Ngày 11/3, nhiều trang tin điện tử đăng tải thông tin về việc một doanh nghiệp hằng năm tài trợ cho các lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đi du lịch nước ngoài kèm theo những hình ảnh minh chứng rõ ràng. Thông tin này nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và gây ra nhiều băn khoăn cho dư luận.
Theo đó, Công ty Cổ phần đầu tư khai thác cảng (chủ một dự án BOT tại Bắc Ninh – nhà tài trợ chính cho đội tuyển bóng chuyền nữ Bắc Ninh) đã viết giấy mời nhiều lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tham gia vào “chuyến du đấu Mỹ” của đội tuyển bóng chuyền Bắc Ninh.
Theo những thông tin được đăng tải, đoàn tham gia đi nước ngoài gồm 12 quan chức do bà Nguyễn Hương Giang ủy viên Ban thường vụ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh dẫn đầu, cùng ông Nguyễn Xuân Đoàn Phó Giám đốc Sở Xây dựng, bà Vũ Thị Phương Thảo Phó giám đốc sở Kế hoạch – Đầu tư,…
Thêm vào đó, trên mạng xã hội, người ta cũng tìm được nhiều ảnh của những vị lãnh đạo này đã đi du lịch nước ngoài từ những năm trước. Sự việc đặt ra nhiều nghi ngại cho dư luận.
Trước hết, điều đáng nghi ngại là khi chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ra quyết định cho đi nước ngoài đối với một số cá nhân trên thì đều ghi là đi du lịch, kinh phí tự túc. Tuy nhiên, trong khi thực tế, doanh nghiệp BOT đã mời và chi trả chi phí.
Đi du lịch với kinh phí tự túc và kinh phí do doanh nghiệp tài trợ là hoàn toàn khác nhau. Nói gì thì nói, việc các cán bộ nhà nước đi du lịch bằng tiền của Doanh nghiệp, theo lời mời của Doanh nghiệp dễ gây phản cảm và có thể bị hiểu lầm hoặc bị lợi dụng để vi phạm pháp luật. Nói đơn giản, nếu doanh nghiệp trả phí để nhằm đạt được lợi ích từ việc các vị cán bộ “ưu ái” hơn thì đó chính là một dạng của tham nhũng, tiêu cực. Mà đã là tham nhũng, tiêu cực, thì chắc là chúng ta lại cần phải nhờ đến “lò lửa” của Tổng Bí thư rồi!
Mặt khác, cứ cho là việc đi du lịch rất “trong sáng” thì việc cán bộ cấp dưới cố ý khai khống nguồn gốc kinh phí đi du lịch nước ngoài, không báo cáo trung thực với Chủ tịch tỉnh đã là một sai phạm. Vừa không đúng với vị trí của một cán bộ, đảng viên; vừa không đúng với chuẩn mực hành chính, tổ chức kỷ luật của cơ quan, đơn vị. Ngược lại, nếu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh biết rõ sự việc, nhưng cố ý “phớt lờ” sự việc thì trách nhiệm phải được xem xét từ trên xuống dưới, không chừa một ai.
Giấy mời đi Mỹ gửi Giám đốc Sở Giao thông vận tải
Tiếp tục xét đến số lượng “hẳn 12 cán bộ” đi du lịch ở Bắc Ninh. Số lượng đoàn đông, đều là cán bộ, đi tham quan nước ngoài vậy tư cách đi du lịch sẽ là cá nhân hay theo đoàn, có mang danh nghĩa của tổ chức, cơ quan, đơn vị nào hay không? Trên thực tế, nếu sử dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức nhà nước để đi du lịch thì cũng sẽ vi phạm quy định.
Quả thật, cả một bầu trời hoang mang trong câu chuyện đi du lịch của một nhóm cán bộ tỉnh Bắc Ninh.
Chờ lời giải đáp từ cơ quan có thẩm quyền!
Chuyện đâu đơn giản chỉ là đi du lịch! Đi du lịch thế nào, có “bắt tay” với doanh nghiệp hay không, có vi phạm nội quy, quy chế đơn vị, điều lệ Đảng hay không mới là những điều cần làm rõ.
Trước đây, không ít lần cán bộ các tỉnh, thành phố trên cả nước bị “tố cáo” đi du lịch bằng tiền doanh nghiệp như Bắc Giang, Đồng Nai,… mà sau đó phát hiện nhiều sai phạm. Đến mức, việc cán bộ đi du lịch nước ngoài theo tài trợ đã trở thành một “tiền lệ xấu”. Đáng quan ngại hơn, tại một số địa phương, các cuộc “tham quan, học tập” nước ngoài của cơ quan, tổ chức nhà nước nếu không được doanh nghiệp tài trợ thì lại sẽ tự tìm đến các doanh nghiệp để “xin”. Vậy, những cán bộ tại Bắc Ninh kể trên có thực sự đi du lịch bằng tiền của doanh nghiệp BOT trên địa bàn tỉnh hay không? Nếu có, cần làm rõ quyền lợi, mục đích của các bên sau chuyến đi: doanh nghiệp được gì, cán bộ được gì? Đương nhiên, nếu hỏi thì sẽ chẳng ai thừa nhận đâu, chúng ta phải xét thực tế hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong một quá trình dài thì mới biết được. Cũng cần nói thêm, chẳng ngẫu nhiên mà những tờ giấy mời gửi cán bộ tỉnh Bắc Ninh được đăng tải lên mạng. Hẳn là có người muốn phơi bày ra nhiều câu chuyện phía sau chuyến đi du lịch nước ngoài miễn phí này.
Thứ hai, công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh cũng cần đặt thêm nhiều dấu hỏi. Có hay không tình trạng cán bộ cấp dưới gian dối trong khai báo, xin phép đi du lịch nước ngoài; hoặc có hay không tình trạng cấp trên phê duyệt cho cấp dưới đi du lịch nhưng “cẩu thả”, cố ý “hợp thức hóa” tránh vi phạm nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị, điều lệ Đảng…?
Không ai có quyền kết tội bất cứ điều gì ngoài các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hãy chờ xem sự nghiêm minh, kỷ luật của pháp luật. Và rồi, sự thật sẽ được phơi bày, và những cá nhân có hành vi tiêu cực, vụ lợi sẽ bị xử lý.
Nói đi cũng phải nói lại, nếu những thông tin đăng tải trên một số trang tin điện tử, mạng xã hội là sai sự thật, lực lượng chức năng cũng cần tham gia xử lý cá nhân sai phạm, xử lý, gỡ bỏ thông tin gây hoang mang dư luận.
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Văn hóa
,
Xã hội
Theo đó, Công ty Cổ phần đầu tư khai thác cảng (chủ một dự án BOT tại Bắc Ninh – nhà tài trợ chính cho đội tuyển bóng chuyền nữ Bắc Ninh) đã viết giấy mời nhiều lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tham gia vào “chuyến du đấu Mỹ” của đội tuyển bóng chuyền Bắc Ninh.
Theo những thông tin được đăng tải, đoàn tham gia đi nước ngoài gồm 12 quan chức do bà Nguyễn Hương Giang ủy viên Ban thường vụ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh dẫn đầu, cùng ông Nguyễn Xuân Đoàn Phó Giám đốc Sở Xây dựng, bà Vũ Thị Phương Thảo Phó giám đốc sở Kế hoạch – Đầu tư,…
Thêm vào đó, trên mạng xã hội, người ta cũng tìm được nhiều ảnh của những vị lãnh đạo này đã đi du lịch nước ngoài từ những năm trước. Sự việc đặt ra nhiều nghi ngại cho dư luận.
Trước hết, điều đáng nghi ngại là khi chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ra quyết định cho đi nước ngoài đối với một số cá nhân trên thì đều ghi là đi du lịch, kinh phí tự túc. Tuy nhiên, trong khi thực tế, doanh nghiệp BOT đã mời và chi trả chi phí.
Đi du lịch với kinh phí tự túc và kinh phí do doanh nghiệp tài trợ là hoàn toàn khác nhau. Nói gì thì nói, việc các cán bộ nhà nước đi du lịch bằng tiền của Doanh nghiệp, theo lời mời của Doanh nghiệp dễ gây phản cảm và có thể bị hiểu lầm hoặc bị lợi dụng để vi phạm pháp luật. Nói đơn giản, nếu doanh nghiệp trả phí để nhằm đạt được lợi ích từ việc các vị cán bộ “ưu ái” hơn thì đó chính là một dạng của tham nhũng, tiêu cực. Mà đã là tham nhũng, tiêu cực, thì chắc là chúng ta lại cần phải nhờ đến “lò lửa” của Tổng Bí thư rồi!
Mặt khác, cứ cho là việc đi du lịch rất “trong sáng” thì việc cán bộ cấp dưới cố ý khai khống nguồn gốc kinh phí đi du lịch nước ngoài, không báo cáo trung thực với Chủ tịch tỉnh đã là một sai phạm. Vừa không đúng với vị trí của một cán bộ, đảng viên; vừa không đúng với chuẩn mực hành chính, tổ chức kỷ luật của cơ quan, đơn vị. Ngược lại, nếu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh biết rõ sự việc, nhưng cố ý “phớt lờ” sự việc thì trách nhiệm phải được xem xét từ trên xuống dưới, không chừa một ai.
Giấy mời đi Mỹ gửi Giám đốc Sở Giao thông vận tải
Tiếp tục xét đến số lượng “hẳn 12 cán bộ” đi du lịch ở Bắc Ninh. Số lượng đoàn đông, đều là cán bộ, đi tham quan nước ngoài vậy tư cách đi du lịch sẽ là cá nhân hay theo đoàn, có mang danh nghĩa của tổ chức, cơ quan, đơn vị nào hay không? Trên thực tế, nếu sử dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức nhà nước để đi du lịch thì cũng sẽ vi phạm quy định.
Quả thật, cả một bầu trời hoang mang trong câu chuyện đi du lịch của một nhóm cán bộ tỉnh Bắc Ninh.
Chờ lời giải đáp từ cơ quan có thẩm quyền!
Chuyện đâu đơn giản chỉ là đi du lịch! Đi du lịch thế nào, có “bắt tay” với doanh nghiệp hay không, có vi phạm nội quy, quy chế đơn vị, điều lệ Đảng hay không mới là những điều cần làm rõ.
Trước đây, không ít lần cán bộ các tỉnh, thành phố trên cả nước bị “tố cáo” đi du lịch bằng tiền doanh nghiệp như Bắc Giang, Đồng Nai,… mà sau đó phát hiện nhiều sai phạm. Đến mức, việc cán bộ đi du lịch nước ngoài theo tài trợ đã trở thành một “tiền lệ xấu”. Đáng quan ngại hơn, tại một số địa phương, các cuộc “tham quan, học tập” nước ngoài của cơ quan, tổ chức nhà nước nếu không được doanh nghiệp tài trợ thì lại sẽ tự tìm đến các doanh nghiệp để “xin”. Vậy, những cán bộ tại Bắc Ninh kể trên có thực sự đi du lịch bằng tiền của doanh nghiệp BOT trên địa bàn tỉnh hay không? Nếu có, cần làm rõ quyền lợi, mục đích của các bên sau chuyến đi: doanh nghiệp được gì, cán bộ được gì? Đương nhiên, nếu hỏi thì sẽ chẳng ai thừa nhận đâu, chúng ta phải xét thực tế hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong một quá trình dài thì mới biết được. Cũng cần nói thêm, chẳng ngẫu nhiên mà những tờ giấy mời gửi cán bộ tỉnh Bắc Ninh được đăng tải lên mạng. Hẳn là có người muốn phơi bày ra nhiều câu chuyện phía sau chuyến đi du lịch nước ngoài miễn phí này.
Thứ hai, công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh cũng cần đặt thêm nhiều dấu hỏi. Có hay không tình trạng cán bộ cấp dưới gian dối trong khai báo, xin phép đi du lịch nước ngoài; hoặc có hay không tình trạng cấp trên phê duyệt cho cấp dưới đi du lịch nhưng “cẩu thả”, cố ý “hợp thức hóa” tránh vi phạm nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị, điều lệ Đảng…?
Không ai có quyền kết tội bất cứ điều gì ngoài các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hãy chờ xem sự nghiêm minh, kỷ luật của pháp luật. Và rồi, sự thật sẽ được phơi bày, và những cá nhân có hành vi tiêu cực, vụ lợi sẽ bị xử lý.
Nói đi cũng phải nói lại, nếu những thông tin đăng tải trên một số trang tin điện tử, mạng xã hội là sai sự thật, lực lượng chức năng cũng cần tham gia xử lý cá nhân sai phạm, xử lý, gỡ bỏ thông tin gây hoang mang dư luận.
No comments:
Post a Comment