Cập nhật tin tức nóng hổi

Đến bây giờ mà không ai từ chức và bị truy tố trước pháp luật là vô lý

Những cá nhân như ông Bùi Trọng Đắc, Hoàng Tiến Đức rõ ràng là những người phải gánh chịu trách nhiệm để xảy ra gian lận thi cử thì đáng ra phải bị kỷ luật và có thể bị truy tố trước pháp luật.

Việc xử lý kỷ luật trong ngành giáo dục có tình trạng xử nghiêm giáo viên bạo hành học sinh nhưng trong khi những cá nhân liên quan đến sai phạm thi cử thì lại xử lý rất chậm.

Đến giờ, nhiều người không hiểu được tại sao ông Hoàng Tiến Đức vẫn chưa cho thôi chức, ông Bùi Trọng Đắc còn được tham gia tổ chức thi trung học phổ thông Quốc gia năm 2019 mặc dù trong năm 2018 ông là Chủ tịch hội đồng thi trung học phổ thông  quốc gia của tỉnh Hòa Bình.

Không ít người ví, gian lận thi cử năm 2018 là những cái tát vào ngành giáo dục. Vậy những cá nhân như ông Bùi Trọng Đắc, Hoàng Tiến Đức rõ ràng là những người phải gánh chịu trách nhiệm mà đáng ra là phải kỷ luật.
Đến bây giờ mà không ai từ chức và bị truy tố trước pháp luật là vô lý
Ông Bùi Trọng Đắc (trái) và ông Hoàng Tiến Đức vẫn đang tại vị Giám đốc Sở là một điều bất ngờ (ảnh - tư liệu).

Sự chậm trễ trong xử lý kỷ luật nhưng người phải gánh vác trách nhiệm như vậy đang khiến dư luận nhiều nơi không hài lòng.

Bình luận liên quan đến vấn đề này, ông Lê Văn Cuông, nguyên Đại biểu Quốc hội cho rằng: “Việc xử lý các cá nhân liên quan đến xử lý sai phạm đang có sự chậm trễ hoặc có sự né tránh.

Cho nên, ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội rất bức xúc về vấn đề vi phạm nghiêm trọng nhưng từ Bộ trở xuống đến các địa phương xử lý rất chậm và có phần né tránh.

Thậm chí, có sự bao che làm cho cử tri rất nghi ngờ”.

Cũng theo ông Lê Văn Cuông: "Phát ngôn trước đây của các vị có trách nhiệm từ cấp Bộ cho đến lãnh đạo Sở, tỉnh rất hùng hồn nhưng rồi việc phát hiện vi phạm lại hết sức nghiêm trọng, chưa từng có.

Việc đề xuất để làm sáng tỏ trách nhiệm những người liên quan kể cả phụ huynh học sinh cho đến những người quản lý có trách nhiệm đang mập mời, chưa minh bạch làm cho dư luận mất niềm tin, nghi ngờ”.

Ông Lê Văn Cuông nhấn mạnh: “Nếu như các nước, để xảy ra vụ việc tày trời như thế này thì những người có trách nhiệm đã phải từ chức.

Điều tra làm rõ đến đâu, thì xử lý ngay chứ không chờ đợi. Những ai có liên quan gián tiếp, trực tiếp thì công khai danh tính và phải xử lý ngay”.

Ông Lê Văn Cuông lý giải: “Tại sao không con em nông dân nào được nâng điểm mà toàn con em cán bộ.

Không có chuyện vô tình người ta nâng điểm, lại giải quyết cho một số trường hợp con ông cháu cha, lãnh đạo.

Đây nó có mối quan hệ quyền lực, tiền tài, mới tạo nên sự quan tâm sửa điểm. Không thể như người trong cuộc nói tự nhiên được nâng điểm. Nghe không ai tin được chuyện đó.

Vô lý ở chỗ, người ta không biết họ tên, số báo danh mà có thể sửa điểm. Phải có thông tin, người cung cấp thông tin, ai nhờ chạy mới thực hiện sửa điểm”.

Ông Cuông còn cho rằng, học sinh học kém mà điểm cao nói vô can là chuyện vô lý.

Việc không công bố danh tính thí sinh và phụ huynh có con bị sửa điểm thì ngay đó đã bao hàm sự lẫn tránh.

Từ quan điểm đó đã thể hiện sự không nghiêm túc rồi nên vấn đề xử lý lại càng khó và điều này càng làm cho tình hình thêm trầm trọng.

Đến bây giờ chưa cán bộ liên quan đến gian lận thi cử nhận từ chức cũng là điều bất thường.

Nguồn GDVN
, ,

No comments:

Post a Comment