Học sinh có tội tình gì mà bà hiệu trưởng lại lôi các em vào chuyện thị phi của người lớn. Đọc qua 19 câu hỏi “điều tra”, thấy “cái ác” và căn bệnh thành tích đang phủ bóng lên tương lai con trẻ.
Nữ hiệu trưởng giải thích việc “hỏi cung” học sinh vụ 231 cái tátVụ cô giáo chỉ đạo tát học sinh 231 cái: Nhà trường “lấy lời khai” học sinhCô giáo “ép” cả lớp tát học sinh 231 cái đã nhập viện cấp cứuKhởi tố vụ án cô giáo “chỉ đạo” tát học sinh: Cần cái nhìn tổng thểBí thư Quảng Bình chỉ đạo xử lý nghiêm vụ tát 231 cái vào má học sinh.
Nữ hiệu trưởng giải thích việc “hỏi cung” học sinh vụ 231 cái tát
Vụ cô giáo chỉ đạo tát học sinh 231 cái: Nhà trường “lấy lời khai” học sinh
Vụ cô giáo Nguyễn Thị Phương Th. (Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) phạt học sinh H.L.N. bằng 231 cái tát vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống khi báo chí vừa phát hiện hiệu trưởng trường này chỉ đạo “điều tra” 23 học sinh bằng hình thức điền vào “phiếu điều tra” với 19 câu hỏi.
Đọc qua nội dung phiếu điều tra, quả thật người viết không hiểu nổi mục đích mà bà hiệu trưởng nhắm tới là gì! Phải chăng bà muốn làm rõ nội dung vụ việc? Chắc là không, vì vụ việc đã “hai năm rõ mười”, cơ quan điều tra đã vào cuộc xác minh và đã khởi tố vụ án. Mọi thứ phải chờ kết luận chính thức từ phía cơ quan điều tra.
Việc cô giáo Th. bắt học sinh tát vào mặt bạn đến mức phải nhập viện và khủng hoảng tâm lý là cái tát rất mạnh vào môi trường giáo dục.
Ai sẽ chịu trách nhiệm về phương pháp dạy học phản khoa học này?
Nói thẳng, trước tiên là cô giáo Th., kế đến là hiệu trưởng nhà trường.
Có phải vì thế mà sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo nhà trường, trong đó có bà hiệu trưởng với trách nhiệm của người đứng đầu – lẽ ra phải động viên học sinh, đưa ra các liệu pháp tâm lý để ổn định tinh thần cho phụ huynh và học sinh toàn trường thì lại “đổ thêm dầu vào lửa”. Có phải vì sợ sự việc sẽ làm cho trường “không đạt chuẩn quốc gia” nên bà hiệu trưởng dùng “phiếu điều tra” để làm bằng chứng báo cáo với Phòng Giáo dục và các cơ quan chức năng nhằm làm nhẹ đi sai phạm của cô giáo và trách nhiệm của người đứng đầu?
Nếu đúng như vậy thì “bệnh thành tích” đã ăn quá sâu vào não trạng của bà hiệu trưởng trường này.
Việc phạt học sinh bằng những hình phạt mang đầy tính bạo lực, không chỉ là cách giáo dục phản khoa học mà còn là hành động bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của học sinh. Bởi lẽ, thiên chức của người làm công tác giáo dục là sự truyền đạt kiến thức, kỹ năng sống và những điều hay ý đẹp cho học sinh, hướng các em đến sự “Chân, Thiện, Mỹ”. Khi hành động của cô giáo Nguyễn Thị Phương Th. bị xác định là sai, là phản giáo dục thì lãnh đạo nhà trường cần phải lập tức sửa sai, trả lại môi trường giáo dục trong sáng, thân thiện cho các em học sinh mới là cách làm đúng, nhân văn.
Thế nhưng, bà hiệu trưởng lại lôi kéo học sinh vào chuyện thị phi của người lớn bằng “Phiếu điều tra”. Việc làm này cho thấy sự ấu trĩ của người có trách nhiệm, đồng thời càng gây tâm lý hoang mang, lo sợ (bị trù dập) cho học sinh. Với nội dung “phiếu điều tra” bắt buộc điền cả tên, họ học sinh vào đó, ai dám chắc rằng các em dám khai đúng sự thật. Nếu các em nói đúng sự thật, chuyện gì sẽ xảy ra? Ai đảm bảo rằng các em sẽ được tiếp tục học hành trong môi trường giáo dục bình thường, không bị làm khó? Quyền được nói lên sự thật, nói đúng sự thật của các em ít nhiều bị chi phối bởi người lớn. Các em sẽ ra sao, nếu môi trường giáo dục ở trường này tiếp tục bị vấy bẩn bởi người lớn?
Với hành động phản giáo dục của mình và ở trường do mình phụ trách, liệu bà hiệu trưởng còn đủ uy tín của người đứng đầu cơ sở giáo dục? Nếu còn lòng tự trọng, người viết mong bà nên từ chức, trả lại môi trường giáo dục đúng nghĩa cho học sinh và giáo viên.
Còn nếu bà làm theo sự chỉ đạo, thì người chỉ đạo phải thay bà từ chức!
Khi đã có địa chỉ trách nhiệm thì “cái ác” mới có điểm dừng. Nếu không, nó cứ sẵn trớn lao về phía trước, lây lan như dịch bệnh.
19 câu hỏi “điều tra” các em học sinh:
1. Cô Thủy quy định phạt tát thời gian nào?
2. Bạn N. bị tát vào thời gian nào?
3. Khi tát bạn N., cô Thủy có mặt ở lớp không?
4. Em tát vào mặt bạn N. bao nhiêu cái?
5. Em tát vào bạn N. mạnh hay nhẹ?
6. Bạn N. có nói tục không?
7. Khi bị tát bạn N. có khóc không?
8. Sau khi bị tát má bạn N. có đỏ không?
9. Cô Thủy vào đã tát được mấy bạn?
10. Cô Thủy có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không?
12. Cô Thủy tát bạn N. mấy cái?
13. Sau khi bị tát bạn N. có bị chảy máu không?
14. Sau khi tát bạn N., cả lớp có sợ hãi, bật khóc không?
15. Trước N. có bao nhiêu bạn bị tát?
16. Khi tát bạn N., cô Thủy ra lệnh hay tự ý?
17. Cô Thủy có phải là người cuối cùng tát bạn N. không?
18. Cô Thủy đứng cùng chiều hay ngược chiều bạn N.?
19. Sau khi tát bạn N. có ở lại học không?
Nguồn https://nld.com.vn/noi-thang/noi-thang-hieu-truong-truong-thcs-duy-ninh-nen-tu-chuc-20181203165511809.htm
Giáo dục
,
Tin trong nước
Nữ hiệu trưởng giải thích việc “hỏi cung” học sinh vụ 231 cái tátVụ cô giáo chỉ đạo tát học sinh 231 cái: Nhà trường “lấy lời khai” học sinhCô giáo “ép” cả lớp tát học sinh 231 cái đã nhập viện cấp cứuKhởi tố vụ án cô giáo “chỉ đạo” tát học sinh: Cần cái nhìn tổng thểBí thư Quảng Bình chỉ đạo xử lý nghiêm vụ tát 231 cái vào má học sinh.
Nữ hiệu trưởng giải thích việc “hỏi cung” học sinh vụ 231 cái tát
Vụ cô giáo chỉ đạo tát học sinh 231 cái: Nhà trường “lấy lời khai” học sinh
Vụ cô giáo Nguyễn Thị Phương Th. (Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) phạt học sinh H.L.N. bằng 231 cái tát vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống khi báo chí vừa phát hiện hiệu trưởng trường này chỉ đạo “điều tra” 23 học sinh bằng hình thức điền vào “phiếu điều tra” với 19 câu hỏi.
Đọc qua nội dung phiếu điều tra, quả thật người viết không hiểu nổi mục đích mà bà hiệu trưởng nhắm tới là gì! Phải chăng bà muốn làm rõ nội dung vụ việc? Chắc là không, vì vụ việc đã “hai năm rõ mười”, cơ quan điều tra đã vào cuộc xác minh và đã khởi tố vụ án. Mọi thứ phải chờ kết luận chính thức từ phía cơ quan điều tra.
Việc cô giáo Th. bắt học sinh tát vào mặt bạn đến mức phải nhập viện và khủng hoảng tâm lý là cái tát rất mạnh vào môi trường giáo dục.
Ai sẽ chịu trách nhiệm về phương pháp dạy học phản khoa học này?
Nói thẳng, trước tiên là cô giáo Th., kế đến là hiệu trưởng nhà trường.
Có phải vì thế mà sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo nhà trường, trong đó có bà hiệu trưởng với trách nhiệm của người đứng đầu – lẽ ra phải động viên học sinh, đưa ra các liệu pháp tâm lý để ổn định tinh thần cho phụ huynh và học sinh toàn trường thì lại “đổ thêm dầu vào lửa”. Có phải vì sợ sự việc sẽ làm cho trường “không đạt chuẩn quốc gia” nên bà hiệu trưởng dùng “phiếu điều tra” để làm bằng chứng báo cáo với Phòng Giáo dục và các cơ quan chức năng nhằm làm nhẹ đi sai phạm của cô giáo và trách nhiệm của người đứng đầu?
Nếu đúng như vậy thì “bệnh thành tích” đã ăn quá sâu vào não trạng của bà hiệu trưởng trường này.
Việc phạt học sinh bằng những hình phạt mang đầy tính bạo lực, không chỉ là cách giáo dục phản khoa học mà còn là hành động bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của học sinh. Bởi lẽ, thiên chức của người làm công tác giáo dục là sự truyền đạt kiến thức, kỹ năng sống và những điều hay ý đẹp cho học sinh, hướng các em đến sự “Chân, Thiện, Mỹ”. Khi hành động của cô giáo Nguyễn Thị Phương Th. bị xác định là sai, là phản giáo dục thì lãnh đạo nhà trường cần phải lập tức sửa sai, trả lại môi trường giáo dục trong sáng, thân thiện cho các em học sinh mới là cách làm đúng, nhân văn.
Thế nhưng, bà hiệu trưởng lại lôi kéo học sinh vào chuyện thị phi của người lớn bằng “Phiếu điều tra”. Việc làm này cho thấy sự ấu trĩ của người có trách nhiệm, đồng thời càng gây tâm lý hoang mang, lo sợ (bị trù dập) cho học sinh. Với nội dung “phiếu điều tra” bắt buộc điền cả tên, họ học sinh vào đó, ai dám chắc rằng các em dám khai đúng sự thật. Nếu các em nói đúng sự thật, chuyện gì sẽ xảy ra? Ai đảm bảo rằng các em sẽ được tiếp tục học hành trong môi trường giáo dục bình thường, không bị làm khó? Quyền được nói lên sự thật, nói đúng sự thật của các em ít nhiều bị chi phối bởi người lớn. Các em sẽ ra sao, nếu môi trường giáo dục ở trường này tiếp tục bị vấy bẩn bởi người lớn?
Với hành động phản giáo dục của mình và ở trường do mình phụ trách, liệu bà hiệu trưởng còn đủ uy tín của người đứng đầu cơ sở giáo dục? Nếu còn lòng tự trọng, người viết mong bà nên từ chức, trả lại môi trường giáo dục đúng nghĩa cho học sinh và giáo viên.
Còn nếu bà làm theo sự chỉ đạo, thì người chỉ đạo phải thay bà từ chức!
Khi đã có địa chỉ trách nhiệm thì “cái ác” mới có điểm dừng. Nếu không, nó cứ sẵn trớn lao về phía trước, lây lan như dịch bệnh.
19 câu hỏi “điều tra” các em học sinh:
1. Cô Thủy quy định phạt tát thời gian nào?
2. Bạn N. bị tát vào thời gian nào?
3. Khi tát bạn N., cô Thủy có mặt ở lớp không?
4. Em tát vào mặt bạn N. bao nhiêu cái?
5. Em tát vào bạn N. mạnh hay nhẹ?
6. Bạn N. có nói tục không?
7. Khi bị tát bạn N. có khóc không?
8. Sau khi bị tát má bạn N. có đỏ không?
9. Cô Thủy vào đã tát được mấy bạn?
10. Cô Thủy có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không?
12. Cô Thủy tát bạn N. mấy cái?
13. Sau khi bị tát bạn N. có bị chảy máu không?
14. Sau khi tát bạn N., cả lớp có sợ hãi, bật khóc không?
15. Trước N. có bao nhiêu bạn bị tát?
16. Khi tát bạn N., cô Thủy ra lệnh hay tự ý?
17. Cô Thủy có phải là người cuối cùng tát bạn N. không?
18. Cô Thủy đứng cùng chiều hay ngược chiều bạn N.?
19. Sau khi tát bạn N. có ở lại học không?
Nguồn https://nld.com.vn/noi-thang/noi-thang-hieu-truong-truong-thcs-duy-ninh-nen-tu-chuc-20181203165511809.htm
No comments:
Post a Comment