Cập nhật tin tức nóng hổi

Bỏ ra 1 tỉ mua điểm, nếu ở trong chế độ mua bán chức quyền thì không là gì cả

Nếu tồn tại chế độ phong kiến như thời xưa thì như lời Lã Bất Vi nói "buôn vua" là lãi nhất, buôn vua cũng như buôn bán chức quyền là lãi nhất, do đó bỏ ra 1 tỉ mua điểm không là gì.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Phạm Tất Dong cho rằng: Phụ huynh bỏ 1 tỷ đồng ra để chạy điểm là điều mà tôi không bất ngờ vì họ đã tính cả rồi.

Giáo sư Phạm Tất Dong trả lời: “Tôi không bất ngờ với cái giá chạy điểm 1 tỷ đồng/ thí sinh. Sau khi có thông tin này tôi đã trao đổi với nhiều người.

Họ phân tích về chuyện này. Thực ra mà nói 1 tỷ đồng với những người giàu bây giờ số tiền này không là gì cả.

Nhưng họ đầu tư vào đây 1 tỷ đồng để chạy điểm đổi lại sau này con cái họ khi ra trường không phải mất tiền đầu tư để đi xin việc. Trong khi đó nếu đi xin việc thì cũng ngót nghét tỷ bạc.

Hơn nữa nếu sau này tiền mất giá thì số tiền đầu tư còn lớn hơn 1 tỷ đồng như bây giờ nhiều. Cho nên tôi nghĩ phụ huynh họ đã tính cả rồi”.

Con số 1 tỷ đồng chạy điểm cho một thí sinh là lớn đối với nhiều người đặc biệt là đối với người nghèo.

Tuy nhiên thầy Dong cho biết, nhiều người họ cho rằng giá đó không phải là đắt thậm chí còn đánh giá là một thương vụ đầu tư khôn ngoan nếu như mọi việc trót lọt.

Thầy Dong phân tích: “Tôi hỏi một số người: Chạy điểm 1 tỷ đồng/ thí sinh có đắt quá không? Họ nói rằng không đắt mà đầu tư như thế là rất khôn ngoan.

Họ phân tích: Ví dụ như vào trường một trường quân đội hoặc công an thì sẽ không mất học phí, tiền ăn ở 4-5 năm.

Học ở trường con cái của họ lại được dạy dỗ tử tế. Ra trường có ngay việc làm mà không phải mất tiền đi xin việc.

Cho nên nếu tính ra họ đầu tư 1 tỷ nhưng không mất tiền ăn học 4 năm, không mất tiền xin việc.


Tiền xin việc của mất cả tỷ rồi. Như vậy họ đầu tư như thế là có tính toán và khôn ngoan”.
Giáo sư Phạm Tất Dong không bất ngờ với mức giá 1 tỷ đồng để chạy điểm
Giáo sư Phạm Tất Dong không bất ngờ với mức giá 1 tỷ đồng để chạy điểm (Ảnh: Thùy Linh)

Về trách nhiệm của ông Hoàng Tiến Đức, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La bị cấp dưới khai nhận có “gửi gắm” 8 thí sinh để nâng điểm.

Về việc này, Giáo sư Phạm Tất Dong cho rằng: Ông Đức cần phải trả lời cho rõ ràng và thấy hết các trách nhiệm việc buôn bán này như thế nào?

Thầy Dong nêu quan điểm: “Ông Hoàng Tiến Đức cần phải trả lời thông tin có đúng như thế không, một phi vụ chạy điểm như thế có đúng 1 tỷ đồng không.

Cái anh đương sự cần phải trả lời cho rõ ràng và phải thấy hết được trách nhiệm của việc buôn bán điểm như thế nào.

Việc người ta tố cáo 1 tỷ đồng như thế có đúng không? Anh phải xác nhận và đánh giá mức độ tiêu cực và thiệt hại mà vụ việc này gây ra.

Việc chạy điểm như thế này người có nhiều tiền mới làm được. Xã hội sẽ tin rằng những người nghèo dù học giỏi đến mấy cũng mất chỗ.

Họ đã trắng trợn, bất chấp như thế, nhân văn mà làm gì!

Điều này giống như xã hội hay nói cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền.

Vụ chạy điểm này chính là thế vì số tiền không phải là chục triệu, trăm triệu đồng mà lên đến 1 tỷ đồng.

Anh là người đứng đầu tỉnh phải can đảm đứng ra để nói việc này có đúng hay là xảy ra hay không và trách nhiệm của mình như thế nào trong việc này”.

Theo đánh giá của Giáo sư Phạm Tất Dong việc lãnh đạo Sở cố tình lấp liếm hoặc lảng tránh là không khôn ngoan:

“Tôi nghĩ rằng ông Đức nên đứng ra can đảm nói một lời chứ không nên lảng tránh hoặc lấp liếm bởi những người họ đã ăn tiền rồi thì chắc chắn họ sẽ khai trước cơ quan điều tra.

Ví dụ họ có thể khai nhận của ông này, ông kia bao nhiêu tiền để nâng điểm. Trước hay sau việc này cũng bị phát giác, không nên né tránh”.

Vụ chạy điểm, nâng điểm trong kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2018, theo đánh giá của thầy Dong là “một vết nhơ trong lịch sự của nền giáo dục Việt Nam”.

Thầy Dong chia sẻ: “Đối với những em được bố mẹ bỏ tiền nâng điểm, chạy điểm.

Vô tình các trường đại học đã đào tạo được một lớp cử nhân không trình độ, chuyên gia dỏm. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ nhân lực sau này.

Tuy nhiên theo tôi tác động đến xã hội mới ghê gớm. Đối với các thí sinh bị trượt oan để nhường suất cho các đối tượng trên họ không trách đâu mà họ oán đấy.

Họ oán vì sao lại để một vấn nạn nhiễu nhương như thế trong xã hội. Do vậy hậu quả của vụ việc này rất lớn cần phải giải quyết triệt để”.
Ông Hoàng Tiến Đức Giám đốc sở GD Sơn La
Ông Hoàng Tiến Đức Giám đốc sở GD Sơn La

Về cách xử lý, Giáo sư Phạm Tất Dong khẳng định phải xử lý nghiêm, không do dự, không nương tay:

“Nếu sự việc này mà xử lý nương tay là c hết. Do vậy cần phải làm mạnh, làm quyết liệt, không do dự, làm công khai, làm minh bạch.

Theo tôi nếu xử thì tội nặng nhất là của những người chủ mưu. Ông nào chủ mưu thì ông đó phải chịu trách nhiệm cao nhất như thế mới nghiêm.

Nếu chúng ta chỉ xử những người thấp cổ bé họng, xử quá nặng mà lại bỏ qua những người chủ mưu có chức vụ cao thì như vậy dân không phục.

Nếu anh là Đảng viên thì phải khai trừ ra khỏi Đảng sau đó mới xử lý về mặt pháp luật.

Trưởng phòng, hiệu trưởng, phó giám đốc, phó phòng….nếu sai cách chức luôn.

Đối với các giáo viên làm sai đến đâu xử phạt đến đấy nhưng quan trọng là phải xử lý những người có chức quyền mà còn làm bậy. Bởi với chức quyền của họ mà họ tiếp tục làm bậy thì còn c hết nữa”.

Ngoài ra Giáo sư Phạm Tất Dong cũng lấy làm lạ và hết sức bất ngờ khi không công bố danh tính của các phụ huynh có con được nâng điểm. Thầy Dong thắc mắc:

“Tại sao phải dấu tên phụ huynh có con nâng điểm nhỉ? Tôi hơi ngạc nhiên đấy bởi khi ra tòa thì vẫn lộ tên như thường sao phải dấu.

Đó là chuyện vô lý, theo tôi phải xử hẳn hoi. Ai có tôi, người nào hối lộ, người nào nhận hối lộ phải công khai danh tính như thế mới công bằng và minh bạch”.

Nguồn Baogiaduc
, ,

No comments:

Post a Comment