Một phân tích về hình ảnh vệ tinh phát hiện nhiều tàu Trung Quốc xuất hiện ở quần đảo Trường Sa, cho thấy các hoạt động đánh bắt của nước này đang gia tăng ở Biển Đông, theo tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) có trụ sở tại Washington.
Trong một báo cáo có tên “Chiếu sáng Hạm đội đánh bắt cá đêm ở Biển Đông” được công bố hôm thứ Tư (9/1), giám đốc AMTI, ông Gregory Poling cho biết có “sự hiện diện lớn của các tàu” trong và xung quanh hai tiền đồn lớn nhất của Trung Quốc tại các rạn san hô Đá Subi và Đá Vành Khăn, GMA News đưa tin.
Báo cáo trình bày dữ liệu thu được bằng công nghệ Radar khẩu độ tổng hợp (SAR), cho thấy số lượng tàu Trung Quốc đã gia tăng trong lần quan sát vào tháng 8 và vào tháng 11. Cụ thể, số lượng tàu Trung Quốc hồi tháng 8 xuất hiện xung quanh hai rạn san hô nói trên là 187, vào tháng 11 con số này là 209.
Hình ảnh vệ tinh chụp các tàu của Trung Quốc ở Trường Sa. (Ảnh: Gmanetwork)
Ông Poling cho biết: “Hai lần [vệ tinh] đi qua Đá Subi vào tháng 8 nhận được 117 lần tín hiệu SAR từ vùng nước quanh rạn san hô đó, và 61 tín hiệu khác tại các vùng biển gần đó, bao gồm cả đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng chỉ cách đó hơn 12 hải lý”.
Phân tích cho thấy, vào cuối tháng 10, hai lần vệ tinh đi qua cho thấy “số lượng thậm chí còn lớn hơn nhưng phân tán hơn”, với 19 chiếc ở đầm phá và 190 chiếc ở vùng biển gần đó.
Trong khi đó, AMTI cho biết một phân tích về hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao cho thấy “các tàu cá Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất trong số các tàu hoạt động ở quần đảo Trường Sa từ trước đến nay”.
Theo ông Poling, hình ảnh “cho thấy số lượng tàu cá tại Đá Subi và Đá Vành khăn thậm chí còn cao hơn cả [số lượng mà công nghệ] SAR nhận định”. Ông giải thích rằng điều này là do các tàu “thường liên kết với nhau thành các nhóm lớn, nên chúng có vẻ như là một tàu duy nhất theo (phân tích của công nghệ) SAR.”
Một tàu Trung Quốc giăng lưới tại khu vực biển quanh Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa, Biển Đông (Ảnh: Digital Globe/GMA)
Trích dẫn bức ảnh quá khứ, ông Poling lưu ý rằng số lượng tàu Trung Quốc tại Đá Subi và Đá Vành Khăn năm 2018 “cao hơn nhiều” so với năm 2017. “Vào tháng 8, dường như là tháng bận rộn nhất, đã có khoảng 300 tàu neo đậu tại hai rạn san hô này tại bất kỳ thời điểm nào”, ông nói.
Ông Poling cho biết : “Việc cải thiện hoạt động giám sát các đội tàu này sẽ rất quan trọng nếu các bên có tuyên bố chủ quyền hy vọng cứu được nghề cá ở Biển Đông và giảm tần suất các sự cố không mong muốn giữa các tàu”.
Ông nhấn mạnh rằng “số lượng tàu dân quân hoạt động trong khu vực thay mặt cho Trung Quốc hiện lớn hơn nhiều và dai dẳng hơn so với mức độ thường được nhìn nhận trước đó”.
Giám đốc AMTI nói thêm: “Các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách tập trung vào Biển Đông sẽ cần dành một phần tương ứng sự chú ý của họ vào các nhân tố này, cũng như vai trò của chúng trong khu vực”.
Nguồn DKN
Chính trị
,
Kinh tế
,
Tin quốc tế
,
Tin trong nước
Trong một báo cáo có tên “Chiếu sáng Hạm đội đánh bắt cá đêm ở Biển Đông” được công bố hôm thứ Tư (9/1), giám đốc AMTI, ông Gregory Poling cho biết có “sự hiện diện lớn của các tàu” trong và xung quanh hai tiền đồn lớn nhất của Trung Quốc tại các rạn san hô Đá Subi và Đá Vành Khăn, GMA News đưa tin.
Báo cáo trình bày dữ liệu thu được bằng công nghệ Radar khẩu độ tổng hợp (SAR), cho thấy số lượng tàu Trung Quốc đã gia tăng trong lần quan sát vào tháng 8 và vào tháng 11. Cụ thể, số lượng tàu Trung Quốc hồi tháng 8 xuất hiện xung quanh hai rạn san hô nói trên là 187, vào tháng 11 con số này là 209.
Hình ảnh vệ tinh chụp các tàu của Trung Quốc ở Trường Sa. (Ảnh: Gmanetwork)
Ông Poling cho biết: “Hai lần [vệ tinh] đi qua Đá Subi vào tháng 8 nhận được 117 lần tín hiệu SAR từ vùng nước quanh rạn san hô đó, và 61 tín hiệu khác tại các vùng biển gần đó, bao gồm cả đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng chỉ cách đó hơn 12 hải lý”.
Phân tích cho thấy, vào cuối tháng 10, hai lần vệ tinh đi qua cho thấy “số lượng thậm chí còn lớn hơn nhưng phân tán hơn”, với 19 chiếc ở đầm phá và 190 chiếc ở vùng biển gần đó.
Trong khi đó, AMTI cho biết một phân tích về hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao cho thấy “các tàu cá Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất trong số các tàu hoạt động ở quần đảo Trường Sa từ trước đến nay”.
Theo ông Poling, hình ảnh “cho thấy số lượng tàu cá tại Đá Subi và Đá Vành khăn thậm chí còn cao hơn cả [số lượng mà công nghệ] SAR nhận định”. Ông giải thích rằng điều này là do các tàu “thường liên kết với nhau thành các nhóm lớn, nên chúng có vẻ như là một tàu duy nhất theo (phân tích của công nghệ) SAR.”
Một tàu Trung Quốc giăng lưới tại khu vực biển quanh Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa, Biển Đông (Ảnh: Digital Globe/GMA)
Trích dẫn bức ảnh quá khứ, ông Poling lưu ý rằng số lượng tàu Trung Quốc tại Đá Subi và Đá Vành Khăn năm 2018 “cao hơn nhiều” so với năm 2017. “Vào tháng 8, dường như là tháng bận rộn nhất, đã có khoảng 300 tàu neo đậu tại hai rạn san hô này tại bất kỳ thời điểm nào”, ông nói.
Ông Poling cho biết : “Việc cải thiện hoạt động giám sát các đội tàu này sẽ rất quan trọng nếu các bên có tuyên bố chủ quyền hy vọng cứu được nghề cá ở Biển Đông và giảm tần suất các sự cố không mong muốn giữa các tàu”.
Ông nhấn mạnh rằng “số lượng tàu dân quân hoạt động trong khu vực thay mặt cho Trung Quốc hiện lớn hơn nhiều và dai dẳng hơn so với mức độ thường được nhìn nhận trước đó”.
Giám đốc AMTI nói thêm: “Các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách tập trung vào Biển Đông sẽ cần dành một phần tương ứng sự chú ý của họ vào các nhân tố này, cũng như vai trò của chúng trong khu vực”.
Nguồn DKN
No comments:
Post a Comment