Cập nhật tin tức nóng hổi

Cấm: giải pháp theo kiểu cắt ngọn để gốc

Một trong những nút thắt trong quá trình phát triển hiện nay của các đô thị ở Việt Nam là vấn đề giao thông. Trong một động thái mới nhất, tại phiên họp của Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải với Sở GTVT Hà Nội, giám đốc sở GTVT Hà Nội đã đưa ra ý kiến: cấm được xe máy càng sớm càng tốt. Liệu cấm có phải là giải pháp cho mọi vấn đề hay không?
Cấm: giải pháp theo kiểu cắt ngọn để gốc
Để giải quyết vấn đề tác đường, giám đốc sở GTVT Hà Nội đề xuất cấm xe máy càng sớm càng tốt

Trong thời gian gần đây, không ít thành phố lớn đã đưa ra đề xuất thu phí phương tiện tham gia giao thông đi vào các thành phố lớn, cấm xe máy đi vào nội đô v.v… nhằm “giải quyết” tình trạng tác đường. Trong đó, có vẻ như các “chuyên gia” đang rất háo hức với “giải pháp” cấm xe máy. Vậy nhưng đằng sau chuyện cấm xe máy, liệu các nhà nghiên cứu, các nhà làm luật đã tính toán đến giải pháp giao thông thay thế hay chưa?

Cấm: cắt ngọn để gốc.

Các thành phố lớn ở Việt Nam đang gặp phải áp lực giao thông vô cùng lớn. Tắc đường vào giờ cao điểm diễn ra liên tục. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, đó là do hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế, quy hoạch phát triển giao thông không đáp ứng được thực tiễn. Tiếp đó là do sự gia tăng quá nhanh các phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy. Trong khi đó, hệ thống phương tiện giao thông công cộng thiếu tính linh hoạt, chất lượng thấp, không thu hút được người dùng.

Không phải đến bây giờ, các cơ quan liên quan mới tìm giải pháp để giải quyết các vấn đề giao thông. Vậy nhưng quay đi, ngoảnh lại, tôi vẫn chỉ mãi thấy người ta nói đến chuyện CẤM xe, cấm đường. Dường như các nhà quy hoạch, các nhà quản lý về giao thông đang bất lực. Vì vậy, họ chỉ có thể “ăn xổi ở thì”, đề nghị cấm xe máy – phương tiện tham gia giao thông chính ở nước ta hiện nay.

Thực tế, nếu cấm được xe máy thì chắc hẳn áp lực giao thông xe giảm. Vì đơn giản, hiện nay người Việt sử dụng xe máy là chính. Theo tính toán, Hà Nội đã có khoảng 6,5 triệu phương tiện, cùng với đó khoảng 2 triệu phương tiện từ bên ngoài vào (trong đó chủ yếu là xe máy). Chính vì vậy, nếu cấm được xe máy thì hiển nhiên sẽ có “đường thông, hè thoáng”.

Thế nhưng điều này có phải là giải pháp hữu hiệu nhất hay không? Câu trả lời là không. Nói thẳng, với giải pháp này, nhà lãnh đạo đang đẩy “quả bóng” trách nhiệm về phía người dân, đẩy phần khó khăn về phía người dân. Cấm xe máy không phải là giải pháp lâu dài.

Trước hết, có thể thấy thu nhập của người dân Việt Nam đang tăng cao. Chỉ một thời gian ngắn nữa, ô tô cá nhân sẽ dần dần thay thế cho xe máy. Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 1/2019, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 33.484 xe, tăng 27% so với tháng 1/2018. Như vậy tôi tự hỏi, liệu cấm xe máy đi vào nội đô sẽ giải quyết được tỉnh trạng tắc đường, giảm tải áp lực tham gia giao thông trong bao lâu?

Thứ hai, khi cấm xe máy thì người dân tham gia giao thông như thế nào? Các nhà làm chính sách luôn kêu gọi phát triển các phương tiện giao thông công cộng, đề nghị mọi người sử dụng phương tiện tham gia giao thông công cộng. Vậy nhưng tôi hơi tò mò, không biết có vị lãnh đạo nào sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi làm, đi chơi, hay không? Hay chăng, các vị chỉ ngồi trong ô tô cá nhân và vẽ ra chiếc bánh màu hồng về giao thông công cộng. Người ta thường so sánh với phương tây và các nước phát triển để vẽ ra sự lý tưởng của giao thông công cộng. Thế nhưng ở Việt Nam, số lượng cũng như chất lượng của phương tiện giao thông công cộng còn quá nhiều điều để bản cãi. Cùng với đó, giao thông công cộng ở nước ta còn có sự “tuỳ hứng”, không chuẩn chỉ về mặt thời gian. Vì vậy, rất khó để người lao động đặt niềm tin vào giao thông công cộng.

Đừng đẩy phần khó cho người dân

Các nhà quản lý ở nước ta có lẽ cần nghiêm túc xem xét lại. Vì hiện nay, rất nhiều cơ quan, bộ ngành khi gặp cấn đề khó khăn đều “nhẹ nhàng” đưa ra đề xuất: cấm. Việc còn lại là của người dân. Họ đẩy phần khó khăn cho người dân.

Thiết nghĩ, một nhà quản lý giỏi không phải là một người lấy lệnh cấm ra để quản lý, điều hành công việc và giải quyết khó khăn. Người tài giỏi là người cân bằng được các nhu cầu trong xã hội, giải quyết được ngọn nguồn của rắc rối. Và hơn hết, người lãnh đạo giỏi là người phải luôn đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu.

Một đề xuất nếu chỉ là sản phẩm của những “bộ óc” được đặt trong phòng máy lạnh thì chẳng thể nào phù hợp với thực tiễn. Chỉ khi nào người quản lý vật lộn với khói bụi đường phố, thấu hiểu nhu cầu của người dân thì khi đó đề xuất đưa ra mới phù hợp.
,

No comments:

Post a Comment