Chủ tịch Hiệp hội Điện gió tỉnh Bình Thuận đã gửi kiến nghị lên Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc bị cắt giảm công suất khi đường dây quá tải, trái với thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán điện (PPA) được ký giữa các dự án này với ngành điện trước đó.
“Nếu các dự án điện gió trên địa bàn Bình Thuận tiếp tục bị cắt giảm công suất như vừa qua thì chủ đầu tư sẽ kiến nghị lên các cấp cao hơn để làm rõ trách nhiệm và đòi bồi thường cho những thiệt hại này”, ông Bùi Vạn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận cho hay.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo phân tích của ông Thịnh là bởi việc cho phép xây dựng các dự án điện mặt trời ồ ạt, không tính đồng bộ giữa triển khai dự án nguồn và lưới truyền tải nên đã, đang và sẽ gây quá tải nghiêm trọng cho lưới điện khu vực và thiệt hại cho các chủ đầu tư.
Cụ thể, đường dây 110 kV Phan Rí - Ninh Phước có công suất chỉ khoảng trên 100 MW và đã có 2 dự án điện gió là Phú Lạc 1 có quy mô 24 MW và Bình Thạnh 1 có quy mô 30 MW đã đấu nối từ trước. Tuy nhiên, trong vài tháng qua đã có trên 10 dự án điện mặt trời được đấu nối vào đường dây này với tổng công suất thiết kế khoảng 400 MW. Nghĩa là vượt xa khả năng tải điện của đường dây hiện hữu.
Bởi vậy, cơ quan điều độ hệ thống điện đã yêu cầu các dự án trên lưới giảm tải vào ban ngày gần như tất cả các ngày trong tháng 6/2019. Mức độ giảm tải cũng rất lớn với 38% đến 65% công suất thiết kể và giảm đều rất cả dự án trên lưới, bất kể là dự án điện gió hay điện mặt trời, bất kể là hòa lưới điện trước hay sau.
Đáng nói là Dự án điện gió Phú Lạc 1 và Bình Thạnh 1 khi ký Hợp đồng mua bán điện với ngành điện không hề có điều khoản tự cắt giảm công suất khi đường dây quá tải. Điều này khác với nhiều dự án điện mặt trời có phụ lục nhắm mắt chấp nhận giảm tải để được ký hợp đồng mua bán điện với ngành điện, kịp đưa nhà máy hoạt động trước ngày 30/6/2019, để được hưởng lợi mức giá điện cao ngất ngưởng là 9,35 Uscent/kWh trong suất 20 năm vận hành.
Bởi vậy, ông Thịnh cũng đề nghị Bộ Công thương và EVN không tiếp tục cắt giảm công suất 2 dự án điện gió là Phú Lạc 1 và Bình Thạnh 1.
“Việc dự án điện mặt trời được cấp phép ồ ạt, trong khi quy hoạch lưới điện và nhất là thi công lưới điện không đồng bộ là thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, không phải trách nhiệm của nhà đầu tư”, ông Thịnh nói.
Như vậy, sự thiếu đồng bộ trong việc cho phép triển khai các dự án điện mặt trời một cách ồ ạt thời gian qua tại một số địa phương, trong khi lại không quy hoạch lưới điện để giải tỏa công suất cho các dự án này từ các cơ quan hữu trách, cụ thể ở đây là Bộ Công thương đang gây lãng phí lớn cho xã hội, làm méo mó thị trường năng lượng tái tạo mà Việt Nam có nhiều tiềm năng và đang kêu gọi đầu tư khai thác.
Nguồn: Baodautu
Kinh tế
,
Tin trong nước
“Nếu các dự án điện gió trên địa bàn Bình Thuận tiếp tục bị cắt giảm công suất như vừa qua thì chủ đầu tư sẽ kiến nghị lên các cấp cao hơn để làm rõ trách nhiệm và đòi bồi thường cho những thiệt hại này”, ông Bùi Vạn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận cho hay.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo phân tích của ông Thịnh là bởi việc cho phép xây dựng các dự án điện mặt trời ồ ạt, không tính đồng bộ giữa triển khai dự án nguồn và lưới truyền tải nên đã, đang và sẽ gây quá tải nghiêm trọng cho lưới điện khu vực và thiệt hại cho các chủ đầu tư.
Cụ thể, đường dây 110 kV Phan Rí - Ninh Phước có công suất chỉ khoảng trên 100 MW và đã có 2 dự án điện gió là Phú Lạc 1 có quy mô 24 MW và Bình Thạnh 1 có quy mô 30 MW đã đấu nối từ trước. Tuy nhiên, trong vài tháng qua đã có trên 10 dự án điện mặt trời được đấu nối vào đường dây này với tổng công suất thiết kế khoảng 400 MW. Nghĩa là vượt xa khả năng tải điện của đường dây hiện hữu.
Bởi vậy, cơ quan điều độ hệ thống điện đã yêu cầu các dự án trên lưới giảm tải vào ban ngày gần như tất cả các ngày trong tháng 6/2019. Mức độ giảm tải cũng rất lớn với 38% đến 65% công suất thiết kể và giảm đều rất cả dự án trên lưới, bất kể là dự án điện gió hay điện mặt trời, bất kể là hòa lưới điện trước hay sau.
Đáng nói là Dự án điện gió Phú Lạc 1 và Bình Thạnh 1 khi ký Hợp đồng mua bán điện với ngành điện không hề có điều khoản tự cắt giảm công suất khi đường dây quá tải. Điều này khác với nhiều dự án điện mặt trời có phụ lục nhắm mắt chấp nhận giảm tải để được ký hợp đồng mua bán điện với ngành điện, kịp đưa nhà máy hoạt động trước ngày 30/6/2019, để được hưởng lợi mức giá điện cao ngất ngưởng là 9,35 Uscent/kWh trong suất 20 năm vận hành.
Bởi vậy, ông Thịnh cũng đề nghị Bộ Công thương và EVN không tiếp tục cắt giảm công suất 2 dự án điện gió là Phú Lạc 1 và Bình Thạnh 1.
“Việc dự án điện mặt trời được cấp phép ồ ạt, trong khi quy hoạch lưới điện và nhất là thi công lưới điện không đồng bộ là thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, không phải trách nhiệm của nhà đầu tư”, ông Thịnh nói.
Như vậy, sự thiếu đồng bộ trong việc cho phép triển khai các dự án điện mặt trời một cách ồ ạt thời gian qua tại một số địa phương, trong khi lại không quy hoạch lưới điện để giải tỏa công suất cho các dự án này từ các cơ quan hữu trách, cụ thể ở đây là Bộ Công thương đang gây lãng phí lớn cho xã hội, làm méo mó thị trường năng lượng tái tạo mà Việt Nam có nhiều tiềm năng và đang kêu gọi đầu tư khai thác.
Nguồn: Baodautu
No comments:
Post a Comment