Cập nhật tin tức nóng hổi

50 tuổi, tên lửa Mỹ vẫn “xơi tái” xe tăng T-90 Nga ở Syria!

Tên lửa TOW hiện nay là những phiên bản đã được cải tiến nhiều lần và đây cũng là lý do loại vũ khí này vẫn chưa bị lạc hậu, mặc dù ra đời đến nay đã hơn nửa thế kỷ.
50 tuổi, tên lửa Mỹ vẫn “xơi tái” xe tăng T-90 Nga ở Syria!
Xe tăng T-90 bị tên lửa TOW bắn cháy tại thành phố Aleppo, Syria tháng 2/2016. Ảnh: Fas

Khi cuộc chiến ở Syria bùng nổ năm 2011, quân đội nước này vẫn còn sở hữu nhiều phương tiện bọc thép nhất tại khu vực Trung Đông. Nhưng khi các lực lượng đối lập được phương Tây và các quốc gia Arab hậu thuẫn, viện trợ tên lửa chống tăng TOW BGM-71 thì số lượng xe chiến đấu bọc thép (chủ yếu là xe tăng) đã giảm nhanh chóng, phần lớn là nạn nhân của TOW.

Tên lửa chống tăng hạng nặng có điều khiển TOW BGM-71được sản xuất bởi Công ty Raytheon Systems. Đây là vũ khí chống tăng chủ yếu được trang bị cho các đơn vị bộ binh, bộ binh cơ giới, đổ bộ đường không, thủy quân lục chiến của quân đội Mỹ, có nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, cơ giới và các mục tiêu như công sự kiên cố, hỏa điểm…

Được bắt đầu phát triển vào những năm 1960, thử nghiệm vào những năm đầu tiên của thập kỷ 1970 nhưng gần một nửa thập kỷ đã qua, TOW vẫn là vũ khí chống tăng chính của quân đội Mỹ và một số quốc gia trong khối NATO.

Ngoài biên chế cho quân đội Mỹ, tên lửa TOW đang có mặt trong biên chế của 40 lực lượng vũ trang trên thế giới, được tích hợp trên hơn 15.000 phương tiện cơ giới mặt đất, trực thăng vũ trang và cả các tàu xuồng chiến đấu loại nhỏ.

50 tuổi, vẫn đủ sức xuyên thủng lớp giáp xe tăng hiện đại

Tên lửa TOW hiện nay là những phiên bản đã được cải tiến nhiều lần so với phiên bản ban đầu. Đây cũng là lý do loại tên lửa này vẫn chưa bị lạc hậu, mặc dù ra đời đến nay đã hơn nửa thế kỷ (nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên vào năm 1963).

Những cải tiến quan trọng là cơ cấu dẫn đường và đầu đạn, do vậy tên lửa vẫn có thể tiêu diệt được những loại xe tăng có vỏ giáp nâng cấp như T-90 của Nga hoặc Leopard 2A4 của Đức tại chiến trường Syria gần đây và chống được các biện pháp gây nhiễu tên lửa (thường được lắp trên xe tăng của Nga).

Tên lửa TOW là loại tên lửa chống tăng thế hệ 2 đầu tiên trên thế giới, sử dụng phương pháp dẫn đường bán tự động (SACLOS) theo nguyên lý 2 điểm (kính ngắm và mục tiêu).

Trắc thủ chỉ cần đưa đường tin chữ thập của kính ngắm chập vào mục tiêu và giữ nguyên khi tên lửa trúng mục tiêu. Nếu mục tiêu di động, trắc thủ dùng các máy tầm, hướng của bệ phóng điều chỉnh kính ngắm luôn trên mục tiêu.
50 tuổi, tên lửa Mỹ vẫn “xơi tái” xe tăng T-90 Nga ở Syria! ảnh 2
Thủy quân lục chiến Mỹ thực hành bắn tên lửa TOW từ xe quân sự Humvee trong huấn luyện năm 2014

Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn 2 giai đoạn, tín hiệu lái tên lửa được truyền qua dây dẫn (từ phiên bản 2A trở về trước) hoặc tín hiệu hồng ngoại (phiên bản 2B). Tốc độ bay hành trình của tên lửa khoảng 320 m/giây, tầm bắn xa nhất (cũng là cự ly tự hủy nếu không trúng đích) là 3.000 mét với phiên bản đời đầu và 3.750 mét trên hầu hết các phiên bản TOW hiện nay.

Đầu đạn tên lửa theo nguyên lý nổ lõm, dùng thuốc nổ mạnh (HEAT), ngòi nổ gây nổ bằng điện, lắp ở đáy đầu đạn. Khi tên lửa chạm mục tiêu, đóng điện kíp nổ, kíp nổ kích nổ khối thuốc nổ lõm, tạo thành luồng nhiệt với áp suất và nhiệt độ cực cao, xuyên thủng áo giáp của xe tăng.

Đầu đạn tên lửa TOW phiên bản cũ có thể xuyên thủng 430 mm thép đồng nhất (RHA), với những phiên bản cải tiến đầu đạn có thể xuyên 600 mm RHA.

Liên tục được cải tiến, nâng cấp

Ngay sau khi quân đội Mỹ đưa tên lửa TOW vào thử nghiệm, Quân đội Liên Xô đã nhận ra mối đe dọa mà tên lửa TOW có thể gây ra với lực lượng tăng, thiết giáp hùng hậu của mình và họ đã tìm phương án chống đỡ. Lớp giáp tổng hợp là phương án đầu tiên chống lại có hiệu quả đầu đạn lõm, tiếp theo là giáp phản ứng nổ (ERA) vô cùng hiệu quả chống lại đầu đạn loại này.

Để thích ứng, tên lửa TOW cũng cải tiến để chống lại những nâng cấp này. TOW cải tiến (TOW-I) đã tăng thêm kích thước đầu đạn, làm tăng hiệu quả xuyên phá của TOW. Đến phiên bản TOW 2A giới thiệu đầu đạn song song (đầu đạn tandem), có tác dụng cao với các lớp giáp ERA.
50 tuổi, tên lửa Mỹ vẫn “xơi tái” xe tăng T-90 Nga ở Syria! ảnh 3
Các phiên bản TOW mới nhất như TOW 2B đã có những cải tiến mới hơn, sử dụng phương pháp tiến công từ phía trên, đây là những nơi xe tăng, xe bọc thép có giáp bảo vệ mỏng nhất.

Hình ảnh chiếc xe tăng Leopard 2A4 của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị tên lửa TOW bắn cháy tại Al-Bab, Syria tháng 12/2016

Tuy nhiên, trong những năm của thập kỷ 1990, Liên Xô (sau này là Nga) đã đưa hệ thống phòng hộ chủ động “Shtora” hết sức tiên tiến vào trang bị trên các loại xe tăng mới nhất của họ khi đó.

Hệ thống Shtora sử dụng hai đèn hồng ngoại có công suất cực mạnh (“mắt cua”, có thể dễ dàng nhìn thấy trên xe tăng T-80UK và T-90) để làm “mù” tên lửa chống tăng có cơ chế dẫn đường hồng ngoại.

Đèn chiếu sáng sẽ phát ra tín hiệu làm “nhiễu” tín hiệu phát tia hồng ngoại của bệ phóng dẫn bắn cho tên lửa, làm cho tên lửa không nhận được tín hiệu nên không thể đánh trúng mục tiêu.

Để đối phó, TOW-2 đã trang bị một bộ phát hồng ngoại hoàn toàn mới để chống lại loại đèn gây nhiễu này. Một bộ mã hóa tín hiệu đã được cài đặt trên tên lửa và trên bệ phóng, giúp bệ phóng phát tia hồng ngoại vào mục tiêu và tín hiệu điều khiển tên lửa không bị ảnh hưởng của đèn gây nhiễu Shtora.

Để đảm bảo thêm khả năng chống nhiễu, các nhà sản xuất đã lắp thêm một đèn phát xenon, đèn này sẽ phát tín hiệu ra trên hai tần số hồng ngoại khác nhau, để đảm bảo các loại đèn gây nhiễu không thể chế áp được tên lửa. Với nâng cấp này, TOW sẽ miễn nhiễm hoàn toàn với hệ thống Shtora lắp trên các xe tăng.

Những điểm yếu của tên lửa TOW

Mặc dù có những cải tiến để có thể chống lại những nâng cấp của các loại xe tăng hiện đại nhưng một loại tên lửa đã ra đời gần một nửa thế kỷ cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết.

Những phiên bản từ TOW 2A trở về trước dẫn đường bằng dây, nên tên lửa không thể cải tiến tầm bắn được (vì càng xa, tín hiệu chuyền qua dây càng suy giảm). Với phiên bản 2B, tuy không dùng dây, nhưng lại dễ bị gây nhiễu bởi các loại xe tăng mới trong tương lai.

Tốc độ là điểm yếu của dòng tên lửa này, mặc dù các phiên bản sau của TOW đã có những cải tiến nhưng cũng chỉ đạt 320 m/giây, so sánh với những loại tên lửa chống tăng của Nga có cùng tính năng như 9M123 “Khrizantema” xấp xỉ 400 mét/giây, 9M120 “Ataka” từ 400 đến 500 mét/giây, và 9M119 “Svir” khoảng 350 mét/giây.
Một hệ thống TOW cơ bản mặt đất
Một hệ thống TOW cơ bản mặt đất

Các loại đạn chống tăng của xe tăng hiện đại còn vượt trên 1.500 mét/ giây. Điều này có nghĩa là trong trận đấu giữa các tên lửa chống tăng có điều khiển, chiếc xe được trang bị tên lửa TOW có thể bị tiêu diệt trước, cùng với những điểm yếu khác như có thể bị gây nhiễu, chế áp, đánh chặn (vì tên lửa có tốc độ thấp).

Trên chiến trường hiện nay, các xe tăng chủ lực hiện đại không những trang bị một lớp giáp dày với nhiều tầng bảo vệ khác nhau mà chúng còn có tốc độ rất cao, khả năng cơ động tốt, thậm chí trang bị cả những hệ thống phòng vệ có khả năng bắn hạ đạn chống tăng.

Quân đội Mỹ nhận thức được những điểm yếu của dòng tên lửa TOW và những công nghệ phòng hộ mới cho xe tăng, họ đã thử nghiệm các ATGM mới hơn như LOSAT và CKEM, có tốc độ nhanh hơn nhiều (tên lửa CKEM đạt tới 2.200 mét/giây).

Một điểm yếu của tên lửa TOW nữa đó là toàn bộ hệ thống khá dài, to và nặng, cùng với hệ thống quang học cồng kềnh nên rất khó xoay xở ở những khu vực chật hẹp và dễ lộ trận địa bắn khi bố trí ở địa hình trống trải. Đây cũng là tử huyệt của tên lửa này ở chiến trường Syria, nó dễ dàng bị máy bay trinh sát không người lái phát hiện và tiêu diệt bằng hỏa lực không quân.

Mặc dù tồn tại những nhược điểm như trên nhưng tên lửa TOW vẫn là một ATGM đã khẳng định được sức mạnh và độ tin cậy.

Phiên bản mới nhất gần đây của tên lửa được điều khiển bằng sóng radio và có khả năng tiến công đột nóc, có nghĩa là nó còn có khả năng phục vụ trong tương lai xa, ngay cả khi tiến bộ công nghệ áo giáp của xe tăng có nhiều phát triển vượt bậc. Các xe tăng là nạn nhân của tên lửa TOW trên chiến trường Syria gần đây là những minh chứng rõ nhất.

Xe tăng T-90 do Nga sản xuất bị bắn cháy ở Syria
,

No comments:

Post a Comment