Sợ người lạ, buộc phải bỏ nghề, trầm cảm, thậm chí tự tử… chính là những hậu quả nặng nề mà các lao động nữ phải chịu đựng khi trở thành nạn nhân của quấy rối tình dục. Với câu nói “không có lửa làm sao có khói” khiến chính những nạn nhân của nạn quấy rối tình dục chùn bước chia sẻ về câu chuyện của chính mình. Nguyên nhân được chỉ ra do nhận thức hạn chế về các hành vi được coi là quấy rối tình dục, tâm lý lo sợ, xấu hổ khi nói về đề tài nhạy cảm…
Khi nơi làm việc luôn có những nỗi sợ hãi, ám ảnh
Quấy rối tình dục và bạo lực đang làm thất thoát chi phí không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam nào dung dưỡng cho tệ nạn này. Những hậu quả nặng nề nó gây ra trong các năm qua là minh chứng rõ ràng nhất để chúng ta thấy được sự nguy hại của vấn nạn này.
Nhiều nữ sinh chấp nhận bị quấy rối tình dục để giữ việc làm
Gần đây, dư luận vô cùng bức xúc trước chuyện một nữ chuyên viên tố cáo bị nam đồng nghiệp giở trò đồi bại ngay tại phòng làm việc, trong giờ hành chính, tại Quảng Trị.
Theo đó, chị L.A (SN 1988, chuyên viên Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Triệu Phong) tố vào khoảng 10h sáng 21.6, trong lúc chị đang ở phòng làm việc một mình (tầng 2, trụ sở Phòng Tài chính Kế hoạch) thì ông N.B.Tr (chuyên viên Phòng Tài chính Kế hoạch huyện, làm việc ở cùng tầng 2, khác phòng) đi vào rồi khép cửa lại. Tiếp đó, ông Tr. ép sát chị L.A, dùng tay sờ soạng, luồn tay vào áo, cởi cúc quần chị. Khi chị L.A tìm cách vùng chạy thì ông Tr. chốt cửa lại rồi tiếp tục cưỡng bức chị, mặc cho chị này chống trả quyết liệt. Cũng theo lời chị L.A, trước đó, ông Tr. đã nhiều lần có hành vi đụng chạm cơ thể khiến chị này bức xúc.
Bên cạnh những vụ việc được công khai, nhiều nạn nhân chưa lên tiếng vì nhiều lý do khác nhau. Bên lề một cuộc chia sẻ về Chống quấy rối tình dục nơi công sở, em Đ.X.H (sống tại Hà Nội) cho biết: “Em đã bị chính sếp của mình quấy rối nơi làm việc trong nhiều ngày. Bắt đầu ông ấy nói những câu chuyện về các bộ phận rất nhạy cảm với em. Tiếp đó, ông ấy sắp xếp những chuyến công tác mà em phải đi cùng. Cuối cùng là ép em đến cùng cực”. Nói đến đây H. không khỏi xúc động.
“Em đã bị rơi vào trạng thái mất ngủ triền miên và phải uống thuốc để dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, khi chia sẻ với một số người xung quanh em lại không nhận được sự đồng cảm nên nhiều lần em muốn tự tử. Rồi em nhận ra rằng, bản thân mình phải cứu mình ra khỏi vũng lầy đó. Em buộc phải viết đơn xin thôi việc và tìm đến bác sĩ để chữa chứng trầm cảm”, H. tâm sự.
Những sự việc trên chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện về quấy rối tình dục nơi công sở mà chúng ta nói đến trong thời gian qua.
Cách đây vài năm khi bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục nơi làm việc đầu tiên của Việt Nam ra đời, một tờ báo mạng đã làm khảo sát nhanh, hỏi độc giả xem họ đã bao giờ bị quấy rối tình dục khi đang làm việc chưa. Kết quả khá sốc: Hơn một nửa trong số hơn 8.000 độc giả trả lời có.
Một nghiên cứu của Tổng cục thống kê cho biết, một phần ba phụ nữ được hỏi nói rằng bạo lực khiến công việc của họ bị gián đoạn; 16% cho biết họ không thể tập trung cho công việc; 6,6% nói là họ không thể làm việc vì bị ốm; và 7% nói họ hoàn toàn mất tự tin. Phụ nữ làm các công việc được trả lương thấp có xu hướng bị bạo lực nhiều hơn.
Có lẽ mọi người đều biết, việc bị quấy rối và bạo lực trong quá trình làm việc sẽ khiến nạn nhân bị căng thẳng, trầm cảm, thậm chí có suy nghĩ tìm đến cái chết. Nhưng ít ai để ý đến thiệt hại kinh tế chuyện này gây ra cho cả nạn nhân lẫn những người làm chủ doanh nghiệp hoặc đứng đầu cơ quan/tổ chức.
Năm 2012 tổ chức UNWomen đã công bố, các hình thức bạo lực với phụ nữ khiến Việt Nam tổn thất 2,1 tỷ USD – tương đương với 1,78% GDP Việt Nam khi đó. Tiếc là số liệu cụ thể mà quấy rối và bạo lực trong công việc khiến Việt Nam thiệt hại đến đâu vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Nhưng số liệu từ Campuchia có thể cho chúng ta tham chiếu phần nào: Nghiên cứu của CARE Quốc tế cho thấy quấy rối tình dục khiến ngành công nghiệp may mặc của nước này mất gần 89 triệu USD/năm, tương đương 0,5% GDP.
Lao động nữ có quyền không bị bạo lực và lên tiếng chống lại nó
Nơi dung túng quấy rối tình dục – dù chỉ theo cách đơn giản nhất là bằng lời nói chứ chưa nói đến quy định, hay thể chế – thường có lợi nhuận thấp hơn vì nhân viên bỏ việc nhiều hơn và do đó năng suất chung bị giảm đi. Ở Việt Nam, những lao động nữ lo âu vì bị xỉ nhục bằng lời nói phải làm thêm một tiếng thì mới đạt mục tiêu sản lượng bằng những người khác – dù họ có cùng trình độ học vấn, đào tạo và kinh nghiệm.
Những người phụ nữ bị quấy rối, lạm dụng hay bạo lực ở nơi làm việc (hoặc ở nhà từ bạn đời/bạn tình) có xu hướng nghỉ việc nhiều hơn. Đi đôi với nó là chủ lao động sẽ phải bỏ nhiều chi phí hơn cho việc tuyển dụng và đào tạo lại nhân viên mới.
Nhân viên bị quấy rối và lạm dụng dù cố đi làm thì cũng không đạt năng suất cao. Nhiều người không hoàn thành chỉ tiêu và dễ bị sa thải vì thế. Trong nghiên cứu của CARE ở Campuchia, 13,5% nữ công nhân cho biết họ giảm năng suất nặng nề khi bị quấy rối tình dục. Nhóm này cho biết năng suất của họ giảm gần một nửa.
Quấy rối tình dục gây ra tổn thất kinh tế, cho dù nó xảy ra trong khuôn viên công sở, nhà máy, hay ở những không gian khác như địa điểm hội thảo, sự kiện,… mà người lao động phải tham gia vì công việc.
Như vậy, muốn tăng năng suất và sự gắn bó với doanh nghiệp/tổ chức của đội ngũ người lao động thì các doanh nghiệp cần có biện pháp giảm quấy rối tình dục ở nơi làm việc. Điều này đúng với cả những phụ nữ chưa trực tiếp bị quấy rối mà mới dừng ở mức chứng kiến hay lo sợ bị quấy rối. Khi quấy rối và bạo lực giảm đi, nó sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp các chi phí thuốc men và kiện tụng. Và ai cũng biết, các hậu quả từ một vụ scandal quấy rối tình dục có tác hại thế nào đối với hình ảnh và doanh số của một doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đang bỏ sót một nguyên nhân gây thất thoát cho doanh nghiệp mình: bạo lực và quấy rối tình dục. Nơi nào quan tâm đến vấn đề này sẽ có thể giảm đi chi phí đáng kể và tăng tính cạnh tranh của mình khi tham gia thị trường trong nước và quốc tế.
Cần có chế tài xử lý chặt chẽ hơn để ngăn chặn tình trạng quấy rối tình dục nơi làm việc
Mặc dù, thời gian vừa qua có một số doanh nghiệp còn thờ ơ với vấn nạn này, những cũng có rất nhiều doanh nghiệp đã hiểu và đẩy lùi quấy rối tình dục và bạo lực ở nơi làm việc rất tốt.
Điều hiển nhiên là doanh nghiệp nào có môi trường làm việc thân thiện, an toàn thì cả nhân viên nam, nữ hay bất cứ giới nào cũng đều sẽ hài lòng hơn. Môi trường an toàn hơn giúp chủ doanh nghiệp cắt giảm chi phí và giữ chân nhân viên. Còn lợi ích về danh tiếng – ví dụ như “nhà tuyển dụng ưa thích” – sẽ giúp mang đến nhiều khách hàng và hợp đồng hơn.
Bộ LĐ,TB&XH đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam nhằm giúp Chính phủ, chủ sử dụng lao động và người lao động tại Việt Nam nhận diện, ngăn chặn và xử lý quấy rối tình dục tại nơi làm việc thông qua những hướng dẫn cụ thể.
Thế nhưng đã 7 năm sau, các quy định liên quan vấn đề này vẫn còn quá chung chung và việc áp dụng luật vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn. Luật còn thiếu cơ chế khiếu nại và chế tài. Cùng với đó là các yếu tố văn hóa và nỗi sợ bị mất việc đã khiến nhiều nạn nhân không trình báo. Vậy nên trên thực tế, rất khó ngăn ngừa và xử lý quấy rối tình dục và giải quyết vị phạm.”
Sắp tới có sửa đổi Bộ Luật Lao động và phong trào toàn cầu hướng đến một công ước mới của Tổ chức Lao động Quốc tế về chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc. Đây là cơ hội để các nhà làm luật, doanh nghiệp và người lao động Việt Nam cùng kết hợp lên tiếng để đẩy lùi vấn nạn này. Suy cho cùng, vấn đề này không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội và là cơ hội để chúng ta đảm bảo được một quyền cơ bản của con người: quyền không bị bạo lực.
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Khi nơi làm việc luôn có những nỗi sợ hãi, ám ảnh
Quấy rối tình dục và bạo lực đang làm thất thoát chi phí không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam nào dung dưỡng cho tệ nạn này. Những hậu quả nặng nề nó gây ra trong các năm qua là minh chứng rõ ràng nhất để chúng ta thấy được sự nguy hại của vấn nạn này.
Nhiều nữ sinh chấp nhận bị quấy rối tình dục để giữ việc làm
Gần đây, dư luận vô cùng bức xúc trước chuyện một nữ chuyên viên tố cáo bị nam đồng nghiệp giở trò đồi bại ngay tại phòng làm việc, trong giờ hành chính, tại Quảng Trị.
Theo đó, chị L.A (SN 1988, chuyên viên Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Triệu Phong) tố vào khoảng 10h sáng 21.6, trong lúc chị đang ở phòng làm việc một mình (tầng 2, trụ sở Phòng Tài chính Kế hoạch) thì ông N.B.Tr (chuyên viên Phòng Tài chính Kế hoạch huyện, làm việc ở cùng tầng 2, khác phòng) đi vào rồi khép cửa lại. Tiếp đó, ông Tr. ép sát chị L.A, dùng tay sờ soạng, luồn tay vào áo, cởi cúc quần chị. Khi chị L.A tìm cách vùng chạy thì ông Tr. chốt cửa lại rồi tiếp tục cưỡng bức chị, mặc cho chị này chống trả quyết liệt. Cũng theo lời chị L.A, trước đó, ông Tr. đã nhiều lần có hành vi đụng chạm cơ thể khiến chị này bức xúc.
Bên cạnh những vụ việc được công khai, nhiều nạn nhân chưa lên tiếng vì nhiều lý do khác nhau. Bên lề một cuộc chia sẻ về Chống quấy rối tình dục nơi công sở, em Đ.X.H (sống tại Hà Nội) cho biết: “Em đã bị chính sếp của mình quấy rối nơi làm việc trong nhiều ngày. Bắt đầu ông ấy nói những câu chuyện về các bộ phận rất nhạy cảm với em. Tiếp đó, ông ấy sắp xếp những chuyến công tác mà em phải đi cùng. Cuối cùng là ép em đến cùng cực”. Nói đến đây H. không khỏi xúc động.
“Em đã bị rơi vào trạng thái mất ngủ triền miên và phải uống thuốc để dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, khi chia sẻ với một số người xung quanh em lại không nhận được sự đồng cảm nên nhiều lần em muốn tự tử. Rồi em nhận ra rằng, bản thân mình phải cứu mình ra khỏi vũng lầy đó. Em buộc phải viết đơn xin thôi việc và tìm đến bác sĩ để chữa chứng trầm cảm”, H. tâm sự.
Những sự việc trên chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện về quấy rối tình dục nơi công sở mà chúng ta nói đến trong thời gian qua.
Cách đây vài năm khi bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục nơi làm việc đầu tiên của Việt Nam ra đời, một tờ báo mạng đã làm khảo sát nhanh, hỏi độc giả xem họ đã bao giờ bị quấy rối tình dục khi đang làm việc chưa. Kết quả khá sốc: Hơn một nửa trong số hơn 8.000 độc giả trả lời có.
Một nghiên cứu của Tổng cục thống kê cho biết, một phần ba phụ nữ được hỏi nói rằng bạo lực khiến công việc của họ bị gián đoạn; 16% cho biết họ không thể tập trung cho công việc; 6,6% nói là họ không thể làm việc vì bị ốm; và 7% nói họ hoàn toàn mất tự tin. Phụ nữ làm các công việc được trả lương thấp có xu hướng bị bạo lực nhiều hơn.
Có lẽ mọi người đều biết, việc bị quấy rối và bạo lực trong quá trình làm việc sẽ khiến nạn nhân bị căng thẳng, trầm cảm, thậm chí có suy nghĩ tìm đến cái chết. Nhưng ít ai để ý đến thiệt hại kinh tế chuyện này gây ra cho cả nạn nhân lẫn những người làm chủ doanh nghiệp hoặc đứng đầu cơ quan/tổ chức.
Năm 2012 tổ chức UNWomen đã công bố, các hình thức bạo lực với phụ nữ khiến Việt Nam tổn thất 2,1 tỷ USD – tương đương với 1,78% GDP Việt Nam khi đó. Tiếc là số liệu cụ thể mà quấy rối và bạo lực trong công việc khiến Việt Nam thiệt hại đến đâu vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Nhưng số liệu từ Campuchia có thể cho chúng ta tham chiếu phần nào: Nghiên cứu của CARE Quốc tế cho thấy quấy rối tình dục khiến ngành công nghiệp may mặc của nước này mất gần 89 triệu USD/năm, tương đương 0,5% GDP.
Lao động nữ có quyền không bị bạo lực và lên tiếng chống lại nó
Nơi dung túng quấy rối tình dục – dù chỉ theo cách đơn giản nhất là bằng lời nói chứ chưa nói đến quy định, hay thể chế – thường có lợi nhuận thấp hơn vì nhân viên bỏ việc nhiều hơn và do đó năng suất chung bị giảm đi. Ở Việt Nam, những lao động nữ lo âu vì bị xỉ nhục bằng lời nói phải làm thêm một tiếng thì mới đạt mục tiêu sản lượng bằng những người khác – dù họ có cùng trình độ học vấn, đào tạo và kinh nghiệm.
Những người phụ nữ bị quấy rối, lạm dụng hay bạo lực ở nơi làm việc (hoặc ở nhà từ bạn đời/bạn tình) có xu hướng nghỉ việc nhiều hơn. Đi đôi với nó là chủ lao động sẽ phải bỏ nhiều chi phí hơn cho việc tuyển dụng và đào tạo lại nhân viên mới.
Nhân viên bị quấy rối và lạm dụng dù cố đi làm thì cũng không đạt năng suất cao. Nhiều người không hoàn thành chỉ tiêu và dễ bị sa thải vì thế. Trong nghiên cứu của CARE ở Campuchia, 13,5% nữ công nhân cho biết họ giảm năng suất nặng nề khi bị quấy rối tình dục. Nhóm này cho biết năng suất của họ giảm gần một nửa.
Quấy rối tình dục gây ra tổn thất kinh tế, cho dù nó xảy ra trong khuôn viên công sở, nhà máy, hay ở những không gian khác như địa điểm hội thảo, sự kiện,… mà người lao động phải tham gia vì công việc.
Như vậy, muốn tăng năng suất và sự gắn bó với doanh nghiệp/tổ chức của đội ngũ người lao động thì các doanh nghiệp cần có biện pháp giảm quấy rối tình dục ở nơi làm việc. Điều này đúng với cả những phụ nữ chưa trực tiếp bị quấy rối mà mới dừng ở mức chứng kiến hay lo sợ bị quấy rối. Khi quấy rối và bạo lực giảm đi, nó sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp các chi phí thuốc men và kiện tụng. Và ai cũng biết, các hậu quả từ một vụ scandal quấy rối tình dục có tác hại thế nào đối với hình ảnh và doanh số của một doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đang bỏ sót một nguyên nhân gây thất thoát cho doanh nghiệp mình: bạo lực và quấy rối tình dục. Nơi nào quan tâm đến vấn đề này sẽ có thể giảm đi chi phí đáng kể và tăng tính cạnh tranh của mình khi tham gia thị trường trong nước và quốc tế.
Cần có chế tài xử lý chặt chẽ hơn để ngăn chặn tình trạng quấy rối tình dục nơi làm việc
Mặc dù, thời gian vừa qua có một số doanh nghiệp còn thờ ơ với vấn nạn này, những cũng có rất nhiều doanh nghiệp đã hiểu và đẩy lùi quấy rối tình dục và bạo lực ở nơi làm việc rất tốt.
Điều hiển nhiên là doanh nghiệp nào có môi trường làm việc thân thiện, an toàn thì cả nhân viên nam, nữ hay bất cứ giới nào cũng đều sẽ hài lòng hơn. Môi trường an toàn hơn giúp chủ doanh nghiệp cắt giảm chi phí và giữ chân nhân viên. Còn lợi ích về danh tiếng – ví dụ như “nhà tuyển dụng ưa thích” – sẽ giúp mang đến nhiều khách hàng và hợp đồng hơn.
Bộ LĐ,TB&XH đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam nhằm giúp Chính phủ, chủ sử dụng lao động và người lao động tại Việt Nam nhận diện, ngăn chặn và xử lý quấy rối tình dục tại nơi làm việc thông qua những hướng dẫn cụ thể.
Thế nhưng đã 7 năm sau, các quy định liên quan vấn đề này vẫn còn quá chung chung và việc áp dụng luật vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn. Luật còn thiếu cơ chế khiếu nại và chế tài. Cùng với đó là các yếu tố văn hóa và nỗi sợ bị mất việc đã khiến nhiều nạn nhân không trình báo. Vậy nên trên thực tế, rất khó ngăn ngừa và xử lý quấy rối tình dục và giải quyết vị phạm.”
Sắp tới có sửa đổi Bộ Luật Lao động và phong trào toàn cầu hướng đến một công ước mới của Tổ chức Lao động Quốc tế về chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc. Đây là cơ hội để các nhà làm luật, doanh nghiệp và người lao động Việt Nam cùng kết hợp lên tiếng để đẩy lùi vấn nạn này. Suy cho cùng, vấn đề này không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội và là cơ hội để chúng ta đảm bảo được một quyền cơ bản của con người: quyền không bị bạo lực.
No comments:
Post a Comment