Việc Bộ GTVT đề nghị dùng tiền từ nguồn quỹ bảo trì đường bộ (BTĐB) để chi chế độ trợ cấp thôi, mất việc cho người lao động khi trạm thu phí BOT cầu Đồng Nai tại Sông Phan (Bình Thuận) dừng hoạt động khiến nhiều người bất bình.
Quỹ BTĐB được hình thành với mục đích sử dụng tiền thu từ các chủ phương tiện để cải tạo, sửa chữa, khắc phục hư hỏng các tuyến đường để đảm bảo giao thông ổn định, phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia và thường được gọi nôm na là tiền sửa đường. Thế nhưng với cách đề nghị của Bộ GTVT, không khác gì mang tiền sửa đường hô biến thành tiền “đường sữa” cho người lao động, trong khi lẽ ra đây là trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư BOT.
Bộ GTVT đề xuất chi hơn 1,4 tỉ đồng từ quỹ bảo trì đường bộ để chi trả chế độ trợ cấp mất việccho người lao động ở trạm thu phí Sông Phan, Bình Thuận.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, năm 2013, quỹ BTĐB chính thức đi vào hoạt động. Mức thu của Quỹ bảo trì Trung ương năm 2013 đạt 5.434 tỉ đồng, năm 2014 đạt 4.923 tỉ đồng, năm 2015 đạt 5.750 tỉ đồng và năm 2016 là 6.388 tỉ đồng… Mỗi năm số lượng phương tiện tham gia giao thông đều tăng và nguồn tiền mà quỹ này thu được cũng tăng theo tỉ lệ thuận.
Từ năm 2017, thực hiện theo quy định của pháp luật về Luật Phí, lệ phí và Luật Ngân sách nhà nước, nguồn thu của quỹ BTĐB từ phí sử dụng đường bộ và nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước. Toàn bộ nhu cầu chi cho quỹ BTĐB đều do ngân sách nhà nước cấp. Việc phân chia phần phí thu được do Bộ Tài chính tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp cho các địa phương. Tuy nhiên, đừng nghĩ bình quân mỗi ngày quỹ BTĐB thu được xấp xỉ 27 tỉ đồng mà nhiều.
Chính Bộ GTVT cũng đã thừa nhận quỹ BTĐB trước mắt chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu quản lý, bảo trì và ngân sách nhà nước vẫn phải cấp bù. Cụ thể, đối với hệ thống quốc lộ, số thu của quỹ năm 2013 chỉ đáp ứng 70%, năm 2014 đáp ứng được 45,12%, năm 2015 đáp ứng được 47,36%, năm 2016 đáp ứng được 47,8% và năm 2017 đáp ứng được 50,3%…
Thông thường “thừa giấy mới vẽ voi” nhưng như những phân tích trên, tiền thu được của quỹ BTĐB vẫn chưa đáp ứng đủ, thế mà Bộ GTVT lại mang đi chi cho mục đích chẳng ăn nhập, dính dáng gì đến sửa đường thì thật bất công cho những con đường. Phải chăng chính vì “độc quyền” trong việc sử dụng quỹ mà bộ này mới có đề xuất sử dụng tiền sai mục đích như vậy?
Theo PLO
Giao thông
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
Quỹ BTĐB được hình thành với mục đích sử dụng tiền thu từ các chủ phương tiện để cải tạo, sửa chữa, khắc phục hư hỏng các tuyến đường để đảm bảo giao thông ổn định, phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia và thường được gọi nôm na là tiền sửa đường. Thế nhưng với cách đề nghị của Bộ GTVT, không khác gì mang tiền sửa đường hô biến thành tiền “đường sữa” cho người lao động, trong khi lẽ ra đây là trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư BOT.
Bộ GTVT đề xuất chi hơn 1,4 tỉ đồng từ quỹ bảo trì đường bộ để chi trả chế độ trợ cấp mất việccho người lao động ở trạm thu phí Sông Phan, Bình Thuận.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, năm 2013, quỹ BTĐB chính thức đi vào hoạt động. Mức thu của Quỹ bảo trì Trung ương năm 2013 đạt 5.434 tỉ đồng, năm 2014 đạt 4.923 tỉ đồng, năm 2015 đạt 5.750 tỉ đồng và năm 2016 là 6.388 tỉ đồng… Mỗi năm số lượng phương tiện tham gia giao thông đều tăng và nguồn tiền mà quỹ này thu được cũng tăng theo tỉ lệ thuận.
Từ năm 2017, thực hiện theo quy định của pháp luật về Luật Phí, lệ phí và Luật Ngân sách nhà nước, nguồn thu của quỹ BTĐB từ phí sử dụng đường bộ và nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước. Toàn bộ nhu cầu chi cho quỹ BTĐB đều do ngân sách nhà nước cấp. Việc phân chia phần phí thu được do Bộ Tài chính tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp cho các địa phương. Tuy nhiên, đừng nghĩ bình quân mỗi ngày quỹ BTĐB thu được xấp xỉ 27 tỉ đồng mà nhiều.
Chính Bộ GTVT cũng đã thừa nhận quỹ BTĐB trước mắt chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu quản lý, bảo trì và ngân sách nhà nước vẫn phải cấp bù. Cụ thể, đối với hệ thống quốc lộ, số thu của quỹ năm 2013 chỉ đáp ứng 70%, năm 2014 đáp ứng được 45,12%, năm 2015 đáp ứng được 47,36%, năm 2016 đáp ứng được 47,8% và năm 2017 đáp ứng được 50,3%…
Thông thường “thừa giấy mới vẽ voi” nhưng như những phân tích trên, tiền thu được của quỹ BTĐB vẫn chưa đáp ứng đủ, thế mà Bộ GTVT lại mang đi chi cho mục đích chẳng ăn nhập, dính dáng gì đến sửa đường thì thật bất công cho những con đường. Phải chăng chính vì “độc quyền” trong việc sử dụng quỹ mà bộ này mới có đề xuất sử dụng tiền sai mục đích như vậy?
Theo PLO
No comments:
Post a Comment