Tại buổi làm việc của Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải với Sở Giao thông Vận tải ngày 9/3, nhiều đại biểu bày tỏ đồng tình với các giải pháp kiểm soát phương tiện cá nhân. Trong đó, Giám đốc sở Giao thông vận tải và Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội đồng loạt nhất trí: “Hà Nội cấm xe máy càng sớm càng tốt”!
Xe máy là phương tiện chủ yếu của phần đông cư dân Hà Nội hiện nay
Chuyện Hà Nội cấm xe máy không phải là một đề xuất gì quá mới. Hà Nội là thành phố tiên phong tại Việt Nam trong việc đưa ra đề xuất cấm xe máy để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế tắc nghẽn giao thông… Trước đây, dư luận từng bàng hoàng với con số hơn 90% người dân đồng ý cấm xe máy trong nội đô mà thành phố Hà Nội đưa ra nhưng kết quả thực chất hóa ra chỉ là thứ thiếu công khai, thiếu minh bạch. Nhiều người dân Hà Nội còn hoang mang bởi họ chưa từng biết đến cuộc khảo sát như vậy. Nhiều người thắng thắn đặt ra hoài nghi về việc công bố những số liệu “ảo”, sai sự thật để hợp thức hóa quá trình cấm xe tại Hà Nội.
Đến hôm nay, khi nhiều lãnh đạo thành phố tiếp tục muốn thúc đẩy nhanh cấm xe máy tại nội đô Hà Nội thì dư luận đã không còn bất ngờ. Những vị ấy đâu có nghĩ cho người dân.
Bao giờ hai Giám đốc Sở đi phương tiện công cộng?
Cấm xe máy, ô tô đánh thuế cao, xăng dầu tăng thuế phí bảo vệ môi trường,… Vậy, muốn di chuyển thì hoặc là sử dụng taxi, hoặc là sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt, đường sắt trên cao, hoặc là… đi bộ. Đi bộ đương nhiên là không nổi rồi, đặc biệt với người lao động cách xa chỗ làm. Đi taxi thì đố người lao động nào có thể đủ trang trải chi phí hàng tháng khi mức thu nhập chỉ vài triệu đồng. Vậy là, như một cách bắt buộc số đông phải sử dụng phương tiện công cộng là xe buýt, tàu trên cao. Nghe cũng hay, nhưng có liên quan gì đến việc tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sắp đi vào vận hành thử và tuyến xe buýt nhanh đầu tư hàng tỷ nhưng hiệu quả khai thác kém…?
Xin được hỏi một câu “đau đáu” đã lâu thế này: “Khi nào các lãnh đạo thành phố Hà Nội di chuyển bằng phương tiện công cộng”. Thừa biết với nhau, cán bộ thành phố, đặc biệt là cán bộ cấp cao thì chủ yếu di chuyển bằng ô tô. Không có ô tô cá nhân thì sử dụng xe công, xe khóa,… Nếu không có một “dịp vi hành đặc biệt” nào đó, tuyệt nhiên chẳng thấy một vị cán bộ nào đi xe buýt. Bởi thế, nào họ đâu có hiểu sử dụng phương tiện công cộng tại thành phố hiện nay đang tồi tệ thế nào.
Tôi có anh bạn, nhà ở khu Hà Đông, đi làm từ 4h sáng mỗi ngày cho kịp giờ làm ở Hoàn Kiếm. Anh nói: “sắp tới cấm xe máy, chắc phải cuốc bộ cả chục km để đi làm hoặc không thì mất việc…” À, thành phố còn bao nhiêu trường hợp như thế nữa? Đi làm lúc xe buýt chưa hoạt động, về nhà lúc mọi tuyến xe buýt chỉ về gara mà không nhận khách!
Chưa hết đâu, xe buýt có ở Hà Nội từ lâu rồi, nhưng do chất lượng kém và nhiều khi mất an toàn tài sản cá nhân nên chẳng thể phát triển. Hệ quả là, nhiều tuyến đường chưa hề có xe buýt. Không thiếu nơi ở Hà Nội mà chúng ta có thể điểm qua rằng nếu muốn đến điểm xe buýt thì phải đi hàng cây số.
Tiếp, đường Hà Nội giờ chắc chẳng ai còn lạ gì màu xanh màu đỏ của xe ôm công nghệ, giao hàng công nghệ nữa. Rồi cấm xe máy, chắc lại thêm hàng chục nghìn người thất nghiệp cũng khả thi…
Vậy đấy, những cán bộ thành phố Hà Nội có phải là người lao động nghèo đâu. Họ chưa từng biết đến cảm giác phải đi bộ, đi xe buýt nên cứ mặc nhiên cấm xe máy là dễ, mặc nhiên rồi người dân sẽ dùng xe buýt thôi.
Thử làm một điều đơn giản được không? Bao giờ cán bộ lãnh đạo Hà Nội dùng xe buýt, tàu trên cao hết rồi cấm người dân đi xe máy có được không? Người dân làm được thì cán bộ phải làm được, quan từ dân mà ra cơ mà!
Học nước ngoài đến nơi, đến chốn!
Ở một số nước phát triển, đúng là phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy được hạn chế đến tối đa. Nhìn cảnh tắc đường ở nước ngoài cũng chỉ toàn tắc ô tô chứ không thấy cảnh tắc đường hỗn loạn xe máy lạng lách vỉa hè, tạt đầu ô tô như ở Việt Nam.
Thế nhưng, ngược lại, phương tiện công cộng tại các quốc gia trên lại xuyên suốt đến từng vùng trong thành phố, kết nối một cách tối ưu nhất đến mức chính người dân tự giác sử dụng phương tiện công cộng. Mặt khác, quy hoạch thành phố cũng thể hiện sự tiến bộ. Trường học, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung lao động… được quy hoạch tại các vị trí khác nhau để thuận tiện trong việc di chuyển. Từ đó, càng tăng tính hiệu quả của khai thác phương tiện công cộng.
Vậy đấy, cùng là mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cùng là mong muốn bớt tắc đường nhưng nước ngoài họ quy hoạch giỏi, quy hoạch tốt để người dân theo tự nguyện còn Việt Nam quy hoạch chẳng đâu vào đâu rồi bắt đầu cấm. Hỡi ôi, cái tính của dân mình lại là “càng cấm, càng cứ” mới khổ. Chẳng biết đến bao giờ kết thúc những thứ kém cỏi này.
Cuối cùng, thừa nhận đi, những hệ thống phương tiện công cộng đầu tư khổng lồ nhưng hiệu quả khai thác thấp bé tí kia. Nào là đường sắt trên cao, nào là buýt nhanh,… Làm hàng chục năm, tiêu hàng trăm tỷ, kết quả không ra gì hãy xem lại quy hoạch mới đúng! Ép buộc người dân đâu có dễ.
Giao thông
,
Tin trong nước
Xe máy là phương tiện chủ yếu của phần đông cư dân Hà Nội hiện nay
Chuyện Hà Nội cấm xe máy không phải là một đề xuất gì quá mới. Hà Nội là thành phố tiên phong tại Việt Nam trong việc đưa ra đề xuất cấm xe máy để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế tắc nghẽn giao thông… Trước đây, dư luận từng bàng hoàng với con số hơn 90% người dân đồng ý cấm xe máy trong nội đô mà thành phố Hà Nội đưa ra nhưng kết quả thực chất hóa ra chỉ là thứ thiếu công khai, thiếu minh bạch. Nhiều người dân Hà Nội còn hoang mang bởi họ chưa từng biết đến cuộc khảo sát như vậy. Nhiều người thắng thắn đặt ra hoài nghi về việc công bố những số liệu “ảo”, sai sự thật để hợp thức hóa quá trình cấm xe tại Hà Nội.
Đến hôm nay, khi nhiều lãnh đạo thành phố tiếp tục muốn thúc đẩy nhanh cấm xe máy tại nội đô Hà Nội thì dư luận đã không còn bất ngờ. Những vị ấy đâu có nghĩ cho người dân.
Bao giờ hai Giám đốc Sở đi phương tiện công cộng?
Cấm xe máy, ô tô đánh thuế cao, xăng dầu tăng thuế phí bảo vệ môi trường,… Vậy, muốn di chuyển thì hoặc là sử dụng taxi, hoặc là sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt, đường sắt trên cao, hoặc là… đi bộ. Đi bộ đương nhiên là không nổi rồi, đặc biệt với người lao động cách xa chỗ làm. Đi taxi thì đố người lao động nào có thể đủ trang trải chi phí hàng tháng khi mức thu nhập chỉ vài triệu đồng. Vậy là, như một cách bắt buộc số đông phải sử dụng phương tiện công cộng là xe buýt, tàu trên cao. Nghe cũng hay, nhưng có liên quan gì đến việc tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sắp đi vào vận hành thử và tuyến xe buýt nhanh đầu tư hàng tỷ nhưng hiệu quả khai thác kém…?
Xin được hỏi một câu “đau đáu” đã lâu thế này: “Khi nào các lãnh đạo thành phố Hà Nội di chuyển bằng phương tiện công cộng”. Thừa biết với nhau, cán bộ thành phố, đặc biệt là cán bộ cấp cao thì chủ yếu di chuyển bằng ô tô. Không có ô tô cá nhân thì sử dụng xe công, xe khóa,… Nếu không có một “dịp vi hành đặc biệt” nào đó, tuyệt nhiên chẳng thấy một vị cán bộ nào đi xe buýt. Bởi thế, nào họ đâu có hiểu sử dụng phương tiện công cộng tại thành phố hiện nay đang tồi tệ thế nào.
Tôi có anh bạn, nhà ở khu Hà Đông, đi làm từ 4h sáng mỗi ngày cho kịp giờ làm ở Hoàn Kiếm. Anh nói: “sắp tới cấm xe máy, chắc phải cuốc bộ cả chục km để đi làm hoặc không thì mất việc…” À, thành phố còn bao nhiêu trường hợp như thế nữa? Đi làm lúc xe buýt chưa hoạt động, về nhà lúc mọi tuyến xe buýt chỉ về gara mà không nhận khách!
Chưa hết đâu, xe buýt có ở Hà Nội từ lâu rồi, nhưng do chất lượng kém và nhiều khi mất an toàn tài sản cá nhân nên chẳng thể phát triển. Hệ quả là, nhiều tuyến đường chưa hề có xe buýt. Không thiếu nơi ở Hà Nội mà chúng ta có thể điểm qua rằng nếu muốn đến điểm xe buýt thì phải đi hàng cây số.
Tiếp, đường Hà Nội giờ chắc chẳng ai còn lạ gì màu xanh màu đỏ của xe ôm công nghệ, giao hàng công nghệ nữa. Rồi cấm xe máy, chắc lại thêm hàng chục nghìn người thất nghiệp cũng khả thi…
Vậy đấy, những cán bộ thành phố Hà Nội có phải là người lao động nghèo đâu. Họ chưa từng biết đến cảm giác phải đi bộ, đi xe buýt nên cứ mặc nhiên cấm xe máy là dễ, mặc nhiên rồi người dân sẽ dùng xe buýt thôi.
Thử làm một điều đơn giản được không? Bao giờ cán bộ lãnh đạo Hà Nội dùng xe buýt, tàu trên cao hết rồi cấm người dân đi xe máy có được không? Người dân làm được thì cán bộ phải làm được, quan từ dân mà ra cơ mà!
Học nước ngoài đến nơi, đến chốn!
Ở một số nước phát triển, đúng là phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy được hạn chế đến tối đa. Nhìn cảnh tắc đường ở nước ngoài cũng chỉ toàn tắc ô tô chứ không thấy cảnh tắc đường hỗn loạn xe máy lạng lách vỉa hè, tạt đầu ô tô như ở Việt Nam.
Thế nhưng, ngược lại, phương tiện công cộng tại các quốc gia trên lại xuyên suốt đến từng vùng trong thành phố, kết nối một cách tối ưu nhất đến mức chính người dân tự giác sử dụng phương tiện công cộng. Mặt khác, quy hoạch thành phố cũng thể hiện sự tiến bộ. Trường học, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung lao động… được quy hoạch tại các vị trí khác nhau để thuận tiện trong việc di chuyển. Từ đó, càng tăng tính hiệu quả của khai thác phương tiện công cộng.
Vậy đấy, cùng là mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cùng là mong muốn bớt tắc đường nhưng nước ngoài họ quy hoạch giỏi, quy hoạch tốt để người dân theo tự nguyện còn Việt Nam quy hoạch chẳng đâu vào đâu rồi bắt đầu cấm. Hỡi ôi, cái tính của dân mình lại là “càng cấm, càng cứ” mới khổ. Chẳng biết đến bao giờ kết thúc những thứ kém cỏi này.
Cuối cùng, thừa nhận đi, những hệ thống phương tiện công cộng đầu tư khổng lồ nhưng hiệu quả khai thác thấp bé tí kia. Nào là đường sắt trên cao, nào là buýt nhanh,… Làm hàng chục năm, tiêu hàng trăm tỷ, kết quả không ra gì hãy xem lại quy hoạch mới đúng! Ép buộc người dân đâu có dễ.
No comments:
Post a Comment