Bị cáo Phan Hữu Tuấn, nguyên trung tướng công an, thừa nhận trực tiếp tuyển Vũ “nhôm” làm tình báo viên nhưng lại không nắm được việc Vũ thâu tóm 7 dự án nhà đất có vị trí đắc địa tại TP.HCM và Đà Nẵng.
Bị cáo Phan Hữu Tuấn trả lời thẩm vấn – Ảnh: THÂN HOÀNG
Chiều 10-6, phiên tòa phúc thẩm vụ án hai cựu thứ trưởng Bộ Công an “giúp sức” Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) thâu tóm đất công sản tiếp tục phần thẩm vấn.
Góp phần mà không bỏ vào đồng nào
Bị cáo Phan Hữu Tuấn – nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục V, Bộ Công an – cho biết năm 2009 ông được giao nhiệm vụ tuyển Vũ “nhôm” làm tình báo viên. Khi đó bị cáo giữ chức vụ cục trưởng và tuyển dụng Vũ theo phương thức tình báo mật. Đến đầu năm 2015, bị cáo chuẩn bị nghỉ hưu nên không quản lý Vũ nữa.
Ông Tuấn cũng thừa nhận được giao quản lý, xây dựng, sử dụng hai công ty Bắc Nam 79, Nova Bắc Nam 79 của Vũ “nhôm” làm công ty bình phong cho lực lượng công an. “Những việc này đều được báo cáo lên trên”, bị cáo Tuấn khai nhận.
Lý do tuyển chọn công ty của Vũ “nhôm” làm công ty bình phong, theo lời khai của bị cáo Tuấn, khi tuyển chọn, xác định lúc đó Vũ được biết là một doanh nghiệp thành đạt, được cấp trên giới thiệu.
Bị cáo khai đến đây, chủ tọa ngắt lời: “Theo đơn kháng cáo của chính bị cáo Vũ, công ty của Vũ là công ty không có tiền, khó khăn về tài chính. Như vậy thành đạt là ở chỗ nào?”.
Trước câu hỏi truy vấn trên, bị cáo Tuấn tỏ ra ngập ngừng.
Bị cáo Tuấn cũng thừa nhận có tham gia vào 2 “tổ chức bình phong này”. Khi tham gia, cựu trung tướng tình báo có tên khác là Hoàng Hữu Thân.
Tài liệu điều tra thể hiện trong hợp đồng, bị cáo Tuấn góp vốn vào 2 doanh nghiệp này, trong đó góp vốn 20% vào Công ty xây dựng Bắc Nam 79 và 5% vào Công ty cổ phần Nova Bắc Nam. Trên thực tế bị cáo Tuấn không góp đồng nào.
Chủ tọa hỏi: “Bị cáo góp vốn vào các doanh nghiệp này căn cứ vào quy định pháp luật nào khi bị cáo là sĩ quan công an?”. Cựu trung tướng không trả lời trực tiếp mà nói: “Lĩnh vực tình báo rất phong phú đa dạng”.
Chủ tọa cắt ngang: “Mọi hoạt động tình báo đều phải phù hợp với pháp luật Việt Nam. Có đặc thù đặc biệt gì cũng không được trèo lên pháp luật”.
Sau khi được chủ tọa giải thích, bị cáo Phan Hữu Tuấn thừa nhận việc đứng tên góp vốn trong 2 công ty của Vũ “nhôm” là không đúng quy định pháp luật.
Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm – Ảnh: THÂN HOÀNG
Liên quan đến 7 dự án, nhà đất bị Vũ “nhôm” thâu tóm, bị cáo Tuấn khai những văn bản đề xuất mình ký đều có nội dung tạo điều kiện cho công ty bình phong được mua, thuê để phục vụ công tác nghiệp vụ. Cựu trung tướng nói không biết việc Vũ “nhôm” chuyển nhượng sang cá nhân.
Chủ tọa đặt vấn đề: Đối với tài sản số 319 Lê Duẩn, An Đồn đều xảy ra vào năm 2010 (quá trình đó ông Tuấn là người theo dõi kiểm tra) nhưng bị cáo không phát hiện, yêu cầu Vũ dừng mà còn đồng ý cho Vũ mua thêm tài sản khác, để Vũ sang tên. Bị cáo suy nghĩ để xem kháng cáo của mình về việc xem lại tội danh là như thế nào.
Cựu trung tướng cho rằng việc Vũ vừa xin mua, rồi lại sang tên mình, bán cho người khác là “lợi dụng danh nghĩa của công ty bình phong”.
Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Tuấn nói “bản thân cũng có cảm giác bị Vũ lợi dụng”.
Ông Tuấn khẳng định các văn bản mình ký đều có nội dung đề nghị các địa phương hỗ trợ công ty của Vũ vì xác định đây là công ty bình phong.
Việc chuyển tên các bất động sản từ công ty sang cá nhân Vũ không được thể hiện trong văn bản.
“Bản thân bị cáo không chỉ đạo gì trong việc triển khai các dự án, chỉ hỗ trợ trong việc ra văn bản. Các văn bản của Bộ Công an đến các địa phương đều đề nghị giúp đỡ công ty bình phong, phục vụ cho hoạt động của ngành. Không có tài liệu nào thể hiện để giúp Vũ thành giàu có”, bị cáo Tuấn khai.
Vũ “nhôm” tự chuyển nhượng cổ phần cho chính mình
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ trong phần trả lời thẩm vấn – Ảnh: THÂN HOÀNG
Vũ khai được bị cáo Tuấn là người trực tiếp tuyển chọn làm tình báo viên. Việc này diễn ra cùng lúc với việc hai công ty của Vũ được xây dựng làm công ty bình phong. Hai công ty này bị chấm dứt làm công ty bình phong khi có thông tin trên mạng lộ bí mật nhà nước.
“Lãnh đạo bộ gọi bị cáo ra nói đã chấm dứt bình phong thời điểm 2017, bị cáo nhớ khoảng tháng 9-2017” – Vũ “nhôm” khai trước tòa.
Vũ cũng thừa nhận việc các sĩ quan công an có tên trong danh sách góp vốn công ty của mình là sai theo Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên những người này chỉ có tên còn thực tế không có vốn góp. Khi rút vốn cũng là vốn “hơi” chứ không có vốn thật.
Vũ còn khai trong quá trình thay đổi đăng ký kinh doanh 2 công ty trên đã sử dụng các tên Lê Văn Sáu, Trần Đại Vũ. Hai tên này vốn chỉ được phép sử dụng trong hoạt động nghiệp vụ.
“Bị cáo có ký hợp đồng có nội dung Vũ chuyển nhượng cho Sáu 70% cổ phần, Sáu chuyển nhượng cho Vũ 60% cổ phần Công ty Bắc Nam 79. Bị cáo được cấp thêm 2 chứng minh nhân dân, được cùng lúc sử dụng 3 tên, nhưng vẫn là một người”.
Bị cáo khai đến đây, chủ tọa ngắt lời và dẫn Bộ luật dân sự thì đại diện công ty không được tự xác lập giao dịch dân sự với chính mình.
Nguồn Tuoitre
Pháp luật
,
Tin trong nước
Bị cáo Phan Hữu Tuấn trả lời thẩm vấn – Ảnh: THÂN HOÀNG
Chiều 10-6, phiên tòa phúc thẩm vụ án hai cựu thứ trưởng Bộ Công an “giúp sức” Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) thâu tóm đất công sản tiếp tục phần thẩm vấn.
Góp phần mà không bỏ vào đồng nào
Bị cáo Phan Hữu Tuấn – nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục V, Bộ Công an – cho biết năm 2009 ông được giao nhiệm vụ tuyển Vũ “nhôm” làm tình báo viên. Khi đó bị cáo giữ chức vụ cục trưởng và tuyển dụng Vũ theo phương thức tình báo mật. Đến đầu năm 2015, bị cáo chuẩn bị nghỉ hưu nên không quản lý Vũ nữa.
Ông Tuấn cũng thừa nhận được giao quản lý, xây dựng, sử dụng hai công ty Bắc Nam 79, Nova Bắc Nam 79 của Vũ “nhôm” làm công ty bình phong cho lực lượng công an. “Những việc này đều được báo cáo lên trên”, bị cáo Tuấn khai nhận.
Lý do tuyển chọn công ty của Vũ “nhôm” làm công ty bình phong, theo lời khai của bị cáo Tuấn, khi tuyển chọn, xác định lúc đó Vũ được biết là một doanh nghiệp thành đạt, được cấp trên giới thiệu.
Bị cáo khai đến đây, chủ tọa ngắt lời: “Theo đơn kháng cáo của chính bị cáo Vũ, công ty của Vũ là công ty không có tiền, khó khăn về tài chính. Như vậy thành đạt là ở chỗ nào?”.
Trước câu hỏi truy vấn trên, bị cáo Tuấn tỏ ra ngập ngừng.
Bị cáo Tuấn cũng thừa nhận có tham gia vào 2 “tổ chức bình phong này”. Khi tham gia, cựu trung tướng tình báo có tên khác là Hoàng Hữu Thân.
Tài liệu điều tra thể hiện trong hợp đồng, bị cáo Tuấn góp vốn vào 2 doanh nghiệp này, trong đó góp vốn 20% vào Công ty xây dựng Bắc Nam 79 và 5% vào Công ty cổ phần Nova Bắc Nam. Trên thực tế bị cáo Tuấn không góp đồng nào.
Chủ tọa hỏi: “Bị cáo góp vốn vào các doanh nghiệp này căn cứ vào quy định pháp luật nào khi bị cáo là sĩ quan công an?”. Cựu trung tướng không trả lời trực tiếp mà nói: “Lĩnh vực tình báo rất phong phú đa dạng”.
Chủ tọa cắt ngang: “Mọi hoạt động tình báo đều phải phù hợp với pháp luật Việt Nam. Có đặc thù đặc biệt gì cũng không được trèo lên pháp luật”.
Sau khi được chủ tọa giải thích, bị cáo Phan Hữu Tuấn thừa nhận việc đứng tên góp vốn trong 2 công ty của Vũ “nhôm” là không đúng quy định pháp luật.
Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm – Ảnh: THÂN HOÀNG
Liên quan đến 7 dự án, nhà đất bị Vũ “nhôm” thâu tóm, bị cáo Tuấn khai những văn bản đề xuất mình ký đều có nội dung tạo điều kiện cho công ty bình phong được mua, thuê để phục vụ công tác nghiệp vụ. Cựu trung tướng nói không biết việc Vũ “nhôm” chuyển nhượng sang cá nhân.
Chủ tọa đặt vấn đề: Đối với tài sản số 319 Lê Duẩn, An Đồn đều xảy ra vào năm 2010 (quá trình đó ông Tuấn là người theo dõi kiểm tra) nhưng bị cáo không phát hiện, yêu cầu Vũ dừng mà còn đồng ý cho Vũ mua thêm tài sản khác, để Vũ sang tên. Bị cáo suy nghĩ để xem kháng cáo của mình về việc xem lại tội danh là như thế nào.
Cựu trung tướng cho rằng việc Vũ vừa xin mua, rồi lại sang tên mình, bán cho người khác là “lợi dụng danh nghĩa của công ty bình phong”.
Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Tuấn nói “bản thân cũng có cảm giác bị Vũ lợi dụng”.
Ông Tuấn khẳng định các văn bản mình ký đều có nội dung đề nghị các địa phương hỗ trợ công ty của Vũ vì xác định đây là công ty bình phong.
Việc chuyển tên các bất động sản từ công ty sang cá nhân Vũ không được thể hiện trong văn bản.
“Bản thân bị cáo không chỉ đạo gì trong việc triển khai các dự án, chỉ hỗ trợ trong việc ra văn bản. Các văn bản của Bộ Công an đến các địa phương đều đề nghị giúp đỡ công ty bình phong, phục vụ cho hoạt động của ngành. Không có tài liệu nào thể hiện để giúp Vũ thành giàu có”, bị cáo Tuấn khai.
Vũ “nhôm” tự chuyển nhượng cổ phần cho chính mình
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ trong phần trả lời thẩm vấn – Ảnh: THÂN HOÀNG
Vũ khai được bị cáo Tuấn là người trực tiếp tuyển chọn làm tình báo viên. Việc này diễn ra cùng lúc với việc hai công ty của Vũ được xây dựng làm công ty bình phong. Hai công ty này bị chấm dứt làm công ty bình phong khi có thông tin trên mạng lộ bí mật nhà nước.
“Lãnh đạo bộ gọi bị cáo ra nói đã chấm dứt bình phong thời điểm 2017, bị cáo nhớ khoảng tháng 9-2017” – Vũ “nhôm” khai trước tòa.
Vũ cũng thừa nhận việc các sĩ quan công an có tên trong danh sách góp vốn công ty của mình là sai theo Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên những người này chỉ có tên còn thực tế không có vốn góp. Khi rút vốn cũng là vốn “hơi” chứ không có vốn thật.
Vũ còn khai trong quá trình thay đổi đăng ký kinh doanh 2 công ty trên đã sử dụng các tên Lê Văn Sáu, Trần Đại Vũ. Hai tên này vốn chỉ được phép sử dụng trong hoạt động nghiệp vụ.
“Bị cáo có ký hợp đồng có nội dung Vũ chuyển nhượng cho Sáu 70% cổ phần, Sáu chuyển nhượng cho Vũ 60% cổ phần Công ty Bắc Nam 79. Bị cáo được cấp thêm 2 chứng minh nhân dân, được cùng lúc sử dụng 3 tên, nhưng vẫn là một người”.
Bị cáo khai đến đây, chủ tọa ngắt lời và dẫn Bộ luật dân sự thì đại diện công ty không được tự xác lập giao dịch dân sự với chính mình.
Nguồn Tuoitre
No comments:
Post a Comment