Cập nhật tin tức nóng hổi

“Chùa BOT” – khái niệm lạ làm sai lệch văn hóa truyền thống

Một trong những vấn đề được nhiều Đại biểu đặt câu hỏi trong những ngày vừa qua tại nghị trường Quốc hội nhiều nhất chính là việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để vi phạm pháp luật. Đặc biệt, việc một số đại biểu đã sử dụng khái niệm mới “chùa BOT” đang làm ảnh hưởng và có phần xúc phạm văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta hiện nay.

Chiều 5/6, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Văn hóa Thể Thao và Du lịch, đại biểu Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh đặt câu hỏi: “Có hay không hiện tượng thương mại hoá công trình tâm linh và việc một số quan chức góp tiền xây dựng chùa?”

“Thời gian vừa qua Bộ Văn hóa không thừa nhận khái niệm du lịch tâm linh, vậy xin Bộ trưởng cho biết quan điểm về việc thương mại hóa trong việc xây dựng công trình tâm linh mà tôi tạm gọi là chùa BOT.

Ở đó có hiện tượng một số quan chức đóng cổ phần vào chùa BOT kiếm lời sau khi công trình đi vào hoạt động hay không? Bộ Công an và Bộ Văn hóa có biện pháp gì xử lý hoạt động lệch chuẩn của một số ít công dân Việt Nam lợi dụng hoạt động tôn giáo tín ngưỡng để vi phạm pháp luật?”.
Sai phạm tại chùa Ba Vàng đã khiến dư luận bất bình và mất niềm tin
Sai phạm tại chùa Ba Vàng đã khiến dư luận bất bình và mất niềm tin

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện – Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam khẳng định: “Việc thương mại hoá các công trình tâm linh, thực hiện các hành mê tín dị đoan là vi phạm pháp luật, cần phải lên án và xử lý theo quy định của pháp luật.

Vấn đề quản lý tôn giáo, về chùa, việc này thuộc trách nhiệm của Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, về khía cạnh quản lý văn hóa, tôi chưa có thông tin nào liên quan tới sự đóng góp của các quan chức xây chùa.

Tôi cũng đề nghị nếu đại biểu có thông tin gì cung cấp cho Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để xử lý theo quy định của pháp luật”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ngắt lời Bộ trưởng Thiện và khẳng định: “Chúng ta không có khái niệm “chùa BOT”, chúng ta không nên dùng từ ngữ như vậy vì như thế là xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo”.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị đại biểu Nguyễn Mai Bộ nếu có thông tin việc cán bộ góp tiền xây chùa thì cung cấp để Quốc hội giám sát và không nên gọi là chùa BOT.

Sau trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) giơ biển tranh luận, tiếp tục hỏi Bộ trưởng: “Có hiện tượng kinh doanh đền chùa? Mong Bộ trưởng trả lời, khẳng định có hay không để xua tan dư luận?”

Đáp lại, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trả lời ngắn gọn: “Chưa có thông tin gì về vấn đề này”.

Đại biểu Mai Sỹ Diến (đoàn Thanh Hóa) cho rằng sự phát triển du lịch tâm linh của Việt Nam sánh ngang khu vực và thế giới, đồng thời chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: “Tổng thu chi công đức mỗi năm là bao nhiêu, sử dụng vào mục đích gì, có chủ trương thanh tra kiểm soát thu chi cho hoạt động tín ngưỡng xã hội hóa?”

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng tiếp tục tranh luận lại và cho rằng, theo thống kê mỗi năm nước ta có khoảng 8.000 lễ hội trong số đó không ít lễ hội diễn ra phản cảm, biến tướng, lợi dụng hình thức tâm linh để kinh doanh trục lợi như dâng sao giải hạn tại chùa Ba Vàng, xin sao giải quẻ…

Đề nghị Bộ trưởng cho cách giải quyết để lễ hội nước ta không bị biến tướng chỉ phục vụ nhóm người kiếm được lợi nhuận từ tín ngưỡng? Đề nghị Bộ trưởng khẳng định có hiện tượng kinh doanh chùa hay không? Ai quản lý tiền công đức, nguồn thu này có làm lợi cho ngân sách hay không?

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, hiện chưa có văn bản pháp luật quy định về thu, chi tiền công đức; chỉ có thông tư liên tịch giữa Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng Bộ Nội vụ hướng dẫn sử dụng tiền công đức “phải đúng mục đích, công khai”.

“Nói thật với Quốc hội, với tư cách cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Văn hóa chưa có văn bản nào quy định vấn đề này”, ông Thiện nói.

Theo Bộ trưởng Thiện, cuối năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 110 về quản lý, tổ chức lễ hội, trong đó giao Bộ Tài chính hướng dẫn thu, chi tiền công đức; Bộ Tài chính đang triển khai xây dựng thông tư hướng dẫn.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đưa ra khuyến cáo đặt tối đa 3 thùng công đức tại mỗi khu di tích, cơ sở tâm linh. Tuy nhiên, với góp ý của đại biểu và căn cứ thực tiễn, Bộ sẽ đề xuất việc đặt thùng công đức tại các khu di tích theo hướng “đảm bảo nếp sống văn minh, văn hoá”.

Tham gia phát biểu trong phiên thảo luận sáng ngày 6/6 của Quốc hội, Đại biểu Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Đoàn Hà Nội) đã thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định trước Quốc hội, không có chùa BOT, không có bất kỳ một chùa nào nằm ngoài sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết, hiện các chùa đều do Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở Trung ương và địa phương cùng nhân dân xây dựng, quản lý.

“Không có chùa nào nằm ngoài hệ thống này. Không chùa nào có sự góp vốn đầu tư xây dựng từ tập thể, cá nhân với mục đích kinh doanh mà đại biểu nêu dưới cụm từ mới là chùa BOT” – Đại biểu Nghiêm nói.

Tuy nhiên, theo Đại biểu Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm thì hiện nay vẫn có những hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” đó là những trường hợp nhà tu hành tại một số chùa chưa có ứng xử phù hợp các cá phật tử đều đã được Giáo hội Phật giáo Trung ương, Giáo hội Phật giáo địa phương nhắc nhở, xử lý theo quy định hiến chương của Giáo hội.
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khẳng định không có “chùa BOT”
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm khẳng định không có “chùa BOT”

Hiện tượng sai lệch tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) trong thời gian đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhân dân, một số cơ sở tâm linh, nơi thờ tự đã sử dụng tôn giáo như bình phong để “buôn thần, bán thánh” bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi vô căn cứ, đã khiến nhiều người tin theo và từ đó chùa Ba Vàng đã thu lợi nhuận bằng các hình thức như dâng sao giải hạn, đóng tiền gọi vong, trả nợ tiền kiếp…

Hiện nay, tâm linh vốn liên thiêng trong tâm tưởng của nhiều người, tâm linh là nét văn hóa đẹp của dân tộc Việt Nam xưa nhưng đối với một số cá nhân như bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng đã tìm cách để moi tiền của người dân từ cúng “oan gia trái chủ”, “dâng sao giải hạn” ở chùa Phúc Khánh (Hà Nội), tranh cướp “ấn” ở đền Trần (Nam Định), tranh giành “lộc” ở hội Gióng (Hà Nội)…

Việc những cá nhân lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc để chuộc lợi nhằm mục đích cá nhân, trong thời gian gia đã tạo nên những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Lợi dụng niềm tin của quần chúng nhân dân không ít kẻ đã cố tình hù dọa người khác bằng những thứ tà thuyết, tà kiến rất nguy hại.

Việc sai phạm ở chùa Ba Vàng đã tạo ra một cuộc khủng khoảng truyền thống vốn không phải do nhà chùa tạo ra, mà chính là do những cá nhân trong chùa, đơn cử như ở chùa Bà Vàng do thầy trù trì Trúc Thái Minh và bà Phạm Thị Yến.

Hiện nay, hầu hết các chùa trên phạm vi cả nước đều do Giáo hội phật giáo và giáo hội ở các địa phương cùng nhân dân quyên góp xây dựng và quản lý. Ngay cả tập đoàn Xuân Trường một trong những doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh Tam Trúc (Hà Nam) và Bái Đính (Ninh Bình) cũng không hề có hoạt động thu phí tâm linh của người dân.

Chủ tịch tập đoàn Xuân Trường ông Nguyễn Văn Trường cũng đã trả lời báo chí rằng: “Sau khi xây dựng xong, công trình này sẽ do Giáo hội Phật giáo quản lý chứ doanh nghiệp không kinh doanh thu lợi.”

Nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra vậy doanh nghiệp sẽ thu lợi nhuận kinh doanh từ đâu, với diện tích đất được cấp rộng đến hàng ngàn hecta doanh nghiệp này sẽ thu lợi từ các hạng mục dịch vụ như: khách sạn, sân golf, biệt thự, khu vui chơi và bên trong các hạng mục thờ cúng doanh nghiệp này cũng có thể thu lợi từ việc dịch vụ xe điện, nhà hàng…

Chính vì thế, khái niệm “Chùa BOT” được các đại biểu nói ra đang thể hiện những nội dung sai lệch và có thể làm ảnh hưởng tới tư tưởng của nhân dân và phật tử cả nước.

Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội khi đặt trong dòng chảy văn hóa đều mang những giá trị văn hóa nhất định và mỗi một người dân cần bảo tồn những giá trị văn hóa đó.

Việc sử dụng các khái niệm mới mang tư tưởng sai lệch đối với các cơ sở thờ tự tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng đang tạo nên những khủng hoảng, làm ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân và sai lệch trong nét đẹp văn hóa của tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc.
,

No comments:

Post a Comment