Sau cuộc hội đàm bị xem là thất bại với tổng thống Donald Trump, chủ tịch Triều Tiêu Kim Jong-un vẫn lưu lại Việt Nam hai ngày trong sự tiếp đãi nồng hậu của những người “đồng chí”, cái danh xưng cửa miệng có từ thời ông nội và cha của ông.
Ông Kim Jong-un vẫy tay chào tạm biệt Việt Nam sau khi đã nhận được sự tiếp đãi quá nồng nhiệt. Nếu hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ở các quốc gia phương Tây nhân văn, chắc chắn ông sẽ không thể được chào đón như thế này.
Trước khi rời đi trên còn tàu bọc thép ở cửa ngõ Đồng Đăng qua ngả Trung Quốc, ông Kim đã không quên tán dương và chúc Việt Nam “giương cao hơn nữa ngọn cờ chủ nghĩa xã hội (XHCN)”. Người biết chuyện nghe qua bỗng cảm thấy giật mình, bởi không hiểu đó lời nói thật lòng hay ngoại giao sáo ngữ, thậm chí tệ hơn nữa là “xúi dại”.
Còn tại Việt Nam, sau khi thống nhất đất nước và tiến hành cuộc cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản (bị gọi là mại bản) ở miền Nam, dồn cả nước vào guồng máy hợp doanh, cố Tổng bí thư Lê Duẩn (người có thừa nhiệt huyết và lý luận cách mạng, song thiếu kinh nghiệm làm ăn, phát triển kinh tế) đã mạnh miệng tuyên bố: “ từ nay, cả nước tiến lên CNXH và đặt mục tiêu vượt qua Nhật Bản sau 15 năm năm”. Hậu quả sau đó thế nào, chắc chẳng ai còn muốn nhớ: đất nước kiệt quệ, thiếu cả gạo để ăn mặc dù luôn được coi là một vựa lúa lớn của thế giới; trong khi các láng giềng Đông Á và Đông Nam Á thì tiến nhanh như vũ bão để trở thành những con rồng, con hổ mới.
Sau khi nhận ra sai lầm, Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội VI đã ban hành chủ trương Đổi mới – được ca ngợi là bước tiến lớn, nhưng thực chất chỉ là trở về với những giá trị cũ, và dù muộn vẫn còn hơn là không làm gì, cứu đất nước thoát khỏi cơn nguy khốn, dần dần có của ăn của để. Mặc dù vậy, cho đến tận bây giờ, sau hơn 30 năm, chúng ta hãy còn cải cách chưa triệt để, tuy đã công nhân kinh tế thị trường song tư duy và hành động vẫn theo lối “bao cấp, chỉ thị”, tạo ra một “mô hình” mà theo nguyên Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh thì “không có trong lý thuyết mà cũng chẳng mấy ai hiểu nổi trên thực tế”. Vì lý do đó, nếu là người có tâm, tầm và lo lắng cho vận mệnh của đất nước, các lãnh đạo Việt Nam cần phải nhận thức rõ vấn đề và hết sức tránh không bao giờ đi lại vào vết xe đổ đó.
Thế giới đã có quá nhiều bài học nhẵn tiền, cho thấy khi lãnh đạo của các quốc gia càng ảo tưởng với CNXH thì kết cục lại càng bi thảm. Đó là một Cuba nghèo đói kiệt quệ, di sản sau 60 năm của chủ tịch Fidel Castro và những người đồng chí của ông – từng một thời là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và niềm hy vọng cho các dân tộc bị áp bức. Hay mới đây là Venezuela, đất nước của dầu mỏ và hoa hậu, đã từng có thời thuộc nhóm giàu nhất thế giới, nhưng nay lâm vào thảm cảnh người dân phải bới thùng rác để kiếm đồ ăn, và nghiêm trọng hơn là nguy tan rã, cơ nội chiến … chỉ vì chính sách phiêu lưu sai lầm của tổng thống cực tả Hugo Chavez (nay đã ra người thiên cổ).
Tổng thống Donald Trump ôm lá cờ Mỹ trước khi phát biểu tại CPAC tại National Harbor, Maryland hôm 2/3/2019, ngay sau khi trở về từ Việt Nam.
Cũng trong tháng 10/2018, các thành viên trong Council of Economic Advisers (Hội đồng tư vấn kinh tế) của ông Trump, bao gồm các học giả hàng đầu nước Mỹ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính … đã xuất bản báo cáo The opportunities costs of socialism (chi phí cơ hội của chủ nghĩa xã hội) với nhiều thống kê và phân tích chuyên sâu, so sánh trường hợp của nhiều quốc gia, cho thấy cái giá phải trả của việc đi theo mô hình kinh tế XHCN (tức có sự can thiệp quá lớn của nhà nước) là cực đắt.
Trước sự mơ hồ của một số người vẫn hay bám víu vào mô hình “nhà nước phúc lợi” kiểu Bắc Âu để biện luận rằng đó chính là đích đến của CNXH, nhà sử học Johan Norberg (người Thụy Điển), tác giả của bộ phim tài liệu “Thụy Điển: Một bài học cho Hoa Kỳ?” đã phải khẳng định rằng Thụy Điển (cũng như các quốc gia Bắc Âu) không phải là XHCN, bởi “nhà nước của chúng tôi không sở hữu tư liệu sản xuất”. Còn lại, “Để thấy điều đó, bạn phải tới Venezuela, Cuba hoặc Bắc Hàn” – ông này bổ sung.
Trước báo giới, ông Pompeo không ngần ngại khẳng định: Biển Đông thuộc khu vực Thái Bình Dương, và việc bồi đắp đảo nhân tạo cùng các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại đây đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền, an ninh, đời sống kinh tế của Philippines cũng như của Hoa Kỳ. Trên cơ sở đó, vị ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh: “Bất kỳ một cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào lực lượng Philippines, vào máy bay hoặc tàu bè của Nhà Nước Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt các nghĩa vụ bảo vệ lẫn nhau được quy định trong Điều 4 của Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương (Mỹ-Philippines).”
Đây được xem là một lời cảnh cáo mạnh mẽ nhất từ trước đến nay nhắm vào đích danh Trung Quốc, khiến Bắc Kinh tức sôi máu, lập tức cho người phát ngôn Bộ ngoại giao lên tiếng đả kích ông Pompeo, tố cáo đó là hành vi cố tình khiêu khích. Hãng tin Pháp AFP ghi nhận, đây cũng là lần đầu tiên có một lãnh đạo cao cấp của Mỹ công khai xác nhận việc Washington cam kết sẽ bảo vệ đồng minh tại Biển Đông, khu vực hiện đang nóng vì tranh chấp chủ quyền và dễ bùng nổ xung đột nhất trên thế giới.
Thế mới thấy, Philippines không cần phải sốt sắng đăng cai tổ chức thượng đỉnh Mỹ – Triều nhưng vẫn được Mỹ ưu ái, bằng những tuyên bố và văn kiện rõ ràng. Cụ thể, đó là Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương Mỹ-Philippines được hai nước ký kết vào năm 1951, quy định nghĩa vụ hai bên phải giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp xẩy ra “một cuộc tấn công vũ trang ở Thái Bình Dương”. Hay năm 1979, trước nguy cơ bị Quân giải phóng Trung Quốc của Mao Trạch Đông thôn tính, nhờ áp lực và sự vận động mạnh mẽ của đông đảo Hoa Kiều trên khắp thế giới, Mỹ cũng ban hành một đạo luật tương tự (Đạo luật quan hệ Đài Loan), cam kết bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Đại lục tấn công.
2019 sẽ là một năm ẩn chứa đầy bất trắc, bởi không ai có thể chắc chắn ông Tập Cận Bình đang muốn làm gì.
Vào lúc này, Việt Nam thực sự đang rất cần sự ủng hộ của Mỹ trong việc giúp duy trì cán cân thăng bằng quyền lực trên khu vực tranh chấp. Vì thế, thay vì những lời tán dương có cánh, nghe như “rót mật vào tai” song vô giá trị, bao gồm của cả Tổng thống Trump rằng “Việt Nam là một ví dụ điển hình cho những điều có thể” và kêu gọi Bắc Hàn hãy học tập, thì sẽ là đảm bảo hơn rất nhiều nếu trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, chúng ta cũng vận động Mỹ để tiến tới những tuyên bố và văn kiện cụ thể như vậy … đặc biệt là ngay trong năm 2019 này, trước những rối ren tiềm ẩn trong nội bộ, khả năng ông Tập Cận Bình “giận cá chém thớt” phải động đến “binh đao” … không hẳn là không thể xảy ra. Trong tình cảnh đó, những cái đầu bảo thủ, còn u mê và kiên quyết không chịu đổi mới … sẽ chính là kẻ tội đồ chặn đứng lại triển vọng của dân tộc Việt Nam.
Chính trị
,
Tin quốc tế
,
Tin trong nước
Ông Kim Jong-un vẫy tay chào tạm biệt Việt Nam sau khi đã nhận được sự tiếp đãi quá nồng nhiệt. Nếu hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ở các quốc gia phương Tây nhân văn, chắc chắn ông sẽ không thể được chào đón như thế này.
Trước khi rời đi trên còn tàu bọc thép ở cửa ngõ Đồng Đăng qua ngả Trung Quốc, ông Kim đã không quên tán dương và chúc Việt Nam “giương cao hơn nữa ngọn cờ chủ nghĩa xã hội (XHCN)”. Người biết chuyện nghe qua bỗng cảm thấy giật mình, bởi không hiểu đó lời nói thật lòng hay ngoại giao sáo ngữ, thậm chí tệ hơn nữa là “xúi dại”.
Quá nhiều bài học
Được ăn học tại Thụy Sĩ (thiên đường rửa tiền của tư bản) từ nhỏ, có lẽ chính bản thân ông Kim phải là người hiểu rõ nhất tác hại của cái định hướng mà cả cha và ông nội ông đã ra sức bảo vệ, để lại cho ông một di sản không mấy dễ chịu: gần 10 triệu người thiếu đói, khiến ông buộc phải đem vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo ra làm công cụ “dọa dẫm” để “vòi vĩnh” viện trợ. Ít ai có thể ngờ, trong giai đoạn từ 1953 – 1965, sau khi kết thúc Chiến tranh liên Triều, Bắc Hàn đã từng có nền kinh tế phát triển hơn “kẻ phản bội” Nam Hàn gấp nhiều lần. Nguyên nhân của sự khác biệt rõ rệt giữa hai miền hôm nay, duy chỉ ở đuôi XHCN mà thôi.Còn tại Việt Nam, sau khi thống nhất đất nước và tiến hành cuộc cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản (bị gọi là mại bản) ở miền Nam, dồn cả nước vào guồng máy hợp doanh, cố Tổng bí thư Lê Duẩn (người có thừa nhiệt huyết và lý luận cách mạng, song thiếu kinh nghiệm làm ăn, phát triển kinh tế) đã mạnh miệng tuyên bố: “ từ nay, cả nước tiến lên CNXH và đặt mục tiêu vượt qua Nhật Bản sau 15 năm năm”. Hậu quả sau đó thế nào, chắc chẳng ai còn muốn nhớ: đất nước kiệt quệ, thiếu cả gạo để ăn mặc dù luôn được coi là một vựa lúa lớn của thế giới; trong khi các láng giềng Đông Á và Đông Nam Á thì tiến nhanh như vũ bão để trở thành những con rồng, con hổ mới.
Sau khi nhận ra sai lầm, Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội VI đã ban hành chủ trương Đổi mới – được ca ngợi là bước tiến lớn, nhưng thực chất chỉ là trở về với những giá trị cũ, và dù muộn vẫn còn hơn là không làm gì, cứu đất nước thoát khỏi cơn nguy khốn, dần dần có của ăn của để. Mặc dù vậy, cho đến tận bây giờ, sau hơn 30 năm, chúng ta hãy còn cải cách chưa triệt để, tuy đã công nhân kinh tế thị trường song tư duy và hành động vẫn theo lối “bao cấp, chỉ thị”, tạo ra một “mô hình” mà theo nguyên Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh thì “không có trong lý thuyết mà cũng chẳng mấy ai hiểu nổi trên thực tế”. Vì lý do đó, nếu là người có tâm, tầm và lo lắng cho vận mệnh của đất nước, các lãnh đạo Việt Nam cần phải nhận thức rõ vấn đề và hết sức tránh không bao giờ đi lại vào vết xe đổ đó.
Thế giới đã có quá nhiều bài học nhẵn tiền, cho thấy khi lãnh đạo của các quốc gia càng ảo tưởng với CNXH thì kết cục lại càng bi thảm. Đó là một Cuba nghèo đói kiệt quệ, di sản sau 60 năm của chủ tịch Fidel Castro và những người đồng chí của ông – từng một thời là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và niềm hy vọng cho các dân tộc bị áp bức. Hay mới đây là Venezuela, đất nước của dầu mỏ và hoa hậu, đã từng có thời thuộc nhóm giàu nhất thế giới, nhưng nay lâm vào thảm cảnh người dân phải bới thùng rác để kiếm đồ ăn, và nghiêm trọng hơn là nguy tan rã, cơ nội chiến … chỉ vì chính sách phiêu lưu sai lầm của tổng thống cực tả Hugo Chavez (nay đã ra người thiên cổ).
Thông điệp của ông Trump
Cũng bởi thế mà tại Mỹ, trước lập trường có phần “tả hóa” của nhiều đối thủ thuộc Đảng Dân chủ như Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, … ông Donald Trump đã rất nhiều lần phải nhắc đi nhắc lại một lập trường kiên định rằng “Mỹ sẽ không bao giờ là quốc gia XHCN”. Trước đó, tại phiên họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (tháng 9/2018), ông còn lớn tiếng kêu gọi: “thế giới cần hợp sức chống lại Chủ nghĩa xã hội”. Và ngay sau khi trở về từ thượng đỉnh “bất thành” với Kim, ông Trump lại một lần nữa khẳng định: “Tương lai không thuộc về những người tin vào CNXH”.Tổng thống Donald Trump ôm lá cờ Mỹ trước khi phát biểu tại CPAC tại National Harbor, Maryland hôm 2/3/2019, ngay sau khi trở về từ Việt Nam.
Cũng trong tháng 10/2018, các thành viên trong Council of Economic Advisers (Hội đồng tư vấn kinh tế) của ông Trump, bao gồm các học giả hàng đầu nước Mỹ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính … đã xuất bản báo cáo The opportunities costs of socialism (chi phí cơ hội của chủ nghĩa xã hội) với nhiều thống kê và phân tích chuyên sâu, so sánh trường hợp của nhiều quốc gia, cho thấy cái giá phải trả của việc đi theo mô hình kinh tế XHCN (tức có sự can thiệp quá lớn của nhà nước) là cực đắt.
Trước sự mơ hồ của một số người vẫn hay bám víu vào mô hình “nhà nước phúc lợi” kiểu Bắc Âu để biện luận rằng đó chính là đích đến của CNXH, nhà sử học Johan Norberg (người Thụy Điển), tác giả của bộ phim tài liệu “Thụy Điển: Một bài học cho Hoa Kỳ?” đã phải khẳng định rằng Thụy Điển (cũng như các quốc gia Bắc Âu) không phải là XHCN, bởi “nhà nước của chúng tôi không sở hữu tư liệu sản xuất”. Còn lại, “Để thấy điều đó, bạn phải tới Venezuela, Cuba hoặc Bắc Hàn” – ông này bổ sung.
Cần một hướng tiếp cận khác
Trong lúc người Việt Nam còn đang say sưa trong hào quang ý thức hệ và ảo tưởng về sứ mệnh đóng góp cho hòa bình thế giới, song lại quên mất đi nhiệm vụ chính khi tuyệt nhiên không hề nhân cơ hội để đả động tới vấn đề tranh chấp và tự do hàng hải trên biển Đông … thì ở phía bờ bên kia, trong chuyến thăm và phát biểu tại Bộ Ngoại giao Philippines, ngoại trưởng Mike Pompeo đã tuyên bố, “Mỹ cam kết giúp Philippines tự vệ nếu bị tấn công trên Biển Đông.”Trước báo giới, ông Pompeo không ngần ngại khẳng định: Biển Đông thuộc khu vực Thái Bình Dương, và việc bồi đắp đảo nhân tạo cùng các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại đây đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền, an ninh, đời sống kinh tế của Philippines cũng như của Hoa Kỳ. Trên cơ sở đó, vị ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh: “Bất kỳ một cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào lực lượng Philippines, vào máy bay hoặc tàu bè của Nhà Nước Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt các nghĩa vụ bảo vệ lẫn nhau được quy định trong Điều 4 của Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương (Mỹ-Philippines).”
Đây được xem là một lời cảnh cáo mạnh mẽ nhất từ trước đến nay nhắm vào đích danh Trung Quốc, khiến Bắc Kinh tức sôi máu, lập tức cho người phát ngôn Bộ ngoại giao lên tiếng đả kích ông Pompeo, tố cáo đó là hành vi cố tình khiêu khích. Hãng tin Pháp AFP ghi nhận, đây cũng là lần đầu tiên có một lãnh đạo cao cấp của Mỹ công khai xác nhận việc Washington cam kết sẽ bảo vệ đồng minh tại Biển Đông, khu vực hiện đang nóng vì tranh chấp chủ quyền và dễ bùng nổ xung đột nhất trên thế giới.
Thế mới thấy, Philippines không cần phải sốt sắng đăng cai tổ chức thượng đỉnh Mỹ – Triều nhưng vẫn được Mỹ ưu ái, bằng những tuyên bố và văn kiện rõ ràng. Cụ thể, đó là Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương Mỹ-Philippines được hai nước ký kết vào năm 1951, quy định nghĩa vụ hai bên phải giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp xẩy ra “một cuộc tấn công vũ trang ở Thái Bình Dương”. Hay năm 1979, trước nguy cơ bị Quân giải phóng Trung Quốc của Mao Trạch Đông thôn tính, nhờ áp lực và sự vận động mạnh mẽ của đông đảo Hoa Kiều trên khắp thế giới, Mỹ cũng ban hành một đạo luật tương tự (Đạo luật quan hệ Đài Loan), cam kết bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Đại lục tấn công.
2019 sẽ là một năm ẩn chứa đầy bất trắc, bởi không ai có thể chắc chắn ông Tập Cận Bình đang muốn làm gì.
Vào lúc này, Việt Nam thực sự đang rất cần sự ủng hộ của Mỹ trong việc giúp duy trì cán cân thăng bằng quyền lực trên khu vực tranh chấp. Vì thế, thay vì những lời tán dương có cánh, nghe như “rót mật vào tai” song vô giá trị, bao gồm của cả Tổng thống Trump rằng “Việt Nam là một ví dụ điển hình cho những điều có thể” và kêu gọi Bắc Hàn hãy học tập, thì sẽ là đảm bảo hơn rất nhiều nếu trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, chúng ta cũng vận động Mỹ để tiến tới những tuyên bố và văn kiện cụ thể như vậy … đặc biệt là ngay trong năm 2019 này, trước những rối ren tiềm ẩn trong nội bộ, khả năng ông Tập Cận Bình “giận cá chém thớt” phải động đến “binh đao” … không hẳn là không thể xảy ra. Trong tình cảnh đó, những cái đầu bảo thủ, còn u mê và kiên quyết không chịu đổi mới … sẽ chính là kẻ tội đồ chặn đứng lại triển vọng của dân tộc Việt Nam.
No comments:
Post a Comment