỉ thành công ở một số hạng mục.
Dù đây mới chỉ là ý kiến ban đầu của Bộ trưởng Bộ GTVT, còn phải qua cả một quá trình xây dựng cơ chế, chính sách và thương thảo giá cả, thế nhưng, cộng với những thông điệp đã được phát đi từ trước đó, hãng hàng không giá rẻ VietJet Air đã đề xuất được mua lại quyền khai thác toàn bộ nhà ga T1 sân bay Nội Bài trong thời hạn 20 năm.
Một ngày sau cuộc họp ngày 25-2, Vietnam Airlines gửi ngay văn bản cho Bộ GTVT, đề xuất mua quyền khai thác toàn bộ nhà ga hành khách T1 Nội Bài (trừ sảnh E). Hình thức mua mà Vietnam Airlines đề xuất là mua trực tiếp theo quy định định giá hiện hành (chứ không phải chuyển nhượng quyền khai thác có thời hạn như VietJet Air). Hãng này cho biết sẽ huy động vốn của tổng công ty, các doanh nghiệp có vốn góp đồng thời huy động vốn của các doanh nghiệp, cá nhân bên ngoài để mua quyền khai thác nhà ga T1. Một nguồn tin từ Bộ GTVT cho biết, Bộ GTVT đã quyết định nhượng quyền khai thác sảnh E (có công suất 3 triệu hành khách/năm, đưa vào khai thác cuối năm 2013) cho VietJet Air.
Hiện chưa rõ, Bộ GTVT định giá nhà ga T1 và sảnh E của nhà ga này là bao nhiêu và các điều kiện như thế nào. Song việc chỉ trong một thời gian ngắn mà có đến hai nhà đầu tư cùng muốn có được quyền khai thác nhà ga T1 cho thấy sức hấp dẫn của loại “hàng hóa” này.
Việc bán quyền thu phí các dự án đường cao tốc cũng đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Ông Phạm Hồng Quang, Phó tổng giám đốc VEC, cho biết sau khi Bộ GTVT yêu cầu xây dựng đề án bán quyền thu phí các dự án đường cao tốc đã có khá nhiều nhà đầu tư quan tâm. Ví dụ, Bitexco đã ngỏ ý muốn được nhượng quyền khai thác dự án cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây mới hoàn thành hôm 8-2-2015. Bitexco hiện là nhà đầu tư thứ nhất của dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có điểm đầu nối với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Liệu có bán được ngay?
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, đa phần các nhà đầu tư mới chỉ dừng ở bước tìm hiểu dự án và chưa có thỏa thuận nào được ký kết giữa các bên.
Ông Vũ Phạm Nguyên Tùng, Giám đốc phát triển dự án của Công ty cổ phần Hàng không VietJet, cho TBKTSG biết rằng, sau khi nhận được đề xuất của công ty này, Bộ GTVT đã giao Cục Hàng không Việt Nam và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) xây dựng lộ trình và các điều khoản cụ thể.
“Giá cả nhượng quyền sẽ được xác định thông qua kiểm toán, sau đó hai bên sẽ thương thảo giá và hình thức bán”, ông Tùng nói. Ông Tùng đánh giá chắc chắn vụ chuyển nhượng sẽ thành công.
Một nhà đầu tư khác cũng đang tìm hiểu các dự án sân bay (đề nghị không nêu tên) phân tích, việc nhượng quyền khai thác nhà ga sân bay cho tư nhân là hoàn toàn khả thi và có thể thực hiện được ngay trong năm nay. Nhà đầu tư này cho hay đối với các nhà ga, sau khi nhận nhượng quyền, nhà đầu tư chỉ cần làm tốt phần dịch vụ hoặc chỉ tốn ít chi phí để cải tạo lại rồi khai thác được ngay.
Trong khi đó, việc nhượng quyền khai thác cả sân bay đòi hỏi nhà đầu tư phải có vốn lớn, có công nghệ và kinh nghiệm… thì mới có thể vận hành tốt được. Với khả năng tài chính và kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tư trong nước hiện nay thì việc bán – mua toàn bộ sân bay Phú Quốc rất khó khả thi.
Đối với các dự án đường cao tốc, qua tìm hiểu thông tin từ các nhà đầu tư, hiện vẫn còn khá nhiều điểm họ băn khoăn, trong đó có việc đa số các dự án đường cao tốc được xây dựng từ vốn vay của các nhà tài trợ nước ngoài, thì việc bán, chuyển nhượng có thể gặp những vướng mắc.
Cơ quan quản lý giá là Bộ Tài chính, trong văn bản gửi Bộ GTVT, cho rằng việc bán, chuyển nhượng quyền thu phí có thời hạn đối với các tuyến đường cao tốc không giống với hoạt động mua bán thông thường. Nếu áp dụng phương thức đấu giá như bán đấu giá tài sản là không phù hợp. Việc bán, chuyển nhượng quyền thu phí các công trình này cần phải có bước sơ tuyển nhà đầu tư đủ năng lực tài chính. Trong quá trình thu phí, có thể xảy ra biến động như Nhà nước thay đổi mức phí, chuyển trạm thu phí, lạm phát, nên việc áp dụng một mức giá cố định là điều không thể, kể cả dự án đó là do Nhà nước quản lý.
Nguồn https://www.thesaigontimes.vn/127170/Lieu-co-ban-duoc-ngay-san-bay-duong-cao-toc.html
No comments:
Post a Comment