Ông Trần Xuân Nhĩ cho rằng cần sớm công khai danh tính tất cả phụ huynh mua điểm cho con, suy cho cùng đây là hình thức đưa hối lộ.
Cơ quan chức năng xác minh có 222 thí sinh từ Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La gian lận điểm số với số điểm chênh lệch từ 1 – 9 điểm/ môn thi.
Số thí sinh từ Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La được xác định gian lận điểm thi với chênh lệch từ 1 đến 9 điểm/1 môn thi. Đồ họa: Nguyễn Tường.
Những con số “động trời”
“Các đối tượng liên quan sẽ bị xử lý như thế nào?
Tại Khoản 2, Điều 88 Luật Giáo dục 2005 quy định các hành vi mà người học không được làm, trong đó có hành vi gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh. Nếu người học thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt vi hành chính. Tuy nhiên, riêng với hành vi gian lận “sửa điểm bài thi trái quy định”, người học sẽ không bị xử phạt vì việc sửa điểm bài thi không thuộc thẩm quyền của người học.
Đối với người vi phạm “sửa điểm bài thi trái quy định”, ngoài việc bị phạt tiền từ 5 đến 7 triệu đồng, các bên còn phải “khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi”, tức là phải trả lại điểm số gốc trước khi sửa điểm. Như vậy, khi trả lại điểm số gốc mà điểm số của các thí sinh không đủ để trúng tuyển vào trường, đương nhiên họ sẽ bị buộc phải thôi học.
Đối với bố mẹ các thí sinh, nếu cơ quan điều tra chứng minh được họ đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc lợi ích phi vật chất khác để người có thẩm quyền sửa điểm thi, họ có thể bị xử lý hình sự về tội “Đưa hối lộ” theo Điều 364, Bộ luật Hình sự 2015”.
Luật sư Giang Hồng Thanh
Văn phòng luật sư Giang Thanh”
Cụ thể, riêng Hà Giang, có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có điểm đã công bố chênh lệch từ 1,0 – 8,75 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được tăng lên đến 26,8 điểm.
Kết quả chấm thẩm định tại Sơn La cho thấy có 44 thí sinh với 95 bài thi trắc nghiệm và 2 bài thi Ngữ văn có điểm chấm thẩm định thấp hơn so với điểm thi đã công bố trước đây. Trong đó, thí sinh có điểm thi sau thẩm định giảm nhiều nhất là 26,55 điểm/3 môn. Và bài thi có điểm giảm nhiều nhất là môn Toán với 9,00 điểm.
Được đánh giá là nơi có hành vi gian lận tinh vi nhất, Hòa Bình cũng đã công bố kết luận điều tra và danh sách các thí sinh gian lận điểm thi. Cụ thể, có 64 thí sinh đã được can thiệp thay đổi điểm thi; môn được nâng điểm cao nhất là 9,25 điểm.
Điều đáng nói, không ít các thủ khoa, á khoa các trường ĐH đều nằm trong danh sách thí sinh được nâng điểm khống. Cụ thể, điểm ban đầu của thủ khoa trường Sĩ quan Lục quân 1, đến từ Hòa Bình đạt 28,2 điểm.
Tuy nhiên, chấm thẩm định điểm thực của thí sinh này là: Toán 1, Lý 0, Hóa 0. Như vậy, thí sinh này đã được nâng lên tới 26,45 điểm. Một thí sinh Sơn La được nâng 15 điểm để từ trượt trở thành Á khoa của ĐH Y Hà Nội. Tương tự, thủ khoa của Trường Sỹ quan Phòng hóa được nâng 20,95 điểm; thủ khoa Đại học Sư phạm Hà Nội được nâng 15 điểm; thủ khoa của Học viện Kỹ thuật quân sự năm 2018 được nâng 18,7 điểm…
Cơ quan điều tra các địa phương đã khởi tố 16 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356, Bộ luật Hình sự. Cụ thể tại Sơn La, đã khởi tố 8 bị can, trong đó có 6 cán bộ thuộc ngành Giáo dục; 2 cán bộ thuộc Công an tỉnh; tại Hòa Bình khởi tố 3 cán bộ thuộc ngành Giáo dục và tại Hà Giang, khởi tố 5 cán bộ ngành Giáo dục và 1 cán bộ ngành Công an.
Phải chờ kết luận cuối cùng
Trong số 108 thí sinh thuộc Sơn La và Hòa Bình vừa được công khai và gửi danh sách về các trường ĐH – CĐ, hiện mới có 60/108 thí sinh bị các nhà trường buộc thôi học, trả về địa phương hoặc tự ý thôi học.
Danh tính, gia thế của các phụ huynh có con cháu được nâng điểm trong vụ án chấn động gian lận thi THPT quốc gia 2018 dần dần hé lộ.
Sau Bí thư Tỉnh ủy, Phó giám đốc Sở, doanh nghiệp lớn ở Hà Giang, những chức danh quyền lực của các phụ huynh Sơn La có con được nâng điểm cũng được công khai như: Phó giám đốc Sở GD&ĐT, Chi cục trưởng Chi Cục thuế, Giám đốc VNPT tỉnh, Phó chánh thanh tra tỉnh, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, các Phó chủ tịch UBND TP Sơn La, huyện Quỳnh Nhai…
Để làm rõ hơn trách nhiệm của ngành giáo dục địa phương khi để xảy ra thực trạng trên, PV Báo Giao thông đã liên lạc và đặt câu hỏi về trách nhiệm của người đứng đầu ngành Giáo dục Sơn La, ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT.
Được biết, ngoài những cán bộ, nhân viên bị khởi tố điều tra vì liên quan trực tiếp việc gian lận điểm thi, đến thời điểm này các tỉnh Hòa Bình và Sơn La cũng chưa có bất cứ hình thức xử lý trách nhiệm nào đối với người đứng đầu Sở GD&ĐT.
PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT:
Phải khởi tố hình sự người mua điểm
Nhìn sang nước Mỹ, trong vụ bê bối gian lận vào đại học danh tiếng vừa được phanh phui mới đây, cơ quan chức năng đã khởi tố 13 bị cáo là những phụ huynh nhà giàu đã dùng tiền chạy trường cho con. Tất cả họ đều bị khởi tố tội danh âm mưu lừa đảo và gian lận theo luật hình sự, đối mặt với án phạt tù từ 12-18 tháng.
Phải có chế tài mạnh thì mới trừ thói hư tật xấu. Do đó, cần sớm công khai danh tính tất cả phụ huynh mua điểm cho con, từ quan chức cấp cao tới dân thường.
Suy cho cùng đây là hình thức đưa hối lộ. Người nhận hối lộ bị khởi tố thì người đưa hối lộ cũng phải bị xử lý tương tự. Thậm chí, trong trường hợp người mua điểm là quan chức nằm trong ngành giáo dục thì càng phải xử lý nặng hơn.
Không thể đảm bảo kỳ thi những năm trước không có chuyện sai sót. Nếu cứ khui ra thì khui miết chưa biết tới bao giờ mới hết, vừa tốn thời gian lại không hiệu quả. Do đó, nên giới hạn thời gian kỳ thi 2018 để điều tra tới cùng, xử lý nghiêm tất cả các trường hợp liên quan, nhằm mang tính răn đe.
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền:
Công khai danh tính phụ huynh “mua điểm”
Phải công khai danh tính của người tác động để nâng điểm, mua điểm cho con để căn cứ vào những quy định pháp luật hiện hành xử lý thật nghiêm minh. Không thể lấy lý do “nhân đạo” để không công khai danh tính thí sinh cũng như phụ huynh “chạy điểm”.
Nếu nhân đạo với những học sinh này, thì ai sẽ nhân đạo với những thí sinh bị mất đi cơ hội trong khi đáng lẽ họ là người được đường hoàng bước vào cánh cửa đại học? Không thể nhân đạo với người đã cướp đi cơ hội của người khác.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia đều ở độ tuổi trưởng thành, có đủ năng lực hành vi nhận biết nên các em hoàn toàn biết khả năng và kết quả bài mình làm đến đâu.
Nhưng rồi có những thủ khoa, á khoa vẫn tỏ ra tự hào với danh hiệu của mình, trong khi điểm thực của các em lại quá thấp.
Như vậy cho thấy, chính các em cũng gian dối và là đồng phạm với những hành vi gian dối trong thi cử. Vì thế, phải xử lý và công khai.
TS. Lê Viết Khuyến, Ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam):
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm
Xét về nguyên tắc, vụ việc gian lận điểm thi tại Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn tới nay mới chỉ dừng ở việc công bố kết quả chấm phúc tra. Do đó, công đoạn điều tra tiếp theo mới thực sự quan trọng để kết luận thí sinh nào gian lận, quan chức nào mua điểm cho con?
Nếu sự việc lần này không được làm nghiêm túc thì chắc chắn tiêu cực gian lận thi cử sẽ còn tiếp tục kéo dài.
Đáng nói không chỉ xử lý những người liên quan mà ngay cả người đứng đầu địa phương tổ chức thi cử để xảy ra tình trạng gian lận, thậm chí người đứng đầu ngành Giáo dục cũng phải chịu trách nhiệm, bị xử lý.
Có như vậy mới tạo hiệu quả cảnh tỉnh, nêu gương cho việc tổ chức thực hiện những kỳ thi tiếp theo. Tuy nhiên, trước sự việc động trời như vậy, cả xã hội lên án, nhưng tới giờ vẫn chưa có lãnh đạo nào bị xử lý kỷ luật.
Thậm chí ngay cả quan chức đầu tỉnh có con lọt vào danh sách nâng điểm tới giờ vẫn tỏ ra “rất buồn” vì “không hề hay biết”!
Nhóm PV
Điều tra cán bộ công an có tên trong danh sách “chạy” điểm cho con
Trong vụ án gian lận thi cử tại Sơn La, đến thời điểm này, theo kết luận của cơ quan điều tra, đã có 6 người của ngành giáo dục tỉnh này bị khởi tố điều tra, gồm ông Trần Xuân Yến, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La, ông Lò Văn Huynh, Trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng, bà Nguyễn Thanh Nhàn, Phó trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng, bà Nguyễn Thị Hồng Nga, chuyên viên Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng, bà Cầm Thị Bun Sọn, Phó trưởng phòng Chính trị – tư tưởng và ông Đặng Hữu Thủy, Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu.
Cùng với đó, theo thông tin PV nắm được, lại có thêm Phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La Nguyễn Duy Hoàng, Chánh thanh tra Sở GD&ĐT Phan Ngọc Sơn và Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở GD&ĐT Sơn La) Nguyễn Ngọc Hà có con nằm trong danh sách thí sinh được nâng điểm, với mức nâng từ 3 – 8,7 điểm.
Ngoài ra, còn hàng chục trường hợp phụ huynh khác đang là cán bộ, giáo viên công tác trong các đơn vị thuộc ngành GD&ĐT Sơn La có con trong danh sách thí sinh được nâng điểm.
Ngày 18/4, trao đổi với PV Báo Giao thông, Đại tá Trần Anh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La cho biết, đến nay, công an tỉnh đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc có cán bộ công an của địa phương nằm trong danh sách “chạy điểm” cho con sai phạm đến đâu và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của ngành Công an.
Hữu Tuấn
Nguồn soha
Giáo dục
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Cơ quan chức năng xác minh có 222 thí sinh từ Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La gian lận điểm số với số điểm chênh lệch từ 1 – 9 điểm/ môn thi.
Số thí sinh từ Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La được xác định gian lận điểm thi với chênh lệch từ 1 đến 9 điểm/1 môn thi. Đồ họa: Nguyễn Tường.
Những con số “động trời”
“Các đối tượng liên quan sẽ bị xử lý như thế nào?
Tại Khoản 2, Điều 88 Luật Giáo dục 2005 quy định các hành vi mà người học không được làm, trong đó có hành vi gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh. Nếu người học thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt vi hành chính. Tuy nhiên, riêng với hành vi gian lận “sửa điểm bài thi trái quy định”, người học sẽ không bị xử phạt vì việc sửa điểm bài thi không thuộc thẩm quyền của người học.
Đối với người vi phạm “sửa điểm bài thi trái quy định”, ngoài việc bị phạt tiền từ 5 đến 7 triệu đồng, các bên còn phải “khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi”, tức là phải trả lại điểm số gốc trước khi sửa điểm. Như vậy, khi trả lại điểm số gốc mà điểm số của các thí sinh không đủ để trúng tuyển vào trường, đương nhiên họ sẽ bị buộc phải thôi học.
Đối với bố mẹ các thí sinh, nếu cơ quan điều tra chứng minh được họ đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc lợi ích phi vật chất khác để người có thẩm quyền sửa điểm thi, họ có thể bị xử lý hình sự về tội “Đưa hối lộ” theo Điều 364, Bộ luật Hình sự 2015”.
Luật sư Giang Hồng Thanh
Văn phòng luật sư Giang Thanh”
Cụ thể, riêng Hà Giang, có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có điểm đã công bố chênh lệch từ 1,0 – 8,75 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được tăng lên đến 26,8 điểm.
Kết quả chấm thẩm định tại Sơn La cho thấy có 44 thí sinh với 95 bài thi trắc nghiệm và 2 bài thi Ngữ văn có điểm chấm thẩm định thấp hơn so với điểm thi đã công bố trước đây. Trong đó, thí sinh có điểm thi sau thẩm định giảm nhiều nhất là 26,55 điểm/3 môn. Và bài thi có điểm giảm nhiều nhất là môn Toán với 9,00 điểm.
Được đánh giá là nơi có hành vi gian lận tinh vi nhất, Hòa Bình cũng đã công bố kết luận điều tra và danh sách các thí sinh gian lận điểm thi. Cụ thể, có 64 thí sinh đã được can thiệp thay đổi điểm thi; môn được nâng điểm cao nhất là 9,25 điểm.
Điều đáng nói, không ít các thủ khoa, á khoa các trường ĐH đều nằm trong danh sách thí sinh được nâng điểm khống. Cụ thể, điểm ban đầu của thủ khoa trường Sĩ quan Lục quân 1, đến từ Hòa Bình đạt 28,2 điểm.
Tuy nhiên, chấm thẩm định điểm thực của thí sinh này là: Toán 1, Lý 0, Hóa 0. Như vậy, thí sinh này đã được nâng lên tới 26,45 điểm. Một thí sinh Sơn La được nâng 15 điểm để từ trượt trở thành Á khoa của ĐH Y Hà Nội. Tương tự, thủ khoa của Trường Sỹ quan Phòng hóa được nâng 20,95 điểm; thủ khoa Đại học Sư phạm Hà Nội được nâng 15 điểm; thủ khoa của Học viện Kỹ thuật quân sự năm 2018 được nâng 18,7 điểm…
Cơ quan điều tra các địa phương đã khởi tố 16 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356, Bộ luật Hình sự. Cụ thể tại Sơn La, đã khởi tố 8 bị can, trong đó có 6 cán bộ thuộc ngành Giáo dục; 2 cán bộ thuộc Công an tỉnh; tại Hòa Bình khởi tố 3 cán bộ thuộc ngành Giáo dục và tại Hà Giang, khởi tố 5 cán bộ ngành Giáo dục và 1 cán bộ ngành Công an.
Phải chờ kết luận cuối cùng
Trong số 108 thí sinh thuộc Sơn La và Hòa Bình vừa được công khai và gửi danh sách về các trường ĐH – CĐ, hiện mới có 60/108 thí sinh bị các nhà trường buộc thôi học, trả về địa phương hoặc tự ý thôi học.
Danh tính, gia thế của các phụ huynh có con cháu được nâng điểm trong vụ án chấn động gian lận thi THPT quốc gia 2018 dần dần hé lộ.
Sau Bí thư Tỉnh ủy, Phó giám đốc Sở, doanh nghiệp lớn ở Hà Giang, những chức danh quyền lực của các phụ huynh Sơn La có con được nâng điểm cũng được công khai như: Phó giám đốc Sở GD&ĐT, Chi cục trưởng Chi Cục thuế, Giám đốc VNPT tỉnh, Phó chánh thanh tra tỉnh, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, các Phó chủ tịch UBND TP Sơn La, huyện Quỳnh Nhai…
Để làm rõ hơn trách nhiệm của ngành giáo dục địa phương khi để xảy ra thực trạng trên, PV Báo Giao thông đã liên lạc và đặt câu hỏi về trách nhiệm của người đứng đầu ngành Giáo dục Sơn La, ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT.
Được biết, ngoài những cán bộ, nhân viên bị khởi tố điều tra vì liên quan trực tiếp việc gian lận điểm thi, đến thời điểm này các tỉnh Hòa Bình và Sơn La cũng chưa có bất cứ hình thức xử lý trách nhiệm nào đối với người đứng đầu Sở GD&ĐT.
PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT:
Phải khởi tố hình sự người mua điểm
Nhìn sang nước Mỹ, trong vụ bê bối gian lận vào đại học danh tiếng vừa được phanh phui mới đây, cơ quan chức năng đã khởi tố 13 bị cáo là những phụ huynh nhà giàu đã dùng tiền chạy trường cho con. Tất cả họ đều bị khởi tố tội danh âm mưu lừa đảo và gian lận theo luật hình sự, đối mặt với án phạt tù từ 12-18 tháng.
Phải có chế tài mạnh thì mới trừ thói hư tật xấu. Do đó, cần sớm công khai danh tính tất cả phụ huynh mua điểm cho con, từ quan chức cấp cao tới dân thường.
Suy cho cùng đây là hình thức đưa hối lộ. Người nhận hối lộ bị khởi tố thì người đưa hối lộ cũng phải bị xử lý tương tự. Thậm chí, trong trường hợp người mua điểm là quan chức nằm trong ngành giáo dục thì càng phải xử lý nặng hơn.
Không thể đảm bảo kỳ thi những năm trước không có chuyện sai sót. Nếu cứ khui ra thì khui miết chưa biết tới bao giờ mới hết, vừa tốn thời gian lại không hiệu quả. Do đó, nên giới hạn thời gian kỳ thi 2018 để điều tra tới cùng, xử lý nghiêm tất cả các trường hợp liên quan, nhằm mang tính răn đe.
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền:
Công khai danh tính phụ huynh “mua điểm”
Phải công khai danh tính của người tác động để nâng điểm, mua điểm cho con để căn cứ vào những quy định pháp luật hiện hành xử lý thật nghiêm minh. Không thể lấy lý do “nhân đạo” để không công khai danh tính thí sinh cũng như phụ huynh “chạy điểm”.
Nếu nhân đạo với những học sinh này, thì ai sẽ nhân đạo với những thí sinh bị mất đi cơ hội trong khi đáng lẽ họ là người được đường hoàng bước vào cánh cửa đại học? Không thể nhân đạo với người đã cướp đi cơ hội của người khác.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia đều ở độ tuổi trưởng thành, có đủ năng lực hành vi nhận biết nên các em hoàn toàn biết khả năng và kết quả bài mình làm đến đâu.
Nhưng rồi có những thủ khoa, á khoa vẫn tỏ ra tự hào với danh hiệu của mình, trong khi điểm thực của các em lại quá thấp.
Như vậy cho thấy, chính các em cũng gian dối và là đồng phạm với những hành vi gian dối trong thi cử. Vì thế, phải xử lý và công khai.
TS. Lê Viết Khuyến, Ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam):
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm
Xét về nguyên tắc, vụ việc gian lận điểm thi tại Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn tới nay mới chỉ dừng ở việc công bố kết quả chấm phúc tra. Do đó, công đoạn điều tra tiếp theo mới thực sự quan trọng để kết luận thí sinh nào gian lận, quan chức nào mua điểm cho con?
Nếu sự việc lần này không được làm nghiêm túc thì chắc chắn tiêu cực gian lận thi cử sẽ còn tiếp tục kéo dài.
Đáng nói không chỉ xử lý những người liên quan mà ngay cả người đứng đầu địa phương tổ chức thi cử để xảy ra tình trạng gian lận, thậm chí người đứng đầu ngành Giáo dục cũng phải chịu trách nhiệm, bị xử lý.
Có như vậy mới tạo hiệu quả cảnh tỉnh, nêu gương cho việc tổ chức thực hiện những kỳ thi tiếp theo. Tuy nhiên, trước sự việc động trời như vậy, cả xã hội lên án, nhưng tới giờ vẫn chưa có lãnh đạo nào bị xử lý kỷ luật.
Thậm chí ngay cả quan chức đầu tỉnh có con lọt vào danh sách nâng điểm tới giờ vẫn tỏ ra “rất buồn” vì “không hề hay biết”!
Nhóm PV
Điều tra cán bộ công an có tên trong danh sách “chạy” điểm cho con
Trong vụ án gian lận thi cử tại Sơn La, đến thời điểm này, theo kết luận của cơ quan điều tra, đã có 6 người của ngành giáo dục tỉnh này bị khởi tố điều tra, gồm ông Trần Xuân Yến, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La, ông Lò Văn Huynh, Trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng, bà Nguyễn Thanh Nhàn, Phó trưởng phòng Khảo thí và quản lý chất lượng, bà Nguyễn Thị Hồng Nga, chuyên viên Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng, bà Cầm Thị Bun Sọn, Phó trưởng phòng Chính trị – tư tưởng và ông Đặng Hữu Thủy, Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu.
Cùng với đó, theo thông tin PV nắm được, lại có thêm Phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La Nguyễn Duy Hoàng, Chánh thanh tra Sở GD&ĐT Phan Ngọc Sơn và Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở GD&ĐT Sơn La) Nguyễn Ngọc Hà có con nằm trong danh sách thí sinh được nâng điểm, với mức nâng từ 3 – 8,7 điểm.
Ngoài ra, còn hàng chục trường hợp phụ huynh khác đang là cán bộ, giáo viên công tác trong các đơn vị thuộc ngành GD&ĐT Sơn La có con trong danh sách thí sinh được nâng điểm.
Ngày 18/4, trao đổi với PV Báo Giao thông, Đại tá Trần Anh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La cho biết, đến nay, công an tỉnh đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc có cán bộ công an của địa phương nằm trong danh sách “chạy điểm” cho con sai phạm đến đâu và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của ngành Công an.
Hữu Tuấn
Nguồn soha
No comments:
Post a Comment