“Các sở, ngành không dùng hết ngân sách cho việc chống ngập, kẹt xe” là một công bố gây sốc của ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh trong buổi khai mạc Hội nghị Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 22. Trước nay, hỏi vì sao ngập lụt, vì sao kẹt xe, thì ở đâu chẳng kêu thiếu tiền, thế mà hóa ra họ còn chưa dùng hết tiền cơ đấy!
Thành phố Hồ Chí Minh ngập lụt triền miên
Xin được trích nguyên văn đoạn phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân. “Khi người dân hỏi chính quyền chuyện vì sao ngập nước, kẹt xe kéo dài thì chúng ta trả lời là thiếu kinh phí. Trả lời như thế đúng không?”, ông Nhân ngừng giọng một lúc rồi nói: “Đúng nhưng còn thiếu, vì rõ ràng nhiều sở ngành, quận huyện không sử dụng hết ngân sách được thành phố phân bổ trong năm”.
Cụ thể, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh dẫn chứng Dẫn chứng, đến cuối tháng 10/2018, Sở Giao thông Vận tải chỉ giải ngân được 58% trong kế hoạch vốn 4.500 tỷ đồng; Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập là 53% trong hơn 1.100 tỷ đồng thành phố giao…
“Những lĩnh vực dân bức xúc nhất mà giải ngân không tới 60%. Các đồng chí suy nghĩ gì về vấn đề này?“, ông Nguyễn Thiện Nhân nói và yêu cầu người đứng đầu các sở ngành liên quan nhìn lại trách nhiệm.
Muôn thưở là bài toán trách nhiệm…
Liên tục kêu thiếu tiền, thiếu lực lượng, nhưng thực chất là ngân sách chưa dùng hết, nguồn cán bộ còn đang thừa biên chế,… Như vậy, những lời kêu than của cán bộ các sở ngành thành phố Hồ Chí Minh là mang ý nghĩa gì?
Chắc hẳn, đó chỉ là những lời lẽ để ngụy biện cho những việc làm thiếu hiệu quả, thiếu trách nhiệm của những cán bộ nhà mình mà thôi. Đâu riêng gì thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… cũng có khác gì. Kẹt xe, tắc đường, ngập úng,… hay bất kể điều gì thì họ cũng sẽ bảo thiếu tiền. Mà kêu đến tiền thì người dân mới sợ. Sợ vì chẳng biết kiếm thêm đâu ra tiền để nộp vào ngân sách, tăng cường các biện pháp chống ngập lụt, chống tắc đường. Sợ rồi, nên không dám trách cán bộ này, cán bộ kia làm việc chưa hiệu quả, biết đâu, ông khác lên thay lại đòi thêm tiền ngân sách chi cho tắc đường, chống ngập thì sao?
Nhiều năm qua là như vậy đấy. Ai ngờ đâu, tiền thì đúng là chưa nhiều và không thừa thãi, nhưng giải ngân còn chưa vượt ngưỡng 60% thì là do cán bộ chậm chứ không phải do dân nộp ngân sách ít nữa rồi. Thế thì, trách cán bộ đi thôi, người dân đâu còn sợ điều gì nữa.
Trước tiên, trách cán bộ mình đi đâu, làm gì mà tiền ngân sách đến tháng 10 mới giải ngân được có 60% ngân sách chống ngập, chống tắc nghẽn giao thông? Là các vị bận giải quyết các vấn đề khác, hay vì các vị không biết sau khi giải ngân sẽ chi vào đâu? Hay rằng, các vị để gần cuối năm giải ngân một thể cùng lúc để chi cho dự án thì ít mà để tụ họp, gặp mặt cuối năm là nhiều?
Thứ hai, trách cán bộ mình sao mà “gian dối” thế. Ngân sách còn đó nhưng làm không được việc lại kêu thiếu tiền. Định “dọa” người dân đến bao giờ, định lấp liếm sự yếu kém của bản thân đến bao giờ?
Thứ ba, trách cán bộ mình chẳng ai chịu “xin lỗi” bao giờ. Bao nhiêu khuyết điểm, bao nhiêu sự chậm chễ,… như thế kia, nếu chẳng có người chỉ ra, không có báo chí phản ánh thì cũng không một cán bộ nào tự thừa nhận cả. Đã có ai thử làm như Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhắc một lần đi: “Chúng ta phải nghiêm túc nhận thiếu sót, chân thành với nhân dân và chân thành với cán bộ để sửa chữa khuyết điểm”.
Chưa trách hết!
Thử nhìn cụ thể vào siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của thành phố Hồ Chí Minh để thấy rõ hơn vấn đề. Dự án đã “đắp chiếu” gần 7 tháng qua sau khi đã hoàn thành 72% khối lượng. Các vấn đề vướng mắc bao gồm: vốn, các phương án thay thế vật liệu, công nghệ, giấy phép,…
Như vậy, không chỉ vướng mắc về việc dùng bao nhiêu tiền, mà việc dùng tiền để mua vật liệu nào, công nghệ nào,… cũng là những khó khăn mà cán bộ mình chưa thể giải quyết ổn thỏa. Đáng lẽ ra, nếu làm tốt những điều này ngay từ đầu thì chắc không dự án nào bị đình trệ. Chất lượng cán bộ như thế đấy!
Hay như dự án metro Bến Thành – Suối Tiên, chẳng biết dự án này có tầm nhìn bao nhiêu năm, nhưng đến nay đã kinh qua hơn 10 năm rồi mà còn đang đắp chiếu. Dư luận mới đùa rằng “dự án Việt Nam tầm nhìn 30 năm, nhưng thi công mất hơn 20 năm”. Lại thêm một báo động về cách dùng tiền ngân sách của cán bộ mình. Chúng ta chi đầu tư công nhưng chi là chỉ cần biết ra dự án thôi, dù dự án ấy kém hiệu quả, thời gian sử dụng chỉ ngắn,… nhưng vẫn cứ làm.
Như vậy mới nói, dùng tiền ngân sách bao nhiêu chưa đủ, dùng tiền ngân sách như thế nào mới là điều quan trọng hơn. Một đồng ngân sách bỏ ra mà được sử dụng đúng giá trị nó thì có lẽ bây giờ cảnh tắc đường, ngập lụt đã ở mức khác.
Ví thử, hãy nghĩ một cách cơ học mà xem, giải ngân ngân sách được hơn 50% thì ngập lụt có giải quyết được trên 50% hay không, tắc đường, kẹt xe có được hạn chế trên 50% không? Thực tế thế nào thì ai cũng biết, những con số ấy không hề tương xứng.
Biết đến khi nào ngân sách dùng đến đâu, tắc đường, ngập lụt giảm đến đấy… Chắc lại chỉ chờ bài toán trách nhiệm của cán bộ mình được giải!
Kinh tế
,
Tin trong nước
Thành phố Hồ Chí Minh ngập lụt triền miên
Xin được trích nguyên văn đoạn phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân. “Khi người dân hỏi chính quyền chuyện vì sao ngập nước, kẹt xe kéo dài thì chúng ta trả lời là thiếu kinh phí. Trả lời như thế đúng không?”, ông Nhân ngừng giọng một lúc rồi nói: “Đúng nhưng còn thiếu, vì rõ ràng nhiều sở ngành, quận huyện không sử dụng hết ngân sách được thành phố phân bổ trong năm”.
Cụ thể, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh dẫn chứng Dẫn chứng, đến cuối tháng 10/2018, Sở Giao thông Vận tải chỉ giải ngân được 58% trong kế hoạch vốn 4.500 tỷ đồng; Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập là 53% trong hơn 1.100 tỷ đồng thành phố giao…
“Những lĩnh vực dân bức xúc nhất mà giải ngân không tới 60%. Các đồng chí suy nghĩ gì về vấn đề này?“, ông Nguyễn Thiện Nhân nói và yêu cầu người đứng đầu các sở ngành liên quan nhìn lại trách nhiệm.
Muôn thưở là bài toán trách nhiệm…
Liên tục kêu thiếu tiền, thiếu lực lượng, nhưng thực chất là ngân sách chưa dùng hết, nguồn cán bộ còn đang thừa biên chế,… Như vậy, những lời kêu than của cán bộ các sở ngành thành phố Hồ Chí Minh là mang ý nghĩa gì?
Chắc hẳn, đó chỉ là những lời lẽ để ngụy biện cho những việc làm thiếu hiệu quả, thiếu trách nhiệm của những cán bộ nhà mình mà thôi. Đâu riêng gì thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… cũng có khác gì. Kẹt xe, tắc đường, ngập úng,… hay bất kể điều gì thì họ cũng sẽ bảo thiếu tiền. Mà kêu đến tiền thì người dân mới sợ. Sợ vì chẳng biết kiếm thêm đâu ra tiền để nộp vào ngân sách, tăng cường các biện pháp chống ngập lụt, chống tắc đường. Sợ rồi, nên không dám trách cán bộ này, cán bộ kia làm việc chưa hiệu quả, biết đâu, ông khác lên thay lại đòi thêm tiền ngân sách chi cho tắc đường, chống ngập thì sao?
Nhiều năm qua là như vậy đấy. Ai ngờ đâu, tiền thì đúng là chưa nhiều và không thừa thãi, nhưng giải ngân còn chưa vượt ngưỡng 60% thì là do cán bộ chậm chứ không phải do dân nộp ngân sách ít nữa rồi. Thế thì, trách cán bộ đi thôi, người dân đâu còn sợ điều gì nữa.
Trước tiên, trách cán bộ mình đi đâu, làm gì mà tiền ngân sách đến tháng 10 mới giải ngân được có 60% ngân sách chống ngập, chống tắc nghẽn giao thông? Là các vị bận giải quyết các vấn đề khác, hay vì các vị không biết sau khi giải ngân sẽ chi vào đâu? Hay rằng, các vị để gần cuối năm giải ngân một thể cùng lúc để chi cho dự án thì ít mà để tụ họp, gặp mặt cuối năm là nhiều?
Thứ hai, trách cán bộ mình sao mà “gian dối” thế. Ngân sách còn đó nhưng làm không được việc lại kêu thiếu tiền. Định “dọa” người dân đến bao giờ, định lấp liếm sự yếu kém của bản thân đến bao giờ?
Thứ ba, trách cán bộ mình chẳng ai chịu “xin lỗi” bao giờ. Bao nhiêu khuyết điểm, bao nhiêu sự chậm chễ,… như thế kia, nếu chẳng có người chỉ ra, không có báo chí phản ánh thì cũng không một cán bộ nào tự thừa nhận cả. Đã có ai thử làm như Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhắc một lần đi: “Chúng ta phải nghiêm túc nhận thiếu sót, chân thành với nhân dân và chân thành với cán bộ để sửa chữa khuyết điểm”.
Chưa trách hết!
Thử nhìn cụ thể vào siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của thành phố Hồ Chí Minh để thấy rõ hơn vấn đề. Dự án đã “đắp chiếu” gần 7 tháng qua sau khi đã hoàn thành 72% khối lượng. Các vấn đề vướng mắc bao gồm: vốn, các phương án thay thế vật liệu, công nghệ, giấy phép,…
Như vậy, không chỉ vướng mắc về việc dùng bao nhiêu tiền, mà việc dùng tiền để mua vật liệu nào, công nghệ nào,… cũng là những khó khăn mà cán bộ mình chưa thể giải quyết ổn thỏa. Đáng lẽ ra, nếu làm tốt những điều này ngay từ đầu thì chắc không dự án nào bị đình trệ. Chất lượng cán bộ như thế đấy!
Hay như dự án metro Bến Thành – Suối Tiên, chẳng biết dự án này có tầm nhìn bao nhiêu năm, nhưng đến nay đã kinh qua hơn 10 năm rồi mà còn đang đắp chiếu. Dư luận mới đùa rằng “dự án Việt Nam tầm nhìn 30 năm, nhưng thi công mất hơn 20 năm”. Lại thêm một báo động về cách dùng tiền ngân sách của cán bộ mình. Chúng ta chi đầu tư công nhưng chi là chỉ cần biết ra dự án thôi, dù dự án ấy kém hiệu quả, thời gian sử dụng chỉ ngắn,… nhưng vẫn cứ làm.
Như vậy mới nói, dùng tiền ngân sách bao nhiêu chưa đủ, dùng tiền ngân sách như thế nào mới là điều quan trọng hơn. Một đồng ngân sách bỏ ra mà được sử dụng đúng giá trị nó thì có lẽ bây giờ cảnh tắc đường, ngập lụt đã ở mức khác.
Ví thử, hãy nghĩ một cách cơ học mà xem, giải ngân ngân sách được hơn 50% thì ngập lụt có giải quyết được trên 50% hay không, tắc đường, kẹt xe có được hạn chế trên 50% không? Thực tế thế nào thì ai cũng biết, những con số ấy không hề tương xứng.
Biết đến khi nào ngân sách dùng đến đâu, tắc đường, ngập lụt giảm đến đấy… Chắc lại chỉ chờ bài toán trách nhiệm của cán bộ mình được giải!
No comments:
Post a Comment